Mỹ lo ngại Nga có thể chia sẻ cho Trung Quốc kinh nghiệm chống vũ khí Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang nghiên cứu chi tiết kinh nghiệm hoạt động quân sự ở Ukraine. Quốc hội Mỹ lo ngại Nga có thể chia sẻ kinh nghiệm chống vũ khí của Mỹ với Trung Quốc.

Mỹ lo ngại Nga có thể chia sẻ cho Trung Quốc kinh nghiệm chống vũ khí Mỹ - Hình 1
Washington lo ngại Nga chia sẻ kinh nghiệm chống vũ khí của Mỹ với Trung Quốc trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN

Một ủy ban lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Nhà Trắng tiết lộ báo cáo chi tiết về việc liệu Nga có chia sẻ thông tin với Trung Quốc về cách đ.ánh bại vũ khí của Mỹ được sử dụng trên chiến trường ở Ukraine hay không.

Ủy ban Hạ viện Mỹ về Cạnh tranh Chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cho rằng các công nghệ chiến trường của Nga vô hiệu hóa một số hệ thống vũ khí của Mỹ “có khả năng sẽ được chia sẻ” với Trung Quốc. Ví dụ, các biện pháp đối phó của Nga liên quan đến một số loại đạn dược dẫn đường chính xác của Mỹ.

Chủ tịch Ủy ban trên, John Moolenaar thuộc đảng Cộng hoà và đảng viên Dân chủ cấp cao Raja Krishnamoorthi đã viết trong thư rằng: “Chúng ta nên dự đoán và cần hành động theo giả định rằng Nga đang chuyển thông tin về các điểm yếu hoặc biện pháp chống lại hệ thống vũ khí của Mỹ và đồng minh cho Trung Quốc”.

Các nghị sĩ Mỹ đã đề cập đến các báo cáo truyền thông và phân tích của các tổ chức nghiên cứu về sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp quân sự của Nga và “mức độ thích ứng đáng báo động của Nga” đã làm suy yếu hiệu quả của một số hệ thống vũ khí từ Mỹ.

Họ cũng yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đ.ánh giá khả năng của Nga trong việc chống lại vũ khí Mỹ triển khai tại Ukraine và mức độ mà Moskva chia sẻ những “bài học kinh nghiệm” này với Trung Quốc.

Họ cũng yêu cầu đ.ánh giá mọi nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm “ sao chép” các cải tiến quân sự của Nga. Theo quan điểm của họ, ở Bắc Kinh, có thể thực hiện một số nỗ lực để sao chép những đổi mới quân sự của Nga.

Đ.ánh giá về vấn đề trên, Dmitry Stefanovich, nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO), nhận định rằng ở Mỹ, rõ ràng họ tin rằng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt đến mức độ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm như vậy. Ông Stefanovich nói thêm rằng sự tương tác giữa các đơn vị quân sự của hai nước tiếp tục phát triển.

Video đang HOT

Hơn nữa, mối quan tâm đặc biệt của Trung Quốc trong bối cảnh các hệ thống tên lửa mới của Mỹ xuất hiện ở châu Á là thông tin về các phương pháp chống lại các hệ thống này (bao gồm cả sự trợ giúp của tác chiến điện tử), vốn đang được Nga tích lũy. Và nếu xét đến việc quân đội Trung Quốc có hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga, thì lĩnh vực này có thể sẽ được Bắc Kinh đặc biệt quan tâm. Nhưng ngay cả những điều “đơn giản” hơn, chẳng hạn như lỗ hổng của xe bọc thép Mỹ, cũng có thể hữu ích cho Trung Quốc.

Về phần mình, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Toàn diện của Trường Kinh tế Cao cấp Nga, cho biết, ngoài việc Trung Quốc tự nghiên cứu chi tiết tất cả thông tin có sẵn về hoạt động quân sự ở Ukraine, Nga và Trung Quốc còn thực sự trao đổi kinh nghiệm, kể cả trong các cuộc tập trận.

Ngoài các cuộc tiếp xúc quân sự, Trung Quốc còn liên tục phỏng vấn các phóng viên chiến tranh và blogger nổi tiếng của Nga. Đối với Nga, đây vừa là cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc vừa tạo ra thêm vấn đề cho Mỹ.

Tuần trước, các nước NATO xác định Trung Quốc là lực lượng chủ chốt hỗ trợ Nga trong cuộc chiến với Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố các đồng minh châu Âu sẵn sàng cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ Nga.

Đáp lại, Trung Quốc gọi những bình luận của NATO là thiên vị và nhắc lại rằng sự hợp tác với Nga chỉ là hoạt động thương mại thông thường.

Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?

Áp lực ngày càng tăng đối với Ấn Độ từ Mỹ đang cản trở mục tiêu tự chủ chiến lược của New Delhi và sự phát triển quan hệ với Nga, vốn chính thức được coi là "quan hệ đối tác đặc biệt và đặc quyền".

Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine? - Hình 1
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Điện Kremlin mới đây xác nhận rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Nga vào ngày 8 - 9/7. Bloomberg mô tả quyết định của ông Modi đến thăm Moskva ngay sau khi kết thúc phiên họp của Quốc hội mới là minh chứng cho tầm quan trọng lâu dài của mối quan hệ chặt chẽ của họ và là "chiến thắng ngoại giao" cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Như hãng tin này lưu ý, các lĩnh vực ưu tiên đàm phán tại Moskva sẽ bao gồm cung cấp vật liệu và thiết bị kỹ thuật để tăng cường hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai nước, phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Trong giai đoạn từ tháng 1 - 4 năm nay, Nga là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ hai cho Ấn Độ (chỉ đứng sau Trung Quốc với lượng hàng giao trị giá 32,6 tỷ USD). Đổi lại, xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Nga tăng 21% lên 1,6 tỷ USD, với Nga tăng từ vị trí thứ 33 lên vị trí thứ 29 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ. Năm nước nhập khẩu hàng hóa Ấn Độ hàng đầu bao gồm Mỹ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Hà Lan, Singapore và Trung Quốc.

Theo nhận định của Đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 5/7, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ tăng vọt. Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị đàm phán với Tổng thống Putin, New Delhi muốn tiếp tục giữ thái độ trung lập và thúc đẩy thương mại với Nga.

Ấn Độ đã phải chịu nhiều áp lực từ phương Tây vì tăng nhập khẩu năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới này đã chứng kiến ​​lượng dầu giao từ Nga tăng gấp mười lần vào năm 2022 và tăng gấp đôi vào năm ngoái, nhờ giá giảm mạnh. Lượng than nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đã tăng gấp ba lần trong cùng kỳ hai năm.

Bất chấp những chỉ trích từ phương Tây, New Delhi giải thích sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ "ổn định và hữu nghị" truyền thống của Ấn Độ với Nga và sự phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu.

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva vào tuần tới, ông Putin sẽ tìm cách thúc đẩy hơn nữa thương mại với cường quốc Nam Á này để củng cố nền kinh tế vốn phụ thuộc vào hàng hoá của Nga và giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Khi công bố về cuộc hội đàm, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ngoài việc hợp tác về các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, còn có "ý chí chính trị chung" nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và kinh tế.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Ấn Độ đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược về quốc phòng và thương mại, vốn được tiếp tục sau khi Liên Xô sụp đổ. Năm 2000, ông Putin, khi đó là Thủ tướng Nga, đã ký một tuyên bố hợp tác mới với New Delhi.

Ấn Độ là thị trường lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga - cho đến gần đây vẫn là thị trường lớn nhất. Trong hai thập kỷ qua, Moskva đã cung cấp 65% lượng vũ khí của Ấn Độ, tổng cộng hơn 60 tỷ USD, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Moskva đã tìm cách tăng cường quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc như một đối trọng với phương Tây. Điện Kremlin đã giảm giá lớn cho New Delhi đối với dầu, than và phân bón để thúc đẩy nguồn thu.

Kết quả là, Ấn Độ nổi lên như một thị trường xuất khẩu lớn cho nhiên liệu hóa thạch của Nga trong quá trình tìm kiếm các điểm đến mới sau lệnh trừng phạt của phương Tây. Ví dụ, vào tháng 4 năm nay, lượng dầu thô Nga giao cho Ấn Độ đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới là 2,1 triệu thùng mỗi ngày (b/d), theo công ty phân tích tài chính S&P Global.

Dựa trên số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ, thương mại song phương giữa hai nước đã đạt mức cao kỷ lục gần 65,7 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Nga, khi Ấn Độ nhập khẩu 61,4 tỷ USD hàng hóa, bao gồm dầu, phân bón, đá quý và kim loại.

"Trong thời gian dài, chúng tôi đã hợp tác với Nga từ góc độ chính trị hoặc an ninh. Khi Nga chuyển hướng về phía Đông, các cơ hội kinh tế mới đang xuất hiện. Sự gia tăng trong thương mại và các lĩnh vực hợp tác mới của hai bên không nên được coi là một hiện tượng tạm thời", Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar phát biểu tại một hội nghị công nghiệp vào tháng 5.

Mặc dù các thỏa thuận mới mua vũ khí của Nga có thể bị hạn chế trong chuyến thăm lần này, sáng kiến ​​"Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Modi nhằm mục đích quảng bá đất nước này như một trung tâm sản xuất, có thể chứng kiến ​​Nga cung cấp thêm nguyên liệu thô và phụ tùng cho hoạt động sản xuất vũ khí trong nước của Ấn Độ.

Nga cũng muốn mở rộng Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC), một dự án đường bộ, đường biển và đường sắt kết nối Nga với Ấn Độ qua Iran. Nga đã vận chuyển lô than đầu tiên qua INSTC vào tháng trước. Dự án đã được triển khai trong hơn hai thập kỷ và do những hạn chế mà Nga đang phải đối mặt từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, INSTC hiện là ưu tiên thương mại quan trọng của Điện Kremlin.

Một dự án khác cũng đang được gấp rút hoàn thành là hành lang hàng hải Chennai-Vladivostok. Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2019, tuyến đường biển trải dài 10.300 km từ vùng cực Đông của Nga có thể giúp đảm bảo dòng năng lượng và các nguyên liệu thô khác của Nga chảy đến Ấn Độ. Hành lang được đề xuất này dự kiến ​​sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển từ 40 ngày xuống còn 24 ngày, so với tuyến đường hiện tại qua Kênh đào Suez.

Như vậy, chuyến thăm Moskva của Thủ tướng Modi - chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông sau khi tái đắc cử vào tháng 6 - là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng mà Ấn Độ vẫn dành cho mối quan hệ với Điện Kremlin. Là một cường quốc đang phát triển trên thế giới, New Delhi muốn ưu tiên các lợi ích chiến lược của riêng mình trong khi cân bằng mối quan hệ với phương Tây, Nga và Trung Quốc.

Aleksei Zakharov, nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (Ifri), đã viết trong một bài bình luận vào tháng trước: "New Delhi đã thể hiện cách tiếp cận tinh tế để giải quyết xung đột Nga-Ukraine, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Moskva và phương Tây".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Taliban cấm phụ nữ cất tiếng nói ngoài đường phố
19:25:29 29/08/2024
Điện Kremlin: Ông Trump đã đúng khi nói về chiến sự Nga-Ukraine
11:18:59 29/08/2024
Nhật Bản và Hàn Quốc đối phó với siêu bão Shanshan
21:23:08 28/08/2024
Nước cờ chiến thuật trong cáo trạng mới với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
17:01:20 28/08/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris tăng cường tiếp cận cử tri gốc Arab
22:20:36 29/08/2024
Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên
16:00:39 29/08/2024
Trung Quốc có thể bán tháo nghìn tỉ USD khi Fed hạ lãi suất
20:27:35 28/08/2024
Iran vận hành công ty nhân sự giả mạo để phát hiện gián điệp
14:08:08 29/08/2024

Tin đang nóng

Nhà sản xuất phim 'Bước ngoặt' yêu cầu Thuỳ Anh bồi thường hơn 20 tỷ đồng
22:48:43 29/08/2024
Mỹ nam ê chề vì b.ị c.hê "mù chữ, ít học" khắp MXH
23:16:30 29/08/2024
Cặp đôi Vbiz bị đồng nghiệp để lộ chuyện hẹn hò, nguyên nhân xuất phát từ 1 món đồ
23:40:06 29/08/2024
Lọ Lem rơm rớm nước mắt, lên tiếng về hành động liếm môi gây tranh cãi
22:18:29 29/08/2024
Nữ diễn viên xây biệt phủ, tặng resort cho mẹ: U50 vẫn độc thân, đặt việc báo hiếu lên đầu
23:09:28 29/08/2024
"Truy tìm" hoa hậu có chiều cao khủng nhất làng giải trí Việt
23:06:44 29/08/2024
Chi Pu giành HCB tại đại hội thể thao toàn sao ở Trung Quốc, visual "không thể rời mắt" hút 100.000 lượt xem
23:03:12 29/08/2024
Việt Hương đính chính hậu tâm thư xin lỗi
23:27:29 29/08/2024

Tin mới nhất

Nữ điệp viên Đức gác lại sự nghiệp khoa học để phục vụ tổ quốc

07:04:19 30/08/2024
30 năm sau khi bà qua đời, một số tình tiết về hoạt động tình báo của bà mới được hé lộ nhờ các cơ quan tình báo Đức giải mật một phần kho tài liệu của mình.

Nga tiếp tục cấm nhập cảnh vĩnh viễn gần 100 công dân Mỹ

07:01:40 30/08/2024
Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/8 (giờ địa phương) cho biết nước này đã cấm nhập cảnh vĩnh viễn đối với 92 công dân Mỹ nhằm đáp trả chính sách bài Nga của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Liệu hòa đàm Nga - Ukraine có như "hái sao trên trời" ?

07:01:16 30/08/2024
Ngày 28/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố không có lý do để đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt xung đột.

Nga phát hiện đạn pháo HIMARS gần nhà máy điện hạt nhân Kursk

06:54:47 30/08/2024
TASS ngày 28/8 dẫn thông tin từ Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga cho biết, lực lượng này đã vô hiệu hóa nhiều vũ khí của Ukraine gần nhà máy điện hạt nhân tại vùng Kursk.

Bangladesh lúng túng trước ngã ba lịch sử

06:43:40 30/08/2024
Sau khi phong trào biểu tình của sinh viên lật đổ Thủ tướng Sheikh Hasina, Bangladesh đang đứng trước một ngã ba lịch sử.

Chiến lược vũ khí hạt nhân bí mật - Di sản phức tạp của Tổng thống Joe Biden

06:38:52 30/08/2024
Thông tin về việc sửa đổi bản kế hoạch chiến lược vũ khí hạt nhân (mang tên Hướng dẫn Sử dụng Hạt nhân ) ấy chưa từng được công bố chính thức.

Biến đổi khí hậu có thể là tác nhân gia tăng cường độ của bão

06:18:53 30/08/2024
Nhóm kêu gọi nhà chức trách cần thực hiện các biện pháp phòng chống ngập lụt đô thị hiệu quả hơn và đưa ra những cảnh báo có mục tiêu nhằm cung cấp thêm thông tin về ảnh hưởng có thể của cơn bão.

Mưa lớn hoành hành tại Ấn Độ và Pakistan, hàng nghìn người phải sơ tán

06:15:44 30/08/2024
Đợt mưa lớn này do một vùng áp thấp sâu ngoài khơi bờ biển Gujarat, cũng ảnh hưởng đến bờ biển phía Nam nước láng giềng Pakistan, trong đó thành phố lớn nhất Karachi hứng chịu mưa lớn.

Khoảnh khắc Su-25 Nga phóng bẫy nhiệt để thoát thân nhưng vẫn b.ị b.ắn hạ

06:13:32 30/08/2024
Chiếc máy bay buộc phải thả bẫy nhiệt để đ.ánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt khi bay thấp cùng một máy bay khác, nhưng được cho là đã bị tên lửa phòng không b.ắn trúng trước khi lao xuống đất.

Phần Lan sẽ chôn rác thải hạt nhân vào mộ địa chất tồn tại được 100.000 năm

06:05:25 30/08/2024
Giáo sư Gareth Law tại Đại học Helsinki mô tả dự án Onkalo là cột mốc lớn đối với Phần Lan và ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân thế giới.

'Đại chiến Đỏ' lớn nhất thế giới tại xứ 'bò tót'

06:02:21 30/08/2024
Sau khi cuộc hỗn chiến kết thúc, một đội ngũ nhân viên vệ sinh đã được điều động để dọn dẹp đường phố, với sự hỗ trợ đắc lực của các vòi phun nước.

Một trường học ở Ấn Độ bị đe dọa đ.ánh bom

06:00:05 30/08/2024
Ban giám hiệu nhà trường đã ngay lập tức báo cảnh sát. Một đội rà phá bom mìn và chó nghiệp vụ được triển khai tới khuôn viên trường, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nhưng không tìm thấy vật khả nghi.

Có thể bạn quan tâm

Mặc váy đi biển chụp ảnh, tôi bị bác dâu nhắn tin nhắc nhở liệu mà "ăn mặc cho ra dáng con nhà tử tế"

Góc tâm tình

07:49:24 30/08/2024
Mẹ tôi đưa tin nhắn cho tôi đọc rồi lắc đầu ngao ngán. Tôi có đến 3 bác dâu nhưng chỉ có duy nhất bác Thơm là khiến họ hàng ai cũng phát sợ không muốn lại gần.

Trực tiếp T1 vs HLE - Bán kết 2 Nhánh Thắng LCK Mùa Hè 2024

Mọt game

07:41:40 30/08/2024
15h00 chiều ngày 29/08 (thứ năm), trận bán kết 2 - nhánh thắng LCK Mùa Hè 2024 sẽ diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển Hanwha Life Esports và T1.

Hot girl Hà Thành diện b.ikini, k.hoe t.hân hình cực chuẩn

Người đẹp

07:39:36 30/08/2024
Nhờ có lợi thế về hình thể, hot girl Đinh Thanh Huyền luôn thu hút sự chú ý của cánh mày râu. Đinh Thanh Huyền (biệt danh Huyền Rubi) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

Angelina Jolie rơi nước mắt khi phim mới được tán thưởng nồng nhiệt

Hậu trường phim

07:26:37 30/08/2024
Angelina Jolie xuất hiện tại LHP Venice 2024 để giới thiệu bộ phim tiểu sử mới mà cô đóng vai chính - Maria. Phim nhận được sự tán thưởng với tràng vỗ tay 8 phút.

Khán giả phấn khích khi Hyun Bin và Jung Woo Sung đối đầu trong phim mới

Sao châu á

07:24:26 30/08/2024
Lần đầu tiên hai mỹ nam hàng đầu của điện ảnh Hàn Quốc sẽ cùng xuất hiện trong bộ phim Made in Korea do Disney+ sản xuất.

Trò tung hứng táo tợn của 2 kẻ 6 t.iền án nhằm vào cô gái trẻ trên phố Nguyễn Biểu

Pháp luật

07:15:10 30/08/2024
Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội phối hợp Công an quận Ba Đình vừa bắt giữ 2 đối tượng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản của người đi đường tại phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình.

Khi Emily rời Paris

Phim âu mỹ

06:54:00 30/08/2024
Dù vấp phải nhiều chỉ trích, Emily in Paris vẫn là bộ phim rất ăn khách của Netflix. Trong phần 2 mùa 4, nhân vật nữ chính sẽ có sự thay đổi lớn khi rời Paris để tới Rome.

Nhà thừa bột mì, chị em đem pha với thứ này gội đầu, sau 3 ngày tóc không bết mà còn bóng khỏe

Làm đẹp

06:51:31 30/08/2024
Dùng bột mì và giấm để gội đầu dù đây là những thứ rẻ t.iền và phổ biến nhất nhưng chúng có thể mang lại kết quả không ngờ.

Remind tự đ.ánh giá nhan sắc, hỏi fan đã hối hận chưa?

Netizen

06:48:48 30/08/2024
Từng được cộng đồng đặt nhiều kỳ vọng, cũng gặt hái được thành công ban đầu, thế nhưng loạt bất ổn trên sóng khi dẫn trực tiếp khiếnRemindnhận về nhiều chỉ trích.

Nhạc phim 'Ván bài lật ngửa' sẽ được vang lên trong đêm nhạc Thanh Tùng

Nhạc việt

06:47:03 30/08/2024
Ngày 29/8 tại Hà Nội, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng công bố dự án Legacy of Love (Di sản của tình yêu) - buổi hòa nhạc theo hình thức classical crossover (dàn nhạc giao hưởng kết hợp với ban nhạc điện tử).

Hoa sữa về trong gió - Tập 2: Trang giấu bố chuyện nghỉ việc ở tạp chí

Phim việt

06:43:11 30/08/2024
Biết bố khó tính và không chịu nghe con cái, Trang (Hoài Anh) đành tiếp tục giấu bố việc bản thân đã nghỉ việc ở tạp chí.