Mỹ lo ngại chiến binh robot của Nga
Công nghệ robot của Nga trong tương lai có thể gây ra mối đe dọa cho Mỹ, nếu lọt vào tay các quốc gia và lực lượng thù địch với Washington.
Mô hình một robot lái xe của Nga. Ảnh: RT
Gần đây, Nga đã và đang thể hiện những bước tiến vững chắc trong công nghệ vũ khí tự động như máy bay không người lái, xe tăng điều khiển từ xa, robot chiến đấu, thậm chí là các người máy có thể thay thế binh sĩ trong những trận chiến ác liệt, theo Russia Insider.
Theo chuyên gia quân sự Jennings Brown, dù chương trình robot quân sự ngốn hàng tỷ USD của Nga chưa thể bắt kịp công nghệ tự động hóa của Mỹ, Washington vẫn có lý do để lo ngại những “ chiến binh robot” tương lai của Nga.
Những “chiến binh robot” của Nga mới chỉ thể hiện được khả năng lái xe nhờ sự trợ giúp của một bộ điều khiển từ xa, nhưng một ngày nào đó chúng có thể tiến vào các khu vực nguy hiểm chứa đầy chất nổ, khói lửa và bức xạ, theo Komsomolskaya Pravda.
Các sản phẩm robot còn lại của Nga cũng thể hiện được những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như robot rà phá mìn điều khiển từ xa Uran-6 hay Uran-14.
Video đang HOT
Xe chiến đấu tự động Uran-9 của Nga. Ảnh: Rostec.
Nga cũng đang phát triển các robot sát thủ như Uran-9 có thể khai hỏa 400 viên đạn mỗi phút và các tên lửa dẫn đường, hay robot Platform-M có thể chiến đấu cùng lính bộ binh.
Theo Brown, với những phát triển mới trong công nghệ robot này, Nga đã gia nhập vào nhóm các nước đang chế tạo những chiến binh tự động.
Chuyên gia công nghệ quân sự Peter W.Stinger cho rằng điều khiến Mỹ lo lắng là những gì Nga đang đầu tư phát triển trong lĩnh vực này có thể lọt vào tay kẻ thù của Washington.
“Dù chỉ mới gia nhập thị trường toàn cầu nhưng lịch sử cho thấy Nga có thể bán một số công nghệ nhất định cho các quốc gia mà Mỹ không hề mong muốn”, Stinger khẳng định.
Bên cạnh đó, những công nghệ đặc thù này còn là một mối đe dọa bởi chúng làm phức tạp quy tắc tham chiến, một trong số những lý do chính khiến Liên Hợp Quốc đang cân nhắc cấm sử dụng các vũ khí tự động.
Duy Sơn
Theo VNE
Tham vọng siêu chiến binh của Mỹ
Các binh sĩ Mỹ đã được cấy chip siêu nhỏ vào não với hy vọng có thể giúp họ chống chọi tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), nhưng trên hết là cải thiện năng lực trên chiến trường.
Mục tiêu mà DARPA theo đuổi là "vũ khí hóa mọi thứ" - Ảnh: DARPA
Chương trình "Giao diện não - máy" là ý tưởng chủ đạo trong nỗ lực của Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm sử dụng công nghệ để cải thiện năng lực chiến đấu của binh sĩ. Được chế tạo dựa trên các con chip từng dùng để điều trị các bệnh nhân Parkinson, thiết bị cấy ghép được thiết kế giúp binh sĩ tăng khả năng tập trung và chiến đấu dẻo dai hơn.
Nguyên lý hoạt động của nó là gửi các kích thích điện tử điều chỉnh những mô hình hoạt động não bất thường. Công nghệ này cũng đã được sử dụng trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo, hoặc robot chiến đấu, nhờ tận dụng dữ liệu tích lũy theo thời gian sau khi theo dõi các hoạt động phức tạp của não người ở mức độ chính xác cao.
Một cuốn sách mới ra với tựa đề Não bộ của Lầu Năm Góc cho rằng phía quân đội trên thực tế đã triển khai việc thử nghiệm các thiết bị cấy ghép. Nếu thông tin này được chứng minh, điều đó có nghĩa là binh sĩ có thể được cấy chip vào đầu trong vòng 5 năm nữa.
Tác giả Annie Jacobsen, một học giả chuyên mảng quân sự, cho hay có ít nhất 300.000 trong số 2,5 triệu binh sĩ Mỹ từng tham chiến ở Afghanistan và Iraq đều bị chẩn đoán mắc chứng PTSD. Trong khi trưởng nhóm nghiên cứu khoa não của DARPA, tiến sĩ Justin Sanchez cam đoan rằng dự án này là hy vọng khả thi nhất của quân đội Mỹ trong nỗ lực đối phó PTSD.
Dự án với ngân sách 26 triệu USD nhằm phát triển thiết bị cấy ghép não tại Đại học San Francisco (UCSF) lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 2.2014. DARPA đã bắt tay với hãng Medtronic ở Minneapolis, công ty đã phát triển chip cấy não cho bệnh nhân Parkinson trong nỗ lực củng cố ký ức ngắn hạn và phục hồi những ký ức đã mất.
Theo đó, nón đo điện não đồ (EEG) thu thập tín hiệu từ các điện cực gắn vào da đầu, từ đó kết nối với máy tính có nhiệm vụ ghi nhận sóng não trong 1 đến 3 giờ. Theo thời gian, DARPA hy vọng sẽ phát triển một dạng thiết bị có thể mang theo người và tương tác không dây với chip gắn trong não, vừa ghi nhận vừa kích thích hoạt động não.
Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ đang gần hoàn tất việc chế tạo áo giáp tùy thân công nghệ cao dành cho các binh sĩ, nhằm ngăn chặn những chấn thương trong lúc chiến đấu. Một dự án khác cũng được DARPA tài trợ thì tìm cách phát triển các thiết bị cấy ghép được tiêm vào cơ thể của bệnh nhân, với mục tiêu đẩy mạnh sự hồi phục của vết thương.
Khi phát hiện một cơ quan bị chấn thương, các thiết bị sẽ kích hoạt các dây thần kinh liên quan để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Về mặt lý thuyết, hướng tiếp cận này hứa hẹn sẽ tạo ra những binh sĩ mạnh mẽ hơn và tiến gần đến viễn cảnh "siêu chiến binh".
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Nga: Robot trốn khỏi phòng thí nghiệm rong chơi trên phố Con robot "đào tẩu" khỏi phòng thí nghiệm, dạo chơi trên phố gây ra ùn tắc cục bộ trên đường tại một thành phố ở Nga. Promobot trên đường phố Perm Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Promobot, Perm đang "dạy" con robot này cách tự di chuyển, và nó đã "đào tẩu" sau khi một kỹ sư quên không đóng...