Mỹ lo lắng vì đồng minh tìm cách mua máy bay không người lái Trung Quốc
Một nghị sỹ đảng Cộng hòa cho rằng Jordan, đồng minh gần gũi của Mỹ, có thể đang đàm phán để mua các máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc. Nghị sỹ trên nhận định Mỹ cần hành động ngay lập tức để ngăn chặn thỏa thuận này.
Máy bay không người lái Wing Loong (Dực Long) của Trung Quốc. (Ảnh: Sina)
Theo The Diplomat, nghị sỹ đảng Cộng hòa Duncan Hunter tuần trước viết thư gửi Tổng thống Barack Obama cảnh báo rằng, ông nhận được thông tin giới chức trách Trung Quốc đang có mặt ở Jordan, để thảo luận về quá trình vận hành, bảo dưỡng và hậu cần “liên quan tới một thương vụ mua bán các hệ thống không người lái được trang bị vũ khí”.
Theo trang Defense One, nghị sỹ Hunter nhận được thông tin trên từ một nguồn cung cấp tin bí mật, có địa vị cao ở Jordan.
Mặc dù ông Hunter không đề cập đến tên của loại máy bay không người lái mà Trung Quốc và Jordan có thể đang giao dịch, nhiều người cho rằng đó có thể là mẫu máy bay AVIC Wing Loong (Dực Long). Mẫu UAV do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) thiết kế này còn được gọi là Pterodactyl I (Thằn lằn ngón cánh I), mẫu máy bay không người lái nội địa nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Theo báo cáo của tờ Popular Science, UAV Dực Long nặng 1.100 kg có kích thước tương đương với máy bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ. Dực Long có thể bay liên tục trên quãng đường dài 4.000 km trong vòng 20 giờ.
UAV Dực Long còn mang theo 200 kg khí tài và thiết bị cảm biến bao gồm 2 tên lửa đất đối không laser dẫn hướng KD-10 (tương tự như tên lửa Hellfire trên UAV Predator của Mỹ) hoặc 2 quả bom điều khiển bằng vệ tinh LS-6 nặng 50kg.
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố UAV Dực Long được các kỹ sư nước này đảm trách thiết kế toàn bộ song nhiều chuyên gia cho rằng thực chất, Dực Long được chế tạo dựa trên mô hình máy bay không người lái MQ-1 Predator của Tập đoàn General Atomics (Mỹ). Nó có hình dáng bên ngoài giống với UAV MQ-9 Reaper nhưng kích thước chỉ tương đương MQ-1 Predator.
The Diplomat cũng cho biết Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) cũng đã theo đuổi thương vụ mua UAV Dực Long của Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức UAE phàn nàn rằng lô hàng đầu tiên được chuyển giao cho nước này gặp các vấn đề về nhiệt trong môi trường và khí hậu sa mạc khô nóng.
Theo nghị sĩ Hunter, hiện không còn đồng minh nào của Mỹ muốn mua UAV của Bắc Kinh. Nhưng “cho phép Jordan mua máy bay không người lái của Trung Quốc sẽ là một sai lầm rất lớn. Bởi động thái này không chỉ mở cánh cửa cho Trung Quốc tới một thị trường xuất khẩu công nghệ mới mà còn gây hại trực tiếp tới ảnh hưởng của Mỹ đối với Jordan và khu vực…”. Ông Hunter lo ngại rằng đồng minh thân cận của Mỹ có thể sẽ rời xa Washington và tìm đến Bắc Kinh để có được thiết bị quân sự quan trọng.
Do đó, nghị sỹ đảng Cộng hòa lập luận rằng Nhà Trắng cần cân nhắc thông qua thỏa thuận bán máy bay trinh sát không người lái MQ-1 Predator cho Jordan, đồng thời hỗ trợ đồng minh về quân sự. Ông khẳng định trong lá thư gửi Tổng thống Mỹ rằng: “Tôi có lòng tin rằng chúng ta có thể cắt bớt sự phụ thuộc của Jordan vào Trung Quốc nếu hành động ngay bây giờ”.
Jordan là một thành viên quan trọng trong liên minh chống IS, từng huy động nhiều máy bay tiêm kích F-16 phối hợp cùng chiến đấu cơ Mỹ chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan.
Jordan đã đề nghị Mỹ cung cấp các máy bay không người lái Predator để tìm kiếm các tay súng IS và giám sát hoạt động của chúng tại 2 quốc gia láng giềng Iraq và Syria. Tuy nhiên, cho đến nay Nhà Trắng vẫn từ chối bán máy bay không người lái MQ-1 Predator cho nước này.
Vài tháng trước, nghị sỹ Hunters cũng đề nghị chính quyền Obama cho phép công ty vũ khí General Atomics bán các máy bay MQ-1 cho Jordan. Theo The Diplomat, General Atomics cũng là công ty tài trợ lớn nhất cho chiến dịch tranh cử của nghị sỹ Hunter.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ The Diplomat, Popular Science
Đồng minh của cựu Tổng thống Ukraine thân Nga chết bí ẩn
Thi thể của chính trị gia Ukraine đối lập Oleg Kalashnikov hôm qua 15/4 đã được tìm thấy tại nhà riêng tại thủ đô Ukraine với một vết đạn bắn. Ông là đồng minh mới nhất của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người chủ trương thân Nga, chết trong tình huống đáng ngờ.
Chính trị gia Ukraine đối lập Oleg Kalashnikov. (Ảnh: Yhiah)
Theo BBC, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết thi thể ông Oleg Kalashnikov, chính trị gia thuộc đảng Các Khu Vực thời cựu Tổng thống Yanukovich được phát hiện vào tối ngày 15/4.
Một nhóm các nhà điều tra đã đến hiện trường. Hiện phía cảnh sát Ukraine chưa xác định được ông Kalashnikov tự tử hay bị ám sát. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Ukraine đã mở một cuộc điều tra và coi vụ bắn chết chính trị gia Kalashnikov là một vụ án hình sự.
RIA Novosti dẫn lời thân nhân của ông Kalashnikov cho biết gần đây cựu nghị sỹ Ukraine thường xuyên nhận được các thư đe dọa nặc danh vì quan điểm chính trị của ông.
Một quan chức thuộc cơ quan an ninh Ukraine cho biết ông Kalashnikov (52 tuổi) từng tham gia phong trào phản đối Maidan, cuộc biểu tình ủng hộ phương Tây lật đổ ông Yanukovich hồi 2014 và đây có thể là động cơ giết người của hung thủ.
"Người đã khuất chắc chắn biết rất nhiều về người tài trợ cho phong trào phản đối Maidan và bằng cách nào đó... ông ấy đã đem những bí mật ấy xuống mồ", quan chức trên nhận định.
Trong 3 tháng gần đây, 8 cựu thành viên của Đảng các khu vực từng cầm quyền và cựu quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2 năm ngoái tại Ukraine có những cái chết bí ẩn. Phần lớn các trường hợp này đều được tuyên bố là tự sát.
Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych (trái) theo chủ trương thân Nga. (Ảnh: AFP)
Ngày 28/2, cựu nghị sĩ Mykhaylo Chechetov, một nhân vật đầy quyền lực dưới thời ông Yanukovych, được cho là đã nhảy từ tầng 17 xuống đất và để lại một lá thư tuyệt mệnh.
Hôm 10/3, cựu nghị sĩ Stanislav Melnyk cũng thuộc Đảng Các khu vực của ông Yanukovych bị phát hiện chết trong phòng tắm và cảnh sát cũng tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh trong nhà ông.
Đến ngày 12/3, ông Oleksandr Peklushenko, cựu thống đốc thành phố Zaporizhia, một đồng minh khác của cựu Tổng thống Yanukovych, chết với một vết đạn bắn trên cổ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam tự sát để trốn tội tham nhũng? Cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong, người vừa tự sát hôm nay 9/4, đã bị cơ quan điều tra Hàn Quốc nghi ngờ đã làm giả sổ sách, biển thủ công quỹ và có liên quan đến một quỹ đen của tập đoàn này. Cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam Sung Wan-jong. (Ảnh: Korea Times) Cựu Chủ tịch Tập đoàn Keangnam...