Mỹ lo lắng trước tên lửa DF-21D
Được Trung Quốc tung hô là sát thủ tàu sân bay, tuy nhiên tên lửa DF-21D có thực sự đáng sợ và hiệu quả như đồn đoán?
Nguồn gốc DF-21D
Tên lửa DF-21 lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1990, và sau đó không lâu là một phiên bản hiện đại hơn – DF-21A, với nhiều điểm chung với tên lửa Pershing II của Mỹ nhưng có độ chính xác không cao. Vào đầu năm 2000, đã có nhiều tin đồn về loại siêu vũ khí mới của Trung Quốc có tên DF-21D và khả năng dễ dàng tấn công một tàu sân bay Mỹ.
Truyền thông quốc tế đang đưa ra nhiều thông tin và bình luận về loại siêu vũ khí mới của Trung Quốc có tên DF-21D. Các chuyên gia cho rằng nó có thể đe doạ những tàu sân bay tiếp cận bờ biển Trung Quốc vì theo quảng bá của Bắc Kinh, DF-21D có tốc độ bay cực nhanh, xấp xỉ Mach 10, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.
Ngoài ra, DF-21D là sẽ bay ra ngoài không gian và bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống mục tiêu. Điều này khiến tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, mà mục tiêu càng nhỏ thì việc đánh chặn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tên lửa DF-21D.
DF-21D có đáng ngại?
Tuy nhiên, khả năng để DF-21D để đánh chìm tàu sân bay vẫn là rất khó, vì các tàu này đều là các mục tiêu di động. Với tốc độ 35 hải lý/h, có thể sau khi tên lửa đến nơi thì tàu sân bay đã không còn ở vị trí được xác định ban đầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, vì tầm bắn của DF-21D vào khoảng 1.500km nên Trung Quốc cũng cần phải triển khai một mạng lưới radar rộng lớn, có thể dò được các mục tiêu trong bán kính ít nhất bằng hoặc lớn hơn như vậy. Điều này yêu cầu một khoản đầu tư lớn và cũng cần ít nhất một vài năm để hoàn thành.
Ngay cả khi hệ thống radar được triển khai, tên lửa chống hạm Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một vài vấn đề khác. Đầu tiên là hạm đội tàu sân bay tấn công của Mỹ luôn có ít nhất một tàu chiến trang bị tên lửa đánh chặn SM-3, được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa tấn công tầm ngắn. Điều này có nghĩa là DF-21D sẽ bị bắn hạ trước khi nó kịp vươn tới mục tiêu.
Bên cạnh đó, hệ thống định vị của DF-21D cũng có một điểm yếu đó là nó chỉ có thể tìm kiếm và khoá mục tiêu khi đầu đạn giảm tốc độ xuống Mach 2-3 ở độ cao trên 20km.
Hiện những tên lửa chống hạm khác vẫn thường bay ở tốc độ tương đương, tuy nhiên, chỉ ở khoảng cách vài mét so với mặt nước, làm nó có thể tránh được hệ thống radar phòng thủ của hạm đội tàu sân bay và chỉ phải đối mặt với tên lửa đánh chặn từ một hoặc 2 tàu chiến.
Tuy nhiên, với những tên lửa bay ở độ cao 20km, nó sẽ là mục tiêu lí tưởng của từ 5 đến 6 tàu chiến trong hạm đội, bao gồm cả các tàu khu trục hạm Aegis mang theo tên lửa SM-2 Block IV, có khả năng đánh chặn DF-21D.
Do đó, nếu xét về mức độ hiệu quả, DF-21D cũng không hơn những loại tên lửa chống hạm khác. Mấu chốt để vượt qua hệ thống phòng thủ của hạm đội tàu sân bay đó là khả năng tạo ra một loạt các chương ngại vật bảo vệ cho tên lửa tấn công.
Tên lửa DF-21D chỉ có thể được coi là sự cải thiện cho các loại tên lửa chống hạm chứ không đủ hiện đại để trở thành một “vũ khí huyền thoại” như lời một số nguồn tin, tuy nhiên, thời gian sẽ trả lời nó thực sự hiệu quả như thế nào.
Và trên thực tế, có thể nó không thể huỷ diệt hạm đội tàu sân bay Mỹ như những lời tâng bốc, tuy nhiên, sự xuất hiện của DF-21D vẫn hoàn toàn khiến Trung Quốc trở nên đáng gườm hơn rất nhiều và có thể có năng lực răn đe tới những nước trong khu vực.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Những điều bất ngờ về dự án hơn 4 tỷ USD của nhà đầu tư Mỹ
Một nhóm các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã rót hơn 4 tỷ USD để đầu tư tại TP.HCM, tuy nhiên, số vốn đầu tư ban đầu cho dự án này nhỏ hơn rất nhiều so với con số 4 tỷ USD.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng (trái) tiếp ông Howard Lutnick
Sau khi biết tin tổng thống Obama tới làm việc tại TP HCM, ông Howard Lutnick Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald đã bay sang Việt Nam để khẳng định thiện chí muốn đầu tư vào TP HCM. Trước đó, với tư cách là đại diện nhóm nhà đầu tư Hoa Kỳ, ông đã đề xuất xây dựng khu phức hợp, trung tâm tài chính tại Khu đô thị Thủ Thiêm trị giá 4,3 tỷ USD hồi đầu tháng này.
Nhóm các nhà đầu tư đề xuất dự án này có 3 doanh nghiệp Hoa Kỳ, gồm: Steelman Partners, Cantor Fitzgerald (tổ chức tài chính, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính, hiện diện tại hơn 30 thị trường lớn trên thế giới) và Weidner Resorts (thuộc Weidner Holdings, phát triển và quản lý nhiều khách sạn, khu phức hợp nghỉ dưỡng 5 sao ở Hoa Kỳ, châu Á...).
Riêng Steelman Partners đã có nhiều năm kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam khi tham gia thiết kế Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng The Grand Hồ Tràm (Bà Rịa Vũng Tàu) và Happyland (Long An)...
Doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự án này là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng tiết lộ một chi tiết thú vị khi ý định ban đầu bốn tập đoàn chỉ tính đầu tư ở TP.HCM một dự án nho nhỏ, có quy mô vốn khoảng 200-300 triệu USD. Tuy nhiên khi TP.HCM có lãnh đạo mới được giới doanh nghiệp đánh giá là đổi mới thì các tập đoàn có kế hoạch đầu tư lớn hơn.
"Do câu nói của Bí thư Đinh La Thăng là muốn lấy lại vị trí số 1 của khu vực cho TP.HCM, xứng đáng với danh hiệu Hòn ngọc Viễn Đông. Từ đó tôi kêu ba ông này ngồi với nhau và tự nhủ chúng ta không thể làm nhỏ được rồi. Các ông kêu ngay công ty phụ trách tài chính đứng sau lưng các ông đi. Công ty này phụ trách khoảng 1.500 tỷ USD đầu tư mỗi năm của nhiều tập đoàn và công ty tài chính lớn. Chúng tôi sẽ không đầu tư nhỏ như ban đầu nữa mà phải đầu tư lớn", ôngJohnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ trên báo thanh niên.
Dự kiến, Dự án Khu phức hợp nằm trong Khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quy mô khoảng 11 ha.
Trong đó, tòa tháp văn phòng kỳ vọng sẽ là trung tâm tài chính chứng khoán, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến làm việc.
Dự án sẽ được triển khai trong thời gian 3 năm 2 tháng, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, họ đã làm việc với Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các ngành chức năng về dự án này.
Tuy nhiên, phía nhà đầu tư muốn thay đổi một vài chi tiết trong quy hoạch nội khu chức năng số 1, cần thời gian bàn thảo với ngành chức năng, nên thời gian triển khai cụ thể Dự án vẫn chưa được ấn định...
Theo đó, ban đầu các nhà đầu tư dự tính xin 22ha nhưng chỉ còn 11 ha.
Tuy nhiên, Ban quản lý khu đô thị Thủ Thiêm yêu cầu do khu đất này đã có quy hoạch được phê duyệt nên thay vì xây dựng 1 tòa nhà trung tâm 70 tầng thì các nhà đầu tư phải cắt bớt số tầng rồi xây dựng 11 tòa nhà ngang ngang nhau ở 11 lô đất.
Trong khi đó, bản vẽ thiết kế dự án ban đầu của nhóm nhà đầu tư trên lại là xây dựng 1 tòa nhà quy mô lớn để kêu gọi nhà đầu tư lớn vào, còn nếu đầu tư theo như quy hoạch của thành phố sẽ phá vỡ kế hoạch đề ra.
Huy Nam
Theo_VnMedia
Vì sao Hải quân Nga thèm được trở lại Cam Ranh? Hải quân Nga vẫn rất mong muốn được thiết lập lại căn cứ tại vịnh Cam Ranh, Việt Nam, và gần đây việc này lại được đưa ra. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Sputnik, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga Viktor Ozerov cho biết, vấn đề về khôi phục căn cứ...