Mỹ lo lắng trước sự trỗi dậy của Nga
Theo Tạp chí The National Interest, Mỹ cần xem xét phương hướng chiến lược mới để đối phó với năng lực tác chiến điện tử của Nga đang trỗi dậy.
Mỹ cần xem xét lại
Tạp chí này cho biết, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ngừng phát triển nghiên cứu các phương tiện chiến tranh điện tử và hiện Washington cần xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc.
The National Interest dẫn lời Tư lệnh các lực lượng NATO ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove nêu lên hai lý do dẫn tới khoảng cách trong tiềm năng tác chiến điện tử của Moskva và Washington:
Thứ nhất, 20 năm trước, Nga và Mỹ là đối tác và người Mỹ đã không chú tâm tới các nghiên cứu của Nga. Thứ hai, trong những năm gần đây, Mỹ chủ yếu chiến đấu với các lực lượng phiến quân như Taliban hoặc al-Qaeda và Washington hầu như không nắm vững phương tiện tác chiến điện tử.
Chính vì vậy, Washington hiện sở hữu các hệ thống chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), nhưng cơ chế làm việc trong khuôn khổ chiến lược này chưa được quân đội Mỹ nghiên cứu đầy đủ.
Máy bay đối kháng điện tử EA-18G Growler (bên trên).
Trong khi đó, Nga theo dõi giới quân sự Mỹ từ thời chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và đã học hỏi được rất nhiều. Moskva đã đầu tư vào các phương tiện phát hiện yếu điểm của quân đội Mỹ, The National Interest thừa nhận thực tế đáng lo ngại.
Trước khi The National Interest đưa ra nhận định này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work đã thừa nhận Washington đang mất dần lợi thế vào tay Moscow trong lĩnh vực tác chiến điện tử.
Video đang HOT
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Trước đó, Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga luôn xếp thứ hai sau Mỹ về lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khả năng trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đang được nâng cao rất mạnh thì Mỹ lại có dấu hiệu thụt lùi, sau khi dốc toàn lực đấu với các đối thủ “dưới cơ” như Iraq, Lybia hay tổ chức khủng bố IS.
Hồi tháng 3/2015, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân – Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.
Theo thông báo của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Vấn đề này đã trở nên cấp bách sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
Ví dụ như loại máy bay hiện đại bậc nhất của Mỹ là F-35 có chi phí phát triển lên tới 400 tỉ USD, nhưng rất dễ biến thành “bia bay” nếu không được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử F-18 Growler. Hay tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Mỹ có những lỗ hổng bảo mật an ninh mạng máy tính rất lớn.
Hay trong vụ việc máy bay Su-24 Nga áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook trên biển Đen tháng 4/2014, chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.
Trước đó, Nga cũng đã sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử 1L222 Avtobaza bắt sống một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-5B của Mỹ. Thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã cắt đường truyền thông tin điều khiển và cướp quyền kiểm soát, ép một chiếc của Mỹ hạ cánh xuống bán đảo Crimea.
Máy bay Tu-214R Nga hoạt động tại Syria.
Tăng cường trang bị
Theo một số nguồn tin, hiện Nga đang phát triển hàng loạt hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử mới cơ động dưới mặt đất và mang theo máy bay, hoặc lắp đặt trên các chiến hạm.
Các hệ thống mặt đất có Krasukha-2 và Krasukha-4 của Tập đoàn công nghệ điện tử – radio của Nga (KRET). Tổ hợp Krasukha-4 được nâng cấp mạnh trên cơ sở Krasukha-2, là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh, module đa năng đặt trên mặt đất gây nhiễu dùng để bảo vệ các công trình, mục tiêu cố định.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ chỉ cách bắn hạ tiêm kích F-22 và F-35
Tạp chí The National Interest vừa đăng tải phân tích của chuyên gia Dave Majumdar cách phát hiện và bắn hạ tiêm kích F22 và F35 của Mỹ.
Đầu tiên, chuyên gia Dave Majumdar cho rằng: "Nếu như hoàn thiện hơn một chút về hệ thống xử lý tín hiệu và sử dụng các tên lửa với các hệ thống tự dẫn đường thì trong tương lai có thể phát hiện được các máy bay thế hệ mới nhất của Mỹ trên không trung và khai hỏa tiêu diệt chúng nhờ sự trợ giúp của các radar tần số thấp".
Theo vị chuyên gia này, trên thực tế, Lầu Năm góc và các xí nghiệp thuộc tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng của Mỹ đã hiểu rõ về điểm yếu của các máy bay tiêm kích trước các hệ thống radar tần số thấp hoạt động trong các dải tần UHF và VHF.
Tiêm kích tàng hình F-22.
Đây cũng là nhận định của tờ The Daily Beast từng đưa ra rằng tiêm kích F-22 và F-35 có thể dễ dàng bị radar có tần số làm việc UHF phát hiện. Tính năng tìm kiếm thiết bị bay tàng hình của radar UHF tương đối mạnh và sớm đã được làm rõ trong thời gian đầu Mỹ bắt tay vào việc phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình.
Năm 1983, phòng thực nghiệm Lincoln thuộc cơ quan nghiên cứu công nghệ Viện Công nghệ Massachusetts đã mua trạm radar có bề rộng 45m, dùng để mô phỏng hệ thống radar cảnh báo 5N84A của Liên Xô có tần số làm việc UHF.
Trạm radar này do công ty Lockheed Martin lắp ráp. Nhưng trước sự ngạc nhiên của một số chuyên gia, công ty Lockheed Martin thậm chí không học hỏi kinh nghiệm làm việc này khi thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
Chuyên gia công nghệ chỉ rằng, để bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay hoạt động trong tần số UHF, đầu tiên phải loại bỏ đuôi đứng của máy bay, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Nhưng, chuyên gia cho biết thêm, yêu cầu của dự án và yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật mà Lầu Năm Góc đưa ra đối với máy bay F-35 rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, các quan chức của Lầu Năm góc và các xí nghiệp thuộc tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng của Mỹ lại cho rằng các radar kiểu này sẽ không thể dẫn tên lửa đến mục tiêu, do đó các hạn chế này có thể được bỏ qua.
Chuyên gia Dave Majumdar phân tích thêm rằng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí được dẫn đường bởi radar tần số thấp gồm độ rộng của chùm tia radar và chiều dài của xung radar.
Trong khi đó, một cựu sỹ quan Không quân Mỹ đồng thời là chuyên gia về điện tử hàng không Mike Petrucha cho rằng cả hai điểm hạn chế này đều có thể khắc phục được bằng cách modul hóa xung tần nhằm giảm bớt chiều dài của xung phản trên đầu ra của trạm thu radar. Nó sẽ cho phép nâng cao độ chính xác và khả năng phân giải ở tầm xa của radar.
Mike Petrucha nhấn mạnh: "Nếu như đầu đạn của tên lửa quá nặng thì khả năng phân giải sẽ không đạt đến độ chính xác cần thiết". Ví dụ như các tên lửa được trang bị radar-cảm biến hồng ngoại riêng với tầm không gian quét được vào khoảng 1 km3 thì đây sẽ là loại vũ khí "khắc tinh" đối với F-22 và F-35.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Ông John McCain: Ấn Độ và Mỹ nên xem xét tuần tra chung ở Biển Đông Hãng PTI đưa tin vài ngày sau khi chỉ trích Trung Quốc hành động như "đầu gấu" đối với láng giềng của mình, Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Mỹ John McCain ngày 25/2 khẳng định "đây là thời điểm rất tốt" để Ấn Độ và Mỹ tuyên bố rằng họ "đang xem xét" tuần tra trên biển chung ở khu vực Biển...