Mỹ: Lộ căn cứ bay bí mật tại Ả-rập Xê-út
Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã lập một căn cứ máy bay không người lái ở Ả-rập Xê-út được gần 2 năm nay nhằm tấn công tổ chức al-Qaeda ở bán đảo Ả-rập.
Máy bay không người lái cất cánh từ sân bay này hồi tháng 9/2011 để tiêu diệt Anwar al-Awlaki, mục sư sinh ra tại Mỹ bị cho là nhân vật đứng đầu chi nhánh của Al Qaeda tại bán đảo Ả-rập.
Báo chí Mỹ đã biết về sự tồn tại của căn cứ này từ lâu, nhưng vẫn giữ kín.
Một quan chức cao cấp của chính phủ nói rằng họ lo ngại việc công bố thông tin về căn cứ này sẽ làm giảm hiệu quả chống khủng bố, cũng như có nguy cơ ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ với Ả-rập Xê-út.
Máy bay không người lái của Mỹ được cho là đã thực hiện không kích mà không được sự đồng ý của Yemen
Video đang HOT
Quân đội Mỹ gần như đã rút toàn bộ quân ra khỏi Ả-rập Xê-út vào năm 2003. Khoảng 5.000-10.000 lính Mỹ đồn trú ở quốc gia vùng Vịnh sau chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Chỉ còn lực lượng đào tạo quân sự của Mỹ vẫn ở lại đó.
Việc tiết lộ máy bay không người lái của Mỹ cất cánh từ một sân bay bí mật tại Ả-rập Xê-út để tấn công Yemen sẽ khiến chính phủ Riyadh mất mặt.
Vua Abdullah đang theo đuổi quá trình cải tổ dần dần trong khi tầng lớp quý tộc tôn giáo bảo thủ cực lực phản đối sự hiện diện của quân đội đến từ nước phi Hồi giáo trên lãnh thổ nước họ.
Ả-rập Xê-út là quê hương của hai địa danh Hồi giáo linh thiêng nhất, nên sự hiện diện của quân đội Mỹ từ những năm 1990 được coi như sự phản bội mang tính lịch sử.
Chính sự căm ghét và mong muốn đuổi quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ nước này là nguyên nhân tập hợp mạng lưới khủng bố al-Qaeda và sau này là thủ lĩnh Osama bin Laden.
Theo báo Washington Post, cố vấn chống khủng bố của Tổng thống Obama là John Brennan, cựu giám đốc CIA tại Ả-rập Xê-út, là người đóng vai trò quyết định trong những cuộc đàm phán với chính phủ Riyadh để lập căn cứ không quân cho máy bay không người lái.
Theo 24h
Hàng chục ngàn người Yemen biểu tình đòi xử cựu tổng thống
Cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đang được hưởng quyền miễn trừ truy tố sau khi từ chức đầu năm ngoái - Ảnh: AFP
Hàng chục ngàn người Yemen đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Sanaa hôm nay 27.1 để đòi truy tố cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh, khi một phái đoàn cấp cao của LHQ đến thăm quốc gia Ả Rập, theo tin tức từ hãng Tân Hoa xã.
Những người biểu tình được dẫn đầu bởi các chính trị gia, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền đi qua các con đường lớn xung quanh dinh tổng thống.
Đám đông đã giơ cao những biểu ngữ với những dòng chữ như "Yêu sách cơ bản của chúng tôi đối với HĐBA LHQ là giúp dỡ bỏ quyền miễn trừ dành cho ông Saleh và các phụ tá của ông", và "Người dân muốn đưa ông Saleh ra xét xử về tội giết người".
Trước đó trong ngày, phái đoàn cấp cao của HĐBA LHQ đã đến Sanaa trong một sứ mệnh thúc đẩy cuộc đối thoại hòa giải giữa các lực lượng đối kháng Yemen như một phần của một kế hoạch được LHQ hậu thuẫn trong đó ông Saleh từ chức vào tháng 2.2012 để đổi lấy quyền miễn trừ truy tố sau các cuộc phản đối kéo dài suốt một năm.
Gần 2.000 người đã thiệt mạng năm 2011 trong các cuộc phản đối nhằm vào ông Saleh, theo số liệu của Bộ Nhân quyền Yemen.
Truyền hình nhà nước Yemen nói rằng Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi, người lên thay ông Saleh vào tháng 2.2012 theo thỏa thuận chuyển giao quyền lực, và chính phủ của ông đã tổ chức một cuộc họp kín với phái đoàn LHQ.
Cuộc họp có sự tham dự của Đại sứ LHQ tại Yemen Jamal bin Omar và ông Abdullatif al-Zayani, người đứng đầu tổ chức Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) vốn đã dàn xếp thỏa thuận trên.
Cuộc đối thoại quốc gia, ban đầu dự định diễn ra vào giữa tháng 11.2012 theo lịch trình của thỏa thuận, đã bị trì hoãn khi các cuộc thương thuyết giữa chính phủ với các lãnh đạo miền nam ủng hộ ly khai gặp trở ngại.
Lãnh đạo các nhà hoạt động chính trị ở miền nam Yemen khăng khăng cho rằng quyền tự quyết về độc lập cho người miền nam nên được xem là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào, theo một tuyên bố mới đây của Phong trào Miền nam ủng hộ ly khai.
Lịch trình cuộc đối thoại bao gồm giải quyết các tranh chấp giữa các lực lượng đối kháng trong thời hậu Saleh, xử lý những khiếu nại của người miền nam về việc tái cơ cấu quân đội, sửa đổi hiến pháp, thành lập một ủy ban bầu cử và tổ chức bầu cử tổng thống cuối thời kỳ chuyển tiếp vào năm 2014.
Theo TNO
Nga dự định thay thế tàu vũ trụ Soyuz Trên Website của Agence France-Presse đã đăng tải một thông tin về kế hoạch thay thế tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Cục hàng không vũ trụ Liên Bang Nga vừa công bố hạng mục quy hoạch đầu tư có trị giá 69 tỉ USD nhằm mục đích phát triển một loại tàu vũ trụ vận tải mới để đến năm 2020 sẽ...