Mỹ Linh và 2 lần đụng độ “hiện tượng Vpop”
Mỹ Linh từng gây nhiều phản ứng trái chiều khi “đụng độ” Uyên Linh và Sơn Tùng M-TP.
Mỹ Linh nổi tiếng là 1 diva với tài năng và sự cống hiến hết mình cho nền âm nhạc nước nhà. Bên cạnh đó, cô cũng được biết đến bởi tính cách bộc trực, thẳng thắn và đôi khi cũng khá quyết liệt. Không ít lần Mỹ Linh khiến khán giả tranh cãi không ngớt bởi phát ngôn cũng như quyết định của mình. Đặc biệt, lần song ca với Uyên Linh và nhận xét về Sơn Tùng M-TP càng khiến dư luận “dậy sóng” hơn bao giờ hết vì đây được coi là 2 “hiện tượng” của Vpop.
Mỹ Linh khen Hoài Lâm hát live tốt hơn Sơn Tùng M-TP
M-TP hiện đang là cái tên rất nổi tiếng của Vpop bởi hình ảnh âm nhạc mới mẻ, ấn tượng, cá tính. Không chỉ sở hữu ngoại hình điển trai, M-TP cũng có chất nhạc riêng với loạt hit khá đình đám kể từ khi ra mắt cách đây không lâu.
Mỹ Linh bị ném đá vì “đụng” phải fan Sơn Tùng
Sự việc Mỹ Linh khen ngợi Hoài Lâm tại “Gương mặt thân quen 2014″ bằng cách so sánh với Sơn Tùng M-TP đã trở nên khá căng thẳng khi fan của M-TP liên tục thể hiện sự thất vọng, nhiều trường hợp trở nên quá khích, lộng ngôn và buông lời đe dọa. Chỉ với nhận định Hoài Lâm hát live tốt hơn Sơn Tùng đã khiến nhiều người suy diễn rằng Mỹ Linh đang chê bai khả năng của M-TP trước hàng triệu khán giả trên cả nước. Mỹ Linh vẫn giữ thái độ im lặng trước gạch đá của khán giả trẻ và đặc biệt, không ít người cũng ủng hộ sự thẳng thắn và con mắt nhìn của Mỹ Linh.
Mỹ Linh lấn át Uyên Linh trong đêm trao giải “Vietnam Idol 2010″
Được xem là một phát hiện của “Vietnam Idol” nói riêng và của Vpop nói chung, Uyên Linh sớm trở thành cái tên được săn đón bởi giọng hát tốt, thông minh và đầy cảm xúc. Từ “Chỉ là giấc mơ”, Uyên Linh vụt sáng và được rất nhiều khán giả ở mọi lứa tuổi yêu thích.
Video đang HOT
“I Believe I Can Fly” – Mỹ Linh & Uyên Linh
Trong gala trao giải “Vietnam Idol 2010″, màn song ca “I Believe I Can Fly” của Mỹ Linh và Uyên Linh bị đem ra mổ xẻ và nhiều người cảm thấy khó chịu khi Mỹ Linh đã quá thể hiện bản lĩnh diva mà lấn lướt cả Uyên Linh. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ Linh đã hát quá phô trương, khoe kỹ thuật, không nhường nhịn và kết hợp để đẩy giọng hát Uyên Linh lên. Mỹ Linh đã giữ thái độ im lặng trước những “gạch đá” trong suốt thời gian này. Mãi về sau, cô mới chính thức lên tiếng và cho biết nhiệm vụ của một người ca sĩ khi lên sân khấu là hát, cô không có ý nghĩ sẽ làm nền cho thí sinh khác tỏa sáng. Hơn nữa, Uyên Linh thể hiện không tốt như lúc tập luyện, và các nốt cao Uyên Linh cũng nhờ đàn chị đảm nhận cho trọn vẹn phần song ca.
Nhiều khán giả khó chịu về Mỹ Linh
Mỗi người nghệ sĩ đều có cá tính, chính kiến rất riêng và quyết liệt. Bên cạnh đó, sự thái quá của khán giả cũng góp phần khiến mọi lời nói, hành động của ca sĩ có thể trở nên nhạy cảm. Mỹ Linh vẫn là 1 diva đáng ngưỡng mộ của làng nhạc Việt, Uyên Linh và M-TP cũng vẫn là những cái tên hot trên thị trường hiện nay vì nếu không có thực lực, họ sẽ không trụ lại được trong showbiz đầy khắc nghiệt. Với tư cách người đi trước, Mỹ Linh đã tận tình hướng dẫn Uyên Linh và góp ý cho Sơn Tùng, đó chính là những việc làm thiết thực để giúp đỡ các tài năng này, đó cũng là điều mà khán giả nên nhìn nhận cho trọn vẹn và đúng đắn thay vì “phung phí gạch đá” như hiện nay.
Theo Trithuctre
Hé lộ về cuộc đụng độ giữa tàu chiến Xô-Mỹ trên Biển Đen
Tàu Bezzavetny của Liên Xô được lệnh mở hết tốc lực lao thẳng về phía tàu tuần dương của Mỹ.
Tàu Bezzavetny của Liên Xô được lệnh mở hết tốc lực lao thẳng về phía tàu tuần dương của Mỹ. Khi tàu Bezzavetny còn cách chiếc tuần dương hạm khoảng 10m, các thủy thủ Mỹ đã đổ cả ra boong tàu và làm các cử chỉ tục tĩu. Tàu Liên Xô tiếp tục tăng tốc và đâm vào mạn tàu tuần dương Mỹ.
Hình ảnh tàu Nga Bezzavetny đâm thẳng vào tàu Yorktown của Mỹ
Vào năm 1988, tại biển Đen đã xảy ra cuộc đụng độ giữa các tàu chiến của Mỹ và Liên Xô. Vào đầu năm đó, khi mà tình hình ở Liên Xô bắt đầu có những chuyển biến đáng chú ý. Tinh thần "hòa dịu" đã bắt đầu xuất hiện, hiện tượng không còn coi Mỹ là kẻ thù bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn trong nhận thức của người dân. Trong bối cảnh đó, tàu của Hải quân Mỹ đi vào biển Đen như đã thành thói quen.
Sau khi đi qua các nước Bulgaria và Romania (hai nước này đã hân hoan chào đón người Mỹ), tàu chiến Mỹ đã tiến vào hải phận của Liên Xô và tại đây, họ triển khai các hoạt động khiêu khích: thao diễn như đang ở gần bờ, "làm nóng" các bệ phóng tên lửa...
Nhưng, đó chỉ là những hoạt động thăm dò. Trên thực tế, các cuộc "thăm viếng" như vậy không phải là hiếm, trong những trường hợp tương tự, các tàu chiến của Liên Xô thường xuất hiện để ngăn cản. Tuy nhiên, sự việc lần này đã diễn ra nghiêm trọng hơn.
Ảnh nhìn ngang vụ tàu Nga tăng tốc đâm vào tàu Mỹ
Ngày 12/2/1988, sau khi đi qua eo biển Bosporus, tàu tuần dương Yorktown và tàu khu trục Caron của Mỹ đã nhằm hướng bờ biển tiến sát vào vùng lãnh hải của Liên Xô. Tàu tuần dương Yorktown có 387 sĩ quan và thủy thủ, tàu dài 172m, trọng lượng 9.600 tấn, có 2 máy bay lên thẳng và tàu được trang bị ngư lôi...
Trước khi đến hải giới Liên Xô, các tàu này dừng lại nửa giờ. Lực lượng Hải quân Liên Xô đã gửi tới tàu tuần dương của Mỹ bức điện cảnh báo rằng phía trước họ là hải phận của Liên Xô và đã nhận được câu trả lời từ phía Mỹ: "Chúng tôi sẽ không đổi hướng vì không vi phạm gì cả". Trên thực tế, tàu chiến của Mỹ đã dừng lại cách đường biên giới trên biển của Liên Xô chừng 100m. Thật là không có gì phải phàn nàn!
Đụng độ
Khi các tàu chiến Mỹ đã chắc chắn xâm nhập vào vùng biển của Liên Xô, 2 tàu nhỏ SKR-6 và Bezzavetny - tàu biên phòng của Liên Xô đã được điều ra ngăn chặn. Nhận rõ ý đồ khiêu khích của các vị khách Mỹ, những người lính Xôviết đã chuẩn bị sẵn sàng, pháo trên tàu được đặt vào vị trí chiến đấu. Tuy nhiên, các thủy thủ Liên Xô không thể thực hiện các hành động quân sự trước vì họ đã nhận được chỉ thị phải thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị.
Khi Vladimir Bogdashin - Chỉ huy tàu Bezzavetny phát hiện thấy các máy bay trực thăng chiến đấu của Mỹ chuẩn bị cất cánh, một bức điện nữa lại được gửi tới chỉ huy tàu chiến Mỹ: máy bay sẽ bị bắn rơi vì xâm phạm không phận Liên Xô. Không có câu trả lời.
Trước tình hình đó, V. Bogdashin đã ra một quyết định táo bạo, tàu Bezzavetny của Liên Xô được lệnh mở hết tốc lực lao thẳng về phía tàu tuần dương của Mỹ. Khi tàu Bezzavetny còn cách chiếc tuần dương hạm khoảng 10m, các thủy thủ Mỹ đã đổ cả ra boong tàu và làm các cử chỉ tục tĩu với những người lính Liên Xô - giơ ngón tay giữa lên. Tàu tuần tra nhỏ của Liên Xô tiếp tục tăng tốc và đâm vào mạn tàu tuần dương của Mỹ. Do cú va chạm mạnh, tia lửa bắn ra tung tóe.
Trước cảnh tượng đó, các thủy thủ Mỹ không còn cười đùa được nữa. Đã có cháy ở một chỗ nào đó bên trong chiếc tàu tuần dương và nó đã bị mất kiểm soát. Đúng lúc này, tàu tuần tra Bezzavetny lại đâm tiếp một cú rất mạnh nữa. Cú đâm mạnh đến nỗi dường như chỉ trong một tích tắc chiếc tàu nhỏ của Liên Xô đã leo lên boong chiếc tuần dương hạm của Mỹ và với toàn bộ sức mạnh của mình, nó đã làm được điều mà cú đâm lần thứ nhất chưa làm được. Một cảnh thật ấn tượng, còn thiệt hại cho phía Liên Xô là không đáng kể.
Đồng thời với hành động của tàu Bezzavetny, chiếc SKR-6 của Liên Xô cũng đã đâm vào tàu khu trục Caron. Nhưng do tàu SKR-6 nhỏ hơn, nên nó đã không gây ra thiệt hại nào nghiêm trọng cho tàu khu trục Caron. Như những đứa trẻ bị đòn đau, chiếc tuần dương hạm Yorktown và tàu khu trục Caron của Mỹ đã phải rút ra ngoài hải phận của Liên Xô. Sau khi dừng lại ở đó một thời gian ngắn và gửi báo cáo về Bộ Chỉ huy Hải quân ở Washington, các tàu chiến của Mỹ đã phải rời khỏi biển Đen.
Số phận các con tàu
Ban đầu, Vladimir Bogdashin - Chỉ huy tàu Bezzavetny bị khiển trách vì đã khởi xướng cuộc đụng độ, sau đó được tặng thưởng huân chương với cách diễn đạt thành tích khác hẳn - "vì sự phát triển kỹ thuật mới". Về phía những tàu chiến Mỹ, các chỉ huy bị mất chức, việc cung cấp tài chính bị cắt giảm, sĩ quan và thủy thủ trên các tàu của Mỹ không còn dám ăn nói xấc xược với phía Liên Xô trên biển Đen nữa.
Sau đó, V. Bogdashin, người chỉ huy con tàu biên phòng Bezzavetny, đã gia nhập Hạm đội Biển Đen của Liên Xô và là Hạm trưởng của Soái hạm Moskva. Năm 2007, ông rời quân ngũ, chuyển sang ngạch hậu bị và làm việc cho Công ty Gazpromservis. Hiện nay, V. Bogdashin là Giám đốc Trung tâm Đào tạo của Công đoàn Moskva.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, gần như ngay lập tức, tàu SKR-6 đã bị cắt ra thành sắt phế liệu. Tàu Bezzavetny được trao lại cho Ukraina, giới quân sự Ukraina đã đổi tên của nó thành Dnepropetrovsk và bán lại cho Thổ Nhĩ Kỳ. Và, người Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh đắm con tàu này sau khi nó được mua bảo hiểm.
Mặc dù hiện nay các con tàu đó không còn, nhưng người ta vẫn nhớ mãi những hành động dũng cảm mà các thủy thủ của hai con tàu Bezzavetny và SKR-6 đã làm được ngày ấy.
Theo Infonet
Triều Tiên cảnh báo nguy cơ 'đụng độ thảm khốc' Triều Tiên ngày 27.5 cảnh báo những hành động "mang tính khiêu khích" của lực lượng Mỹ gần ngôi làng Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều có thể dẫn đến đụng độ quân sự "thảm khốc". Ảnh minh họa Theo AFP, lời cảnh báo trên xuất phát từ một chỉ huy giấu tên của lực lượng Triều Tiên đóng tại ngôi...