Mỹ liệt Xiaomi và 8 công ty Trung Quốc vào ‘danh sách đen’
Lầu Năm Góc đưa 9 công ty vào danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước này hôm 14/1.
Trong số các công ty Trung Quốc bị liệt vào “danh sách đen” của Bộ Quốc phòng Mỹ bao gồm hãng chế tạo máy bay Comac và hãng sản xuất điện thoại Xiaomi. Các nhà đầu tư Mỹ buộc phải thoái vốn khỏi các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách này trước ngày 11/11.
Ngoài Comac và Xiaomi, Lầu Năm Góc cho biết đã liệt vào “danh sách đen” hãng Advanced Micro-Fabrication Equipment, Luokung Technology, Beijing Zhongguancun Development Investment Centre, GOWIN Semiconductor, Grand China Air, Global Tone Communication Technology và China National Aviation Holding.
Đại diện các hãng này chưa bình luận về thông tin.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cáo buộc Mỹ “gắn mác chính trị và ý thức hệ vào các vấn đề kinh tế và thương mại, lợi dụng quyền lực nhà nước để đàn áp các công ty nước ngoài với lý do an ninh quốc gia”.
Bên ngoài một cửa hàng của Xiaomi ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, tháng 4/2018. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Công ty hàng không Skyrizon của Trung Quốc bị liệt vào danh sách “người dùng cuối quân sự” (MEU) do có thể phát triển các sản phẩm quân sự bao gồm động cơ máy bay. Skyrizon bị hạn chế khả năng tiếp cận hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Chính quyền Trump tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong những ngày cuối cùng, nhằm vào những gì mà Mỹ coi là nỗ lực của Trung Quốc trong việc “dùng các tập đoàn làm phương tiện khai thác công nghệ dân sự cho mục đích quân sự”.
Động thái trừng phạt loạt thực thể Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/1 được nhận định sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và đối thủ chiến lược ở châu Á của mình, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức ngày 20/1. Nhóm chuyển tiếp Biden chưa bình luận về thông tin.
Trước đó, Mỹ trừng phạt giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức và sĩ quan Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) với cáo buộc “sử dụng các biện pháp cưỡng bức với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.
Các quan chức Mỹ cho biết hạn chế mới nhằm vào CNOOC không áp dụng với nhiên liệu thô, nhiên liệu tinh chế và khí hóa lỏng, và các liên doanh của CNOOC không hoạt động ở Biển Đông.
Giàn khoan dầu Hải dương 981 của CNOOC di chuyển ở ngoài khơi đảo Hải Nam, tháng 3/2018. Ảnh: Reuters .
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết CNOOC hành động như “một kẻ bắt nạt” của quân đội Trung Quốc và lực lượng này “tiếp tục hưởng loại từ các chính sách hợp nhất quân dân sự của chính phủ cho các mục đích xấu”.
Bộ Thương mại Mỹ đã liệt CNOOC vào “danh sách thực thể”, yêu cầu các công ty trong số này phải xin giấy phép đặc biệt trước khi có thể nhập khẩu mặt hàng công nghệ cao từ Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/1 hủy kế hoạch đưa các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba, Tencent và Baidu vào “danh sách đen”, 4 nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết.
Mỹ đưa hai công ty Trung Quốc vào danh sách đen quốc phòng
Đây được cho là một trong những động thái nhằm củng cố di sản với lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump trước thời hạn mãn nhiệm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Getty Images
Theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị đưa hãng chíp Trung Quốc SMIC và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào "danh sách đen" quốc phòng, gồm các công ty được xác định thuộc sở hữu hoặc do quân đội Bắc Kinh kiểm soát.
Theo đó, SMIC và CNOOC sẽ bị hạn chế tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ. Động thái này được dự báo sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đầu tháng 11, Reuters cũng đưa tin cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc thuộc sở hữu hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát vào "danh sách đen", nâng tổng số công ty bị ảnh hưởng lên 35.
Hiện tại, chưa rõ khi nào danh sách đen này sẽ chính thức được công bố. Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters cho biết những công ty bị liệt vào danh sách bao gồm Công ty TNHH Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).
Đại diện của SMIC cho biết đang tiếp tục tham gia thảo luận với tinh thần xây dựng và cởi mở cùng chính phủ Mỹ, đồng thời khẳng định các sản phẩm và dịch vụ của công ty chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại.
"Công ty chúng tôi không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất sản phẩm cho bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào có mục đích quân sự", đại diện SMIC nói.
SMIC là hãng sản xuất chíp hàng đầu Trung Quốc và phụ thuộc lớn vào những thiết bị nhập từ các nhà cung cấp Mỹ. Tháng 9/2020, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo yêu cầu các doanh nghiệp nước này phải xin giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC. Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ kết luận rằng việc cung cấp thiết bị cho SMIC gây ra "rủi ro không thể chấp nhận được", khi các thiết bị này có thể được dùng cho mục đích quân sự.
Theo các nhà phân tích, việc đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách quân sự, cùng loạt chính sách thương tự, là động thái nhằm củng cố di sản với lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump trước thời hạn mãn nhiệm. Những động thái này cũng nằm trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản Bắc Kinh tận dụng các tập đoàn dân sự cho mục đích quân sự - điều mà chính quyền Mỹ đang cáo buộc.
Tuần trước, Reuters cũng đưa tin cho biết chính quyền Tổng thống Trump chuẩn bị công bố 89 công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cùng các doanh nghiệp khác có liên quan tới quân đội vào "danh sách đen" bị hạn chế mua hàng hóa và công nghệ Mỹ. Đầu năm nay, một số công ty Trung Quốc khổng lồ như Hikvision, China Telecom và China Mobile đã bị liệt vào danh sách này.
Đầu tháng 11, ông Trump cũng ký một sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty trong "danh sách đen", có hiệu lực từ tháng 11/2021. Hiện tại, Quốc hội và chính quyền Washington ngày càng tìm nhiều cách nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn Mỹ của các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định, dù việc này có thể ảnh hưởng tới Phố Wall.
Lầu Năm Góc tính thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch xác định thêm 4 công ty là "được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn", hạn chế khả năng tiếp cận của họ với nhà đầu tư Mỹ. Một quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với vấn đề hôm 20/11 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có thể thông báo vào cuối ngày hoặc...