Mỹ liệt loạt thực thể Trung Quốc vào danh sách đen thương mại
Hôm 2/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thêm 37 công ty vào danh sách đen thương mại, trong đó nhiều công ty từ Trung Quốc.
Trong danh sách Bộ Thương mại Mỹ công bố có BGI Research và BGI Tech Solutions (Hong Kong). Hai công ty này bị cáo buộc gây ra ” rủi ro đáng kể” trong việc thực thi chính sách của Chính phủ Trung Quốc.
“Hành động của các thực thể này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu di truyền có nguy cơ làm chệch hướng các chương trình quân sự của Trung Quốc”, Bộ Thương mại Mỹ cho hay.
Công ty di truyền học BGI của Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, công ty điện toán đám mây Inspur bị cáo buộc mua hàng hóa của Mỹ để hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ Thương mại đã thêm 26 thực thể khác của Trung Quốc vào danh sách đen, khiến các công ty này không nhận được hàng từ nhà cung cấp của Mỹ.
Danh sách đen thương mại cũng bao gồm một số thực thể mà Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang cung cấp hàng hoá cho một thực thể bị trừng phạt ở Iran và 3 công ty ở Nga, Belarus và Đài Loan. Những công ty này đang hỗ trợ cho quân đội Nga.
“Khi xác định các thực thể gây lo ngại về an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại đối với Mỹ, chúng tôi thêm vào danh sách đen để có thể kiểm soát các giao dịch của những công ty này”, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Thea Kendler cho biết.
Động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden có khả năng làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, vốn đã bị mắc kẹt trong cuộc chiến công nghệ nhiều năm.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đặc biệt lên cao kể từ khi chính quyền ông Biden bắn hạ một khinh khí cầu bị nghi là do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ vào tháng trước.
Gần đây, Mỹ lo ngại Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Nga, cảnh báo sẽ trừng phạt mạnh tay nếu điều đó xảy ra.
Mỹ trừng phạt 28 thực thể Trung Quốc
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu với các công ty Trung Quốc do lo ngại về an ninh quốc gia.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty Trung Quốc bị trừng phạt lần này đặt ra một loạt rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn. Ảnh: WSJ
Theo tờ Wall Street Journal, Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/3 đã thực hiện động thái trên nhằm giảm thiểu điều mà họ cho là mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng tăng từ Trung Quốc .
Khi bổ sung 28 công ty và cá nhân Trung Quốc vào danh sách trừng phạt, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty này đặt ra một loạt rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn.
Theo đó, Mỹ không cho các thực thể trong danh sách trừng phạt sử dụng hàng hóa của Mỹ mà có thể gây ra mối đe dọa tiềm ẩn đối với lợi ích của phương Tây.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Xuất hiện nhiều lời kêu gọi chính quyền Mỹ áp đặt mạnh mẽ hơn quyền trừng phạt của mình và thắt chặt các hạn chế đối với thương mại và đầu tư giữa hai cường quốc.
Trong khi các biện pháp trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ cấm mọi giao dịch kinh doanh và tài chính với các đối tượng bị trừng phạt, thì Bộ Thương mại Mỹ hạn chế việc bán hàng cho các công ty bị trừng phạt trừ khi các nhà xuất khẩu nhận được giấy phép từ chính phủ Mỹ. Do đó, chúng thường được các nhà phân tích và quan chức trong ngành coi là một biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng hơn.
Các mối đe dọa an ninh khác được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra bao gồm các khoản đóng góp cho chương trình tên lửa đạn đạo của Pakistan và thiết bị giám sát cho quân đội Myanmar đang bị trừng phạt.
Những công ty được đưa vào danh sách trừng phạt lần này có các công ty con của công ty di truyền học Trung Quốc BGI, công ty điện toán đám mây Inspur, công ty vận tải hàng không AIF Global Logistics và một số công ty điện tử.
Các công ty và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington hiện vẫn chưa đưa ra bình luận. Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tố cáo các biện pháp trừng phạt của Mỹ là bất hợp pháp.
Chính quyền Mỹ gần đây đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ một số nghị sĩ và cựu quan chức về việc xử lý các luồng tài chính và thương mại bị cấm đi qua Trung Quốc, bao gồm cả bằng chứng cho thấy các công ty do chính phủ Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát đang giao dịch trực tiếp với các công ty quốc phòng Nga bị trừng phạt. Dữ liệu thương mại của Nga cho thấy Trung Quốc là kênh chính cho nhiều mặt hàng xuất khẩu bị cấm mà Mỹ cho rằng quân đội Nga cần.
Chính quyền Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhiều công ty và cá nhân Trung Quốc, nhưng một số nhà lập pháp Mỹ cho rằng chúng chưa đủ mạnh. Khi Bắc Kinh bị cáo buộc cân nhắc gửi viện trợ sát thương cho Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine, một số quan chức và nhà phân tích trong ngành nói rằng chính quyền Mỹ dường như đang kiềm chế áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn để không khiêu khích Trung Quốc.
John Hardie, Phó Giám đốc Chương trình Nga tại cơ quan tư vấn Foundation for Defense of Democracies, cho rằng: "Washington không nên đợi Bắc Kinh gửi viện trợ sát thương rồi mới hành động. Nhiều công ty Trung Quốc đã tham gia vào hoạt động có thể bị trừng phạt bằng cách cung cấp các hình thức hỗ trợ khác cho Nga, nhưng Bộ Tài chính Mỹ chỉ chỉ định một phần nhỏ trong số đó. Điều đó cần thay đổi".
Trung Quốc phản ứng gay gắt với Mỹ vì đòn trừng phạt liên quan Nga Ngày 27/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ các biện pháp trừng phạt mới đây của Mỹ nhằm vào các công ty của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. (Nguồn: FMPRC) Tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn bộ trên Mao Ninh nhấn mạnh: "Chúng tôi cực kỳ không...