Mỹ lên tiếng về việc triển khai máy bay không người lái trong khu vực
Mỹ sẽ chỉ triển khai máy bay quân sự để hỗ trợ việc giám sát trên không cho các mục đích nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn theo đề nghị của chính phủ Philippines.
Mỹ đã triển khai máy bay giám sát hàng hải P-3C Orion trên Biển Đông nhằm giúp Manila thu thập thông tin tình báo
Đây là khẳng định của Đại sứ quán Mỹ tại Manila sau khi có thông tin cho biết, ông Rodrigo Duterte, Thị trưởng thành phố Davao, Philippines nói rằng Mỹ đã xin phép sử dụng một sân bay cũ ở Davao làm nơi triển khai các hoạt động cất cánh, hạ cánh các máy bay không người lái, nhưng ông đã từ chối, do lo ngại Mỹ hoạt động bí mật tại Davao và không muốn “gặp rắc rối” và “giết người”.
Trong một thông cáo gửi tờ Philippines Daily Inquirer, các quan chức Đại sứ quán Mỹ cho biết, quân đội Mỹ sẽ chỉ triển khai máy bay không người lái chỉ khi chính phủ Philippines đề nghị hỗ trợ.
Video đang HOT
“Theo yêu cầu của chính phủ Philippines, quân đội Mỹ đã thực hiện trinh sát trên không bằng cách sử dụng các máy bay không người lái nhỏ, không trang bị vũ khí để hỗ trợ cho các hoạt động như phân tích địa hình và ước lượng an toàn”, trích thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines.
Tuy không bình luận về phát biểu của Thị trưởng thành phố Davao nhưng thông cáo phía Đại sứ quán Mỹ khẳng định: hoạt động của các máy bay không người lái Mỹ được giới hạn trong nhiệm vụ trinh sát trên không trong các trường hợp nhân đạo, sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp.
Chẳng hạn, Mỹ đã từng hỗ trợ Philippines trinh sát trên không, phục vụ tìm kiếm và cứu nạn các nạn nhân của cơn bão Pablo, làm chết hơn 1.100 người trên đảo Mindanao vào tháng 12 năm ngoái. Mỹ cũng từng triển khai máy bay trinh sát trên vùng biển ngoài khơi Masbate để xác định vị trí chiếc máy bay xấu số chở Bộ trưởng nội vụ Jesse Robredo hồi tháng 8 năm 2012.
Phát biểu của ông Duterte được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines đang tiến hành đàm phán về việc cho phép Mỹ triển khai thêm quân, luân phiên hiện diện ở các căn cứ quân sự của Philippines. Theo Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Philippines, đây là việc cần thiết nhằm giúp Manila có thêm các nguồn lực trong việc tăng cường khả năng “phòng thủ tối thiểu đáng tin cậy” để bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn chặn sự “gia tăng gây hấn” của Trung Quốc trong vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Trước đó, hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã xác nhận việc Mỹ đã triển khai máy bay giám sát hàng hải P-3C Orion trên Biển Đông nhằm giúp Manila thu thập thông tin tình báo, theo yêu cầu của nước này.
Theo Dantri
Mỹ mở cửa trở lại các phái bộ ngoại giao ở Trung Đông
Mỹ sẽ ở cửa trở lại các phái bộ ngoại giao ở Trung Đông-Bắc Phi, trừ Yemen, từ hôm nay 11/8, ngày làm việc đầu tiên của tuần mới ở các quốc gia Hồi giáo.
An ninh vẫn được thắt chặt tại thủ đô Sanaa của Yemen những ngày qua. Trong ảnh, các hàng rào cứng được dựng lên bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sanaa.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã thông báo tin này ngày hôm qua khi nói rằng 18 trong tổng số 19 đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ bị đóng cửa một tuần qua sẽ được mở cửa trở lại.
"Washington sẽ mở cửa lại tất cả đại sứ quán và phái bộ ngoại giao ở Trung Đông, trừ Yemen, từ ngày 11/8 sau khi đã đánh giá lại mối đe dọa do tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda tạo ra", bà Jen Psaki tuyên bố.
Bà Jen Psaki giải thích Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Sanaa của Yemen vẫn tiếp tục bị đóng cửa vì chưa hết quan ngại về nguy cơ tấn công khủng bố của lực lượng al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP). Ngoài ra, lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Lahore của Pakistan cũng tiếp tục bị đóng cửa.
Theo bà Psaki, Mỹ sẽ tiếp tục giám sát các mối đe dọa ở Sanaa và Lahore cho tới khi đưa ra quyết định về thời điểm mở cửa lại những phái bộ này.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá những đe dọa tại Sanaa và Lahore, sau đó sẽ đưa ra quyết định về việc mở cửa các văn phòng này dựa trên kết quả đánh giá", bà nói.
Trước đó, do o ngại nguy cơ tấn công khủng bố vào thời điểm kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi gáo, chính phủ Mỹ đã quyết định đóng cửa hơn 20 phái bộ ngoại giao ở Trung Đông - Bắc Phi hôm 4/8 và sau đó gia hạn đến hết ngày 10/8 đối với 19 cơ quan trong số này. Ngoài ra, Mỹ cũng đã rút hầu hết các nhân viên sứ quán ở thủ đô Sanaa từ hôm 6/8 sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp khẩn cấp với Tổng thống lâm thời Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi để bàn về hợp tác chống khủng bố. Tiếp đó, Mỹ cũng rút tất cả các nhân viên không quan trọng trước quan ngại về điều mà nước này gọi là "mối đe dọa rõ ràng".
Việc đóng cửa các phái bộ ngoại giao, đưa ra cảnh báo đi lại toàn cầu và rút các nhân viên ngoại giao về nước được Mỹ đưa ra sau khi nước này thu được cuộc thoại giữa hai nhân vật chóp bu của al-Qaeda và AQAP, trong đó có bàn về kế hoạch tấn công một tòa đại sứ của Mỹ.
Theo Dantri
Mỹ yêu cầu công dân lập tức rời khỏi Yemen Lo sợ nguy cơ tấn công khủng bố, Mỹ đã yêu cầu các viên chức không có phận sự và công dân nước này rời khỏi Yemen ngay lập tức. Vài ngày sau khi ban bố cảnh báo an ninh toàn cầu và đóng cửa tạm thời nhiều đại sứ quán, hôm nay Mỹ tiếp tục ra lệnh cho các viên chức chính...