Mỹ lên kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớp “Columbia” thế hệ mới
Mỹ đã lên kế hoạch cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới “Columbia”. Các con tàu của dự án này dự kiến sẽ thay thế cho các tàu sân bay mang tên lửa chiến lược loại “Ohio” đã lỗi thời.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Mỹ.
Hải quân Mỹ hiện đang sở hữu 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại “Ohio” với lượng giãn nước là 18,5 nghìn tấn. Chiều dài của tàu là 170m với đường kính 13m. Mỗi tàu có khả năng mang theo 23 tên lửa đạn đạo Trident. Ngoài ra, trên các tàu này còn được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm.
Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, 12 tàu ngầm mới thuộc lớp “Columbia” sẽ được chế tạo. Dự kiến đến năm 2027, chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động và từ năm 2031 sẽ được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Tàu ngầm hạt nhân Colombia.
Được biết, các thông số về độ giãn nước, chiều dài và đường kính của các tàu lớp “Columbia” sẽ gần giống với các tàu lớp “Ohio”. Theo dự kiến, mỗi tàu ngầm mới sẽ được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident II D5 và được lên kế hoạch sử dụng trong quân đội trong vòng 42 năm.
Các tàu ngầm thế hệ mới sẽ được thiết kế bánh lái đuôi hình chữ X, các tay lái ngang sẽ được đặt trên buồng lái. Thay vì chân vịt, tàu sẽ được trang bị động cơ tia nước. Các tàu “Columbia” sẽ nhận được một hệ thống động cơ điện với nam châm vĩnh cửu. Thiết bị này sẽ được cung cấp điện từ nhà máy điện hạt nhân. Với các đặc điểm thiết kế như vậy, tàu ngầm thế hệ mới sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.
Phương Võ
Theo giaoducthoidaiTopwar.ru
Video đang HOT
Bất chấp Mỹ dọa cấm vận, Ấn Độ đã mua hàng loạt vũ khí gì của Nga?
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia thiết lập mối quan hệ gần gũi với Mỹ nhưng vẫn không ngừng mua vũ khí Nga, bất chấp khả năng bị cấm vận.
Tổ hợp phòng không tối tân S-400.
Theo RT, Ấn Độ mới đây đã đạt thỏa thuận mua 464 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga với giá 1,93 tỷ USD và đây vẫn chưa phải thương vụ lớn nhất.
Thỏa thuận được ký hồi tuần trước tiếp tục mở rộng kho vũ khí Nga trong hàng ngũ quân đội Ấn Độ. Quốc gia này cũng là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Năm ngoái, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 5 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga với giá lên tới 5,43 tỷ USD. Đơn hàng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Uy lực của hệ thống S-400 là khả năng đánh chặn, phá hủy mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400km và có thể tấn công 6 mục tiêu đồng thời. Ấn Độ mới đây đã bày tỏ quan điểm cương quyết tiếp nhận hệ thống S-400, bất chấp cảnh báo cấm vận của Mỹ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Ấn Độ hiện đã sở hữu hơn 1.000 xe tăng T-90 với nhiều phiên bản khác nhau của Nga. Kể từ đầu năm 2000, quốc gia này đã sử dụng xe tăng T-90 với những tính năng được nhà sản xuất Nga làm riêng cho Ấn Độ.
Một số xe tăng được sản xuất tại nga, số khác được lắp ráp tại nhà máy Ấn Độ để có thể dễ dàng bảo trì, sửa chữa. Bên cạnh T-90, Ấn Độ cũng mua hàng loạt xe tăng T-90M, là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất.
Trên thực tế, số xe tăng T-90 Ấn Độ sở hữu thậm chí còn nhiều hơn cả quân đội Nga. Moscow hiện chủ yếu sử dụng các xe tăng T-72 lỗi thời hơn.
Máy bay chiến đấu Nga
Tiêm kích MiG-21 phiên bản hiện đại nhất của Ấn Độ.
Không quân Ấn Độ hiện sở hữu một loạt các máy bay chiến đấu của Nga, như hàng trăm chiếc MiG-21. Các máy bay này là phiên bản MiG-21UPG Bison hiện đại nhất, có năng lực chiến đấu ngang ngửa với các tiêm kích thế hệ 4 hiện nay.
Mẫu máy bay này vừa có thể không chiến, vừa có thể đóng vai trò không kích mặt đất.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng sở hữu các máy bay Nga hiện đại hơn như 200 chiến đấu cơ đa năng Su-30MKI với chữ cái "I" chỉ phiên bản sản xuất đặc biệt cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng sở hữu các tiêm kích hạm MiG-29K, cất cánh từ tàu sân bay.
Tàu chiến và tàu ngầm
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula đang được Ấn Độ thuê của Nga.
Hải quân Ấn Độ hiện chú trọng việc chế tạo tàu chiến nội địa, nhưng vẫn không thể thiếu các mẫu tàu chiến, tàu ngầm chủ lực của Nga.
Một trong số đó là tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, thuộc lớp Akula do Ấn Độ thuê của Nga. Hợp đồng thuê tàu ngầm được ký năm 2012, với thời hạn 10 năm.
Trong bối cảnh hợp đồng sắp hết hạn, Ấn Độ đã ngỏ ý muốn thuê thêm một chiếc tàu ngầm loại này và gia hạn hợp đồng cũ.
INS Vikramaditya, tàu sân bay chủ lực của Ấn Độ, thực tế là tàu tuần dương tên lửa có khả năng mang máy bay từ thời Liên Xô. Nga đã bán con tàu cho Ấn Độ vào đầu những năm 2010 và đó cũng là tàu duy nhất còn lại trong lớp tàu này.
Hải quân Ấn Độ hiện đang gấp rút đóng mới tàu sân bay nội địa mang tên INS Vikrant. Con tàu dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2021.
Theo Danviet
Ấn Độ triển khai hàng chục chiến hạm, tàu ngầm "nắn gân" Pakistan Hải quân Ấn Độ xác nhận đã huy động hàng chục tàu chiến Ấn Độ, bao gồm một tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tham gia tập trận hàng hải quy mô lớn trong bối cảnh căng thẳng sôi sục với Pakistan. "Tàu sân bay INS Vikramaditya, tàu ngầm hạt nhân và hàng chục tàu chiến khác...