Mỹ Latinh lo ngại tụt hậu trong tiếp cận các phương pháp điều trị mới
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 15/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ ( PAHO) bày tỏ lo ngại châu Mỹ có thể “bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống COVID-19, đồng thời kêu gọi các quốc gia và công ty trong khu vực hợp tác chặt chẽ để đảm bảo quyền tiếp cận các phương pháp điều trị mới cho châu lục này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mexico City, Mexico. Ảnh: THX/TTXVN
PAHO đã nhiều lần cảnh báo rằng các nước nghèo nhất ở Mỹ Latinh và Caribe sẽ tụt hậu so với các nước giàu nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 và sự chậm trễ sẽ khiến những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất đối mặt rủi ro.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, Giám đốc PAHO Carissa Etienne nhấn mạnh: “Khi các phương pháp điều trị mới đạt được sự chấp thuận cuối cùng, các quốc gia và công ty phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng tất cả những người có thể hưởng lợi từ những phương pháp này đều có thể được tiếp cận kịp thời, với mức giá mà các quốc gia của chúng ta có thể chi trả”.
Bà Carissa Etienne cho biết, với chức năng là văn phòng khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PAHO đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và sẽ hỗ trợ các quốc gia, tổ chức quốc tế và các công ty đảm bảo tiếp cận các phương thức điều trị trong tương lai, ví dụ như thuốc kháng virus.
Giám đốc PAHO kêu gọi các công ty dược phẩm thiện chí và chia sẻ công khai những công nghệ và nguồn lực liên quan với tất cả các quốc gia để châu Mỹ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID-19.
Liên quan đến diễn biến của đại dịch COVID-19 trong khu vực, bà Etienne đánh giá tình hình dịch bệnh năm 2021 đang tồi tệ hơn với số ca mắc mới và tử vong do virus SARS-CoV-2 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Trong bối cảnh các chiến dịch tiêm chủng chưa được triển khai nhanh chóng và nhất quán như mong đợi, hàng triệu người Mỹ Latinh vẫn chưa được tiêm ngừa COVID-19. Các số liệu chính thức cho thấy chỉ khoảng 56% người dân khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã được tiêm chủng đầy đủ. Các ca nhiễm mới COVID-19 trong khu vực đã tăng 18,4% trong tuần trước lên 926.056 ca. Mỹ, Canada, Ecuador, Paraguay, Uruguay và nhiều vùng của Caribe đều ghi nhận số ca mắc mới tăng đột biến.
Trước đó, ngày 14/12, hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) thông báo các cuộc thử nghiệm cuối cùng cho thấy thuốc kháng virus dạng viên uống do hãng này phát triển có khả năng giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao, đồng thời có hiệu quả trong việc chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Pfizer tiết lộ đang đàm phán với các cơ quan quản lý để được cấp phép điều trị.
Đối thủ cạnh tranh của Pfizer là Merck & Co cũng đã nộp đơn xin cấp phép khẩn cấp cho thuốc kháng virus Molnupiravir điều trị COVID-19 do hãng này nghiên cứu và phát triển.
WHO: Thông tin sai lệch khiến đại dịch COVID-19 kéo dài
Trưởng ban chỉ đạo kỹ thuật của WHO Maria Van Kerkhove khẳng định trong khoảng 4 tuần qua, lượng thông tin sai lệch dường như gia tăng đáng kể và gây hoang mang cho công chúng.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 25/8, quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tình trạng lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19 và vaccine phòng bệnh thời gian qua diễn ra nghiêm trọng hơn và khiến cho người dân trở nên do dự với quyết định đi tiêm phòng, làm tăng số ca mắc mới.
Phát biểu tại phiên hỏi đáp trực tuyến của WHO, trưởng ban chỉ đạo kỹ thuật của WHO Maria Van Kerkhove khẳng định trong khoảng 4 tuần qua, lượng thông tin sai lệch dường như gia tăng đáng kể và gây hoang mang cho công chúng. Theo bà, thông tin sai lệch chính là một yếu tố nguy cơ giúp virus tiếp tục lây lan và gây hại.
Trong khi đó, giới chức y tế cộng đồng đều cho rằng chính những thông tin sai lệch đã làm gia tăng tâm lý hoài nghi về vaccine trên toàn thế giới.
Hồi tháng 7, Tổng y sỹ Mỹ Vivek Murthy cũng gọi việc đưa tin sai sự thật về dịch COVID-19 là một hiểm họa cộng đồng nghiêm trọng.
Theo Quỹ gia đình Kaiser, hầu hết những người Mỹ chưa tiêm phòng đều nghĩ rằng việc tiêm vaccine COVID-19 còn gây nguy cơ đe dọa tính mạng cao hơn chính việc bị mắc căn bệnh này.
Các quan chức y tế Mỹ đều cho rằng thông tin sai lệch thời gian qua đã trở thành một vấn đề ngày càng lớn trong đại dịch, làm gia tăng tâm lý do dự đi tiêm phòng trong dân chúng.
Họ hy vọng việc cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ cho vaccine của Pfizer sẽ góp phần xua tan tâm lý lo lắng của người dân, khuyến khích mọi người đi tiêm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Quỹ gia đình Kaiser, khoảng 30% người dân Mỹ chưa được tiêm khẳng định sẽ đi tiêm khi có vaccine được cấp phép đầy đủ.
Theo Tiến sỹ Peter Marks, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá sinh học của FDA, những thông tin sai lệch về vaccine là một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.
Những thuyết âm mưu về vaccine hay các thông tin đồn thổi về nguy cơ của vaccine đã xuất hiện rất nhiều và được lan truyền dù đều là những thông tin sai sự thực.
Không chỉ thông tin về vaccine, thông tin về thuốc điều trị COVID-19 cũng không ít tin sai lệch. Cuối tuần qua FDA và Cơ quan Y tế bang Mississippi đã phải đưa ra những khuyến cáo với người dân không làm theo những lời đồn về việc sử dụng thuốc Invermectin để điều trị COVID-19.
Giám đốc chi nhánh WHO ở Mỹ Latinh, Tổ chức Y tế liên Mỹ, đã đưa kêu gọi người dân các nước Carribe "tỉnh táo," tránh mù quáng hành động theo những thông tin sai lệch dẫn đến quyết định không đi tiêm phòng.
Thông tin sai lệch len lỏi cả vào các cuộc họp của ban phụ huynh và ban giám hiệu các nhà trường tại Mỹ khi năm học mới sắp đến, cản trở kế hoạch ban hành yêu cầu bắt buộc đeo khẩu tranh hoặc tiêm phòng cho trẻ em và các nhân viên trường học.
Theo Tiến sỹ Anthony Fauci, cố vấn dịch bệnh hàng đầu tại Mỹ, việc tiêm phòng có thể giúp kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ vào mùa Xuân tới.
Ông Fauci đã kêu gọi người dân Mỹ chưa được tiêm phòng hãy nắm lấy cơ hội để chính mình có thể góp phần rút ngắn thời gian đẩy lùi đại dịch bằng cách đi tiêm phòng .
Khối ALBA ra tuyên bố chung khẳng định bảo vệ hòa bình và hội nhập Mỹ Latinh - Caribe Ngày 14/12, Hội nghị thương đỉnh Liên minh Bolivar cho châu Mỹ - Hiệp định thương mại giữa các dân tộc (ALBA-TCP) lần thứ XX tại La Habana đã ra Tuyên bố chung nhấn mạnh cam kết đối với nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy hòa bình và hội nhập Mỹ Latinh - Caribe dựa trên cơ chế đồng thuận chính trị,...