Mỹ Latinh là khu vực khó kiểm soát COVID-19 nhất trên thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, gần 7 tháng kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Mỹ Latinh, khu vực này đang là nơi bị tác động và khó kiểm soát nhất dịch bệnh chết người trên, khi chiếm tới 33,8% số ca tử vong và 27% số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Alegre, Brazil. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là kết luận được đưa ra trong cuộc họp lần thứ 58 của Hội đồng quản trị Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO) – nhánh châu lục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó tổng kết Mỹ Latinh đã ghi nhận hơn 338.000 ca tử vong và 9,2 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2.
PAHO cảnh báo trong số 10 quốc gia có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới, đã có 5 nước Mỹ Latinh, gồm Brazil đứng thứ 3 (4,7 triệu ca), Colombia thứ 5 (hơn 818.000), Peru thứ 6 (805.000 ca), Mexico thứ 8 (733.000 ca) và Argentina thứ 9 (723.000 ca); còn trong 5 quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới, khu vực này cũng đóng góp 2 “đại diện” là Brazil thứ 2 (142.000) và Mexico thứ 4 (76.000), vượt trên cả các nước từng bùng phát dịch trước và có lúc đứng hàng đầu danh sách như Anh, Italy, Pháp và Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Giám đốc PAHO Carissa Etiene đã kêu gọi các nước trong châu lục đề cao tinh thần đoàn kết, phối hợp trong nhiệm vụ đấu tranh chống dịch COVID-19, đồng thời thích nghi, đổi mới và tái định hướng hoạt động y tế công cộng của mình trong bối cảnh mới.
Hội nghị cũng bầu ra Brazil, Suriname và Cuba vào Ủy ban điều hành của tổ chức châu lục này theo nhiệm kỳ 3 năm.
Covid-19 có thể lây lan gấp đôi bởi cúm mùa
Nghiên cứu tại châu Âu cho thấy cúm mùa có thể làm tăng gấp đôi tốc độ lây Covid-19, người dân được khuyến cáo tiêm phòng cúm vào tháng 9.
Nghiên cứu chung của Viện Max Planck ở Đức kết hợp Viện Pasteur Pháp, cho thấy trung bình một bệnh nhân Covid-19 có thể lây cho hai người khác. Nếu người đó mắc thêm cúm mùa, nCoV sẽ lây nhiễm sang 4 hoặc 5 người. Kết quả nghiên cứu được đăng trên Medrxiv.org hôm 10/9, chưa được các chuyên gia thẩm định.
Tiến sĩ Domenech de Celles, nhà dịch tễ học, đứng đầu nhóm nghiên cứu, phát triển mô hình có thể mô phỏng sự đồng lưu hành của bệnh cúm mùa và Covid-19. Nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu Covid-19 ở các nước châu Âu, bao gồm Bỉ, Italy, Tây Ban Nha và Na Uy, từ đó phân tách tác động của hai bệnh truyền nhiễm khác nhau.
Ý kiến trái chiều xung quanh bệnh cúm mùa tác động đến đại dịch được đưa ra. Một số nhà khoa học tin rằng nhiễm cúm mùa sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch chéo, giúp bảo vệ một phần, và chống nhiễm nCoV. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng cúm mùa làm tình hình tồi tệ hơn, bởi một bệnh nhân đồng nhiễm chống lại hai loại virus cùng một lúc. Hơn nữa, một số triệu chứng cúm điển hình như ho và hắt hơi làm lây lan Covid-19.
Nghiên cứu của Domenech de Celles cho thấy "bằng chứng nhất quán trong lúc bệnh đồng lưu hành, cúm mùa có liên quan đến gia tăng mức lây truyền nCoV trung bình gấp 2-2,5 lần trong dân cư".
Các nhân viên y tế đợi đón một bệnh nhân Covid-19, tại nhà ga tàu ở Strasbourg, Pháp, ngày 3/4. Ảnh Reuters
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 30-50% trường hợp đồng nhiễm không được tìm ra. Theo Domenech de Celles, nguyên nhân có thể do thời gian khởi phát của hai bệnh khác nhau. Covid-19 thường khởi phát triệu chứng từ ngày thứ năm trở đi, lâu hơn thời gian ủ bệnh cúm mùa chỉ cần 1-2 ngày. Vì vậy, khi một bệnh nhân xét nghiệm nCoV, bệnh cúm có thể đã khỏi.
Nhiều lo ngại rằng làn sóng Covid-19 thứ hai có thể ập đến bán cầu Bắc vào mùa thu, khiến cuộc khủng hoảng Covid-19 tồi tệ hơn.
Tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, dự đoán vào tháng trước rằng mùa thu có thể "tồi tệ nhất", nếu người Mỹ không tuân theo các hướng dẫn như tránh đám đông và đeo khẩu trang.
Tiến sĩ Wang Chen, Chủ tịch Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc về ứng phó với đại dịch, khuyến cáo người dân nên tiêm phòng cúm trước khi nó đến vào tháng 11.
Tại Hội nghị quốc gia của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vào tháng trước, ông Chen cho biết, việc tiêm phòng cúm có thể giảm nguy cơ nhiễm các virus khác nhau gây ra các triệu chứng tương tự. Ông nhấn mạnh "phải thực hiện trước cuối tháng 9, hoặc chậm nhất là tháng 10".
Phó Thủ tướng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến G20 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của G20 trong chống dịch COVID-19, quá trình nghiên cứu vắcxin và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)...