Mỹ lật tẩy các công ty Trung Quốc giúp Triều Tiên tránh trừng phạt
Mỹ ngày 21.3 đã tuyên bố trừng phạt hai công ty vận tải biển của Trung Quốc vì đã giúp Triều Tiên tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ và quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đây là bước đi đầu tiên như vậy sau khi cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un kết thúc ở Hà Nội tháng trước.
Hãng tin Reuters cho biết Bộ Tài chính Mỹ cũng công bố bản cập nhật, liệt kê 67 tàu đã giúp vận chuyển trái phép dầu mỏ với các tàu chở dầu của Triều Tiên hoặc được cho là đã xuất khẩu than của Triều Tiên.
Bộ này công bố hai công ty mới bị trừng phạt là công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải quốc tế Dalian Haibo và công ty giao nhận quốc tế Liaoning Danxing đều có trụ sở ở Trung Quốc.
Động thái này cấm phía Mỹ làm ăn với các công ty trong danh sách và phong tỏa bất kỳ tài sản nào họ có tại Mỹ.
Washington thông báo các biện pháp trên ba tuần sau khi một cuộc gặp thứ hai giữa ông Trump và ông Kim kết thúc mà không đạt được thoả thuận vì yêu cầu của Triều Tiên, đòi nới lỏng các biện pháp trừng phạt, trong khi phía Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong một thông cáo rằng Bộ ông phụ trách “sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt và cho thấy rõ ràng rằng các công ty vận tải biển sử dụng các chiến thuật lừa đảo để che giấu hoạt động thương mại trái phép với Triều Tiên sẽ tự hứng lấy nguy cơ lớn”.
Theo Danviet
Đòn trừng phạt mạnh chưa từng có của Mỹ đối với Triều Tiên
11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên không phải được đưa ra ngay lập tức trong một lần. Trong đó, đòn trừng phạt mạnh chưa từng có được Tổng thống Mỹ Trump công bố hồi tháng 2.2018.
Mỹ đã áp nhiều biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Phát biểu từ Washington ngày 23.2.2018, ông Trump từng nhấn mạnh gói biện pháp trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhằm chống Triều Tiên, tập trung vào cấm vận năng lượng, ngăn cản tiếp cận nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Theo đó, có khoảng 50 tàu chở hàng, công ty vận tải biển và doanh nghiệp kinh doanh được phía Mỹ nên đích danh ở gói cấm vận mới.
Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 11.9.2017 đánh thêm vào 5 lĩnh vực chính được coi là thế mạnh của Bình Nhưỡng. Theo mô tả của Mỹ, đây là những biện pháp mạnh tay nhất nhằm vào quốc gia Đông Bắc Á từ trước đến nay.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 28.2.2019, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, đại diện của Triều Tiên trong các cuộc đàm phán với Mỹ tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội đã yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt, ngoại trừ những biện pháp liên quan đến vũ khí.
"Chúng tôi đã yêu cầu đại diện CHDCND Triều Tiên giải thích ý nghĩa của việc này, theo định nghĩa của họ, về bản chất (theo ý của họ) đó là tất cả các biện pháp trừng phạt, ngoại trừ (các chế tài liên quan đến) vũ khí", một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ trích dẫn lời quan chức. Theo ông, Triều Tiên ban đầu đưa ra những yêu cầu như vậy trong các cuộc họp với người Mỹ "ở cấp độ làm việc".
Cũng trong ngày 28.2.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại cuộc họp đã đồng ý tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon, nhưng ông cũng muốn Mỹ đáp lại bằng cách dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và CHDCND Triều Tiên, Donald Trump và Kim Jong-un, đã tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội vào ngày 27 28.2, kết thúc mà không có bất kỳ tài liệu nào được ký kết. Ông Trump tại cuộc họp báo nói rằng sự khác biệt giữa hai bên không phải là về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng đã không nhượng bộ trong "lĩnh vực khác". Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Young-ho nói rằng Triều Tiên đã đưa ra một đề xuất thực tế cho Mỹ dựa trên các nguyên tắc sự thỏa thuận và tin cậy tiến triển theo giai đoạn, bắt nguồn từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên tại Singapore.
Triều Tiên hiện đang phải chịu khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
Từ năm 2006, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 1718 nhằm phản ứng với hành động của Bình Nhưỡng và áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này.
Từ đó cho tới nay, Hội đồng Bảo an đã thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường trừng phạt quốc gia Đông Bắc Á sau những vụ thử tiếp theo. Triều Tiên hiện đang phải chịu khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hãng tin AFP dẫn nguồn Liên hợp quốc cho biết các lệnh trừng phạt liên quan 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
Các lệnh cấm vận thương mại bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt và quặng sắt (trừ các mặt hàng phục vụ cho sinh kế của người dân); cấm xuất khẩu kim loại quý; cấm nhập khẩu nhiên liệu hàng không và tên lửa (trừ sản phẩm phục vụ các chuyến bay thương mại).
Các lệnh cấm vận vũ khí gồm cấm bán cho Triều Tiên các vật liệu có thể được sử dụng cho mục đích quân sự (vũ khí, phương tiện...); cấm hợp tác trong các vấn đề an ninh và quân sự.
Các chế tài liên quan hàng hải gồm thanh tra một cách có hệ thống toàn bộ kiện hàng đến và rời đi từ Triều Tiên; cấm cập cảng tất cả các tàu thuyền nghi chở hàng lậu từ Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt ngoại giao cho phép các quốc gia trục xuất các quan chức ngoại giao Triều Tiên hoặc người quốc tịch nước ngoài tham gia vào các thỏa thuận bất hợp pháp có lợi cho Bình Nhưỡng.
Cùng với những chế tài trên là các lệnh cấm bán hàng hóa xa xỉ, mở rộng đóng băng tài sản của Chính phủ Triều Tiên, đảng cầm quyền và tài sản ngân hàng ở nước ngoài.
Tháng 9.2017, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên sau khi quốc gia này thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6 diễn ra ngày 3/9 cùng năm, trong đó có các biện pháp cấm cung cấp, bán hoặc vận chuyển tất cả các loại khí ngưng tụ, khí đốt hóa lỏng cho Triều Tiên; cấm xuất khẩu hàng dệt may Triều Tiên (vải và hàng thêu trang trí); cấm các nước cấp mới giấy phép lao động cho công dân Triều Tiên sinh sống ở nước ngoài.
Những biện pháp trên được cho là tác động không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của người dân Triều Tiên.
Với mong muốn cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận và tạo cơ hội phát triển cho Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong những năm gần đây đã bắt đầu các nỗ lực đàm phán phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao với các đồng minh như Trung Quốc hay với những cựu thù như Hàn Quốc và Mỹ.
Theo Danviet
Hàn Quốc gợi ý 'chiêu' phá vỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân Một cố vấn đặc biệt về các vấn đề thống nhất, đối ngoại và an ninh của Tổng thống Hàn Quốc ngày 3/12 cho biết Mỹ có thể giúp phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên mà không cần dỡ bỏ trừng phạt, nếu Washington cho phép các tổ chức nhân đạo...