Mỹ lật ngược chính sách, người Việt lại đối mặt nguy cơ bị trục xuất
Động thái của chính quyền Trump nhằm siết chặt nhập cư diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.
Theo The Atlantic, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động việc trục xuất người nhập cư gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Nhiều người trong số này tới Mỹ trong giai đoạn trong và sau Chiến tranh Việt Nam.
Bản tin của Atlantic dẫn lời nguồn tin giấu tên từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, nói hồi tuần trước.
Đây là động thái mới nhất trong chính sách hạn chế tị nạn, thắt chặt nhập cư được Tổng thống Trump ưu tiên. Tuy nhiên, việc này chắc chắn sẽ gây bất ngờ lẫn bất bình bởi Nhà Trắng từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi tháng 8, trước khi lật ngược một lần nữa.
Chính quyền Mỹ giờ ra quyết định mọi người gốc Việt nhập cư vào Mỹ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là đối tượng áp dụng luật di trú thông thường, tức đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trục xuất người nước ngoài phạm tội là ưu tiên
Quyết định mới nhất quán với những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm siết chặt nhập cư. Tổng thống Trump lúc tranh cử từng thường xuyên phàn nàn về vấn đề này và thậm chí cho rằng người nhập cư liên quan đến hàng loạt điều tệ hại khác ở Mỹ.
Năm 2008, Việt Nam và Mỹ đã ký thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, người gốc Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12/7/1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.
Năm 2017, chính quyền Trump bắt đầu theo đuổi chính sách trục xuất nhiều người tị nạn đến từ Việt Nam, Campuchia và một số nước khác. Họ bị cáo buộc là “người nước ngoài phạm tội bạo lực”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen trong một cuộc họp hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đầu năm 2017, Washington đơn phương diễn giải lại thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, qua đó cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày 12/7/1995.
Đến tháng 8 vừa qua, Mỹ rút lại chính sách đó. Tuy vậy, đến tuần trước, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay chính quyền Mỹ sẽ một lần nữa đảo ngược tiến trình.
Washington tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất, người phát ngôn giấu tiên nói với Atlantic.
“Năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau năm 12/7/1995 và là đối tượng bị áp lệnh trục xuất”, người phát ngôn cho hay. “Tuy quy trình được định trong văn kiện này không áp dụng với công dân Việt di cư trước 12/7/1995, nhưng nó không hoàn toàn loại trừ khả năng trục xuất các trường hợp trước năm 1995″.
Sự thay đổi lập trường diễn ra trong bối cảnh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa đã gặp mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.. Hiện chưa rõ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.
Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa, cho biết 5.000 người gốc Việt bị kết án đã được lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. “Ưu tiên của chính quyền là di dời người nước ngoài phạm tội về đất nước của họ”, bà Waldman khẳng định.
Trong lúc đó, Trung tâm hành động Southeast Asia Resource, trụ sở tại Washington D.C., cho rằng mục đích của cuộc gặp nói trên là thay đổi thỏa thuận 2008. Văn kiện này có thời hạn 5 năm và tự động gia hạn 3 năm một lần trừ khi một trong hai bên ngừng tham gia, tức tháng 1/2019 sẽ là thời điểm gia hạn thỏa thuận. Tính từ năm 1998 tới nay, lệnh trục xuất đã được phát đối với hơn 9.000 người gốc Việt.
Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Katie Waldman cho biết 5.000 người gốc Việt bị tuyên có tội đã được lệnh trục xuất. Ảnh: AP.
Diễn giải lại thỏa thuận 2008, đảo ngược chính sách
Theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (nhiệm kỳ từ tháng 12/2014-10/2017), động thái của chính quyền Trump dựa trên cách diễn giải mới hoàn toàn đối với bản thỏa thuận. Osius cho hay khi ông còn giữ chức đại sứ, văn kiện này được mọi bên liên quan chấp nhận, đồng tình rằng việc trục xuất công dân Việt di cư tới Mỹ trước năm 1995 là bị cấm.
“Chúng tôi hiểu rằng thỏa thuận nghiêm cấm trục xuất người Việt tị nạn trước năm 1995. Cả hai chính phủ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đều diễn giải như vậy”, Atlantic trích email của ông Osius. Cựu đại sứ cho biết thêm Bộ Ngoại giao Mỹ từng giải thích điều này với cả Nhà Trắng lẫn Cục Kiểm Soát Di Trú Và Hải Quan Mỹ.
Diễn biến mới về việc chính quyền Trump tái áp dụng chính sách cứng rắn xuất hiện vài tuần sau khi rộ lên thông tin Mỹ quyết định tạm dừng trục xuất người gốc Việt. Ngày 22/11, New York Times có bài viết về việc chính phủ Mỹ ra quyết định dừng trục xuất khoảng 7.700-8.000 người gốc Việt đang sinh sống tại nước này. Thông tin đã được quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tại buổi họp báo ngày 6/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay việc tiếp nhận trở lại người gốc Việt được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ về việc nhận trở lại người gốc Việt, và đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước.
“Việt Nam mong muốn Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt Nam tại Mỹ hội nhập và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước”, người phát ngôn nêu rõ.
Tin tức ban đầu về động thái trái ngược của Mỹ cũng gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều tổ chức cảnh báo người di cư gốc Việt về nguy cơ bị trục xuất gia tăng.
“Cách đây 43 năm, nhiều cộng đồng Đông Nam Á và người gốc Việt di cư khỏi quê hương để tìm kiếm sự an toàn cho họ và gia đình trong cuộc chiến mà Mỹ có liên quan”, Kevin Lam, giám đốc tổ chức Asian American Resource Workshop, nói. “Mỹ cần nhớ lấy điều đó”.
Ngọc Hà
Theo Zing.vn
Báo Mỹ: Chánh văn phòng Nhà Trắng sắp từ chức
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly được cho là sẽ từ chức trong một vài ngày tới sau khi quan hệ giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump rơi vào tình trạng bế tắc không thể tháo gỡ.
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly (Ảnh: Reuters)
NBC dẫn 2 nguồn thạo tin ở Cánh Tây cho biết, Chánh văn phòng Nhà Trắng Kelly dường như sẽ từ chức trong vài ngày tới. Sau nhiều tháng làm việc chung, mối quan hệ giữa ông Kelly và ông Trump được cho là đã bế tắc và khó có thể tháo gỡ. Nguồn tin nói rằng, dù ông Trump đã từng yêu cầu ông Kelly tiếp tục giữ chức Chánh văn phòng thêm 2 năm nữa hồi mùa hè, nhưng 2 người đã không nói chuyện với nhau những ngày gần đây.
Theo đó, ông Trump được cho là đã bàn bạc về phương án thay thế ông Kelly, nhưng một nguồn tin nói rằng chưa có phương án nào được chốt và người đưa ra quyết định cuối cùng là ông Trump. Theo NBC, người được cho là có thể thay thế ông Kelly là ông Nick Ayers, Chánh văn phòng của Phó Tổng thống Mike Pence. Ông Ayers được đánh giá là ứng viên sáng giá hàng đầu nếu ông Kelly rời Nhà Trắng.
Thông tin về việc ông Kelly từ chức lần đầu được Axios đăng tải. Hồi tháng trước, CNN dẫn nguồn thạo tin nói rằng ông Trump đang cân nhắc thay thế một vài quan chức cao cấp trong nội các sau cuộc bầu cử giữa kỳ hồi đầu tháng 11.
Khi ông Kelly thay thế vị trí Chánh văn phòng của ông Reince Priebus mùa hè năm ngoái, ông được cho là đã cải tổ Nhà Trắng bằng những quy tắc cứng rắn. Ông siết chặt việc quản lý các cá nhân gặp gỡ Tổng thống Trump trong phòng Bầu Dục và có quyền hạn lớn trong lĩnh vực nhân sự của Nhà Trắng.
Tuy nhiên thời gian gần đây, ông Kelly bị cho là đã phần nào mất đi nhiều quyền hạn. Ông Trump dường như bắt đầu phá vỡ những quy tắc mà ông Kelly đặt ra.
Theo CNN, ông Trump thường có cách cư xử không nhất quán với ông Kelly. Đôi khi, ông Trump có thể ca ngợi rồi chỉ trích Chánh văn phòng Nhà Trắng chỉ trong vài phút. Số buổi họp quan chức cấp cao do ông Kelly chủ trì giảm dần tần suất từ hàng ngày xuống tuần 1 lần và quyền lực của ông cũng ít dần đi.
CNN dẫn nguồn tin từ các quan chức Nhà Trắng nói rằng ông Kelly gần như đã tính tới việc từ chức hồi tháng 10 sau các cuộc tranh luận với Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton xung quanh việc ông Bolton chỉ trích Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Trump sắp sa thải hàng loạt quan chức cấp cao Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là chuẩn bị cách chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và cân nhắc thay Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trong một cuộc "thay máu" Nhà Trắng sau bầu cử giữa kỳ. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Reuters ngày 13/11 dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Mỹ...