Mỹ lặp lại sai lầm của Liên Xô trong việc đối phó với Trung Quốc?
Nhà nghiên cứu Raoul Heinrich cho rằng, việc áp dụng thuyết Không – Hải chiến vừa tốn kém lại chẳng mang lại lợi lộc gì.
Nhà nghiên cứu Raoul Heinrich làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc phòng, ĐHQG Australia.
Bất ngờ với Trung Quốc
Năm 2009, khi được hỏi “liệu cuộc khủng hoảng ở Đài Loan có giống với những gì đã diễn ra ở giữa thập niên 1990, liệu Mỹ có thể ngăn chặn việc đó bằng cách đưa cụm tàu sân bay chiến đấu xung kích ra quanh khu vực đảo Đài Loan?”, một sĩ quan cao cấp trong Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đã buồn bã trả lời: “Không”.
Hiển nhiên, tàu sân bay của Trung Quốc đang thu hút nhiều sự chú ý bởi nó giúp cho khả năng phòng thủ chiến lược trên biển của nước này tăng lên đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc đặt Mỹ vào hàng loạt những khó khăn. Khi số lượng tàu ngầm và vũ khí tấn công có độ chính xác cao của Trung Quốc ngày càng tăng, khả năng kiểm soát biển và kéo theo đó là sức mạnh của Mỹ tại Thái Bình Dương cũng dần giảm sút.
Hiển nhiên tại Mỹ đã xuất hiện nhiều ý kiến nghi ngờ về chiến lược của nước này, đặc biệt là trong mối quan hệ với Đài Loan, điều mà các đồng minh khác của Mỹ sử dụng như một áp lực để kiểm tra mức độ sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ của Washington.
Một thời gian dài, khi Mỹ mải mê quan tâm đến những khu vực khác trong thời gian dài, họ đã không tưởng tượng được, Trung Quốc có thể trở nên mạnh đến thế, tự chủ đến thế. Hiện nay, mọi thứ đã thay đổi. Với một sức mạnh đáng kể cùng với cách hành xử không khoan nhượng, Bắc Kinh đang cho cả thế giới thấy họ không hể ảo tưởng về thành công của mình trên vũ đài chính trị thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh không còn là “mối quan tâm phụ” trong chiến lược của Mỹ.
Khi cuộc chiến ở Iraq và Afganistan đến hồi kết, Mỹ chuyển hướng quan tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều người đã đặt câu hỏi: Việc mất đi ưu thế ở khu vực Tây Thái Bình Dương có ý nghĩa thế nào với Mỹ và đồng minh? Lòng tin với Mỹ liệu có phụ thuộc vào những cách thức mà nước này áp dụng để giành quyền kiểm soát trên vùng biển “sân nhà” của Trung Quốc hay không? Nếu tiến hành phong tỏa quân sự tại khu vực phía tây Thái Bình Dương thì chuyện gì sẽ diễn ra?
Đây là những câu hỏi cần thời gian để trả lời. Hiện tại, Không quân và Hải quân Mỹ đang tính toán chi phí cho học thuyết Không – Hải chiến, nhằm hóa giải chiến lược “chống tiếp cận” của Trung Quốc.
Video đang HOT
Loại trừ khả năng bị Trung Quốc chống cự, Mỹ định bảo vệ khả năng kiểm soát biển của mình, khôi phục lại ưu thế và vai trò người bảo trợ cho các hoạt động hàng hải trong khu vực. Quyết định này đầy mạo hiểm bởi mục tiêu đó vừa có tính chất sống còn với Mỹ, nếu đem so với những lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Những điểm trừ của học thuyết
Mục tiêu của học thuyết này thật đáng nghi ngờ bởi:
Thứ nhất: giá thành của học thuyết này là rất cao. Dựa vào quá nhiều lý thuyết giả định, học thuyết Không – Hải chiến sẽ phụ thuộc nhiều vào những tổ hợp quân sự đắt tiền, gồm: hệ thống căn cứ quân sự mạnh và phân tán, hệ thống điều khiển chỉ huy C4ISR, tàu ngầm, khả năng chống ngầm và sức mạnh của ngư lôi, máy bay ném bom….
Và tất nhiên, Mỹ cần thêm nhiều tàu sân bay mới cũng như các phương tiện chiến tranh mặt nước, máy bay tiêm kích và có thể là tàu đổ bộ. Những vũ khí trên quá đắt nếu so sánh với những loại vũ khí mà nó đối chọi.
Trong nhiều trường hợp, giá thành của vũ khí chống ngầm và phòng thủ tên lửa đạn đạo thường cao hơn rất nhiều so với mục tiêu mà nó phá hủy.
Điều này có thể vẫn thực hiện được nếu Mỹ đang ở đỉnh cao của giai đoạn phát triển kinh tế. Nhưng, với những thiếu hụt ngân sách như hiện nay, Mỹ buộc phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong những năm tới, việc mong mỏi có thể đạt được kết quả tối qua với nguồn lực tối thiểu là điều khó có thể xảy ra.
Học thuyết mới buộc Mỹ phải đầu tư vào những tổ hợp quân sự đắt tiền
Mỹ đang mắc lại những sai lầm mà Liên Xô trước đây từng phạm phải trong Chiến tranh Lạnh. Họ đang đối đầu với một đối thủ có ưu thế hơn về mặt kinh tế, một đối thủ khôn ngoan hơn và sẽ khiến Mỹ phải tiêu tốn nhiều hơn cho quân sự.
Nếu áp dụng học thuyết này, Mỹ sẽ rơi vào cái bẫy của Trung Quốc để rồi tự đẩy mình vào tình trạng suy kiệt, bần cùng.
Tuy nhiên, vấn đề kinh phí chỉ là một phần của sự mất an toàn. Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á đang diễn ra. Học thuyết Không – Hải chỉ khiến cho cuộc chạy đua này trở nên khốc liệt, tàn phá nghiêm trọng đến tình hình ổn định trong khu vực và dẫn đến khủng hoảng trong quản lý, điều hành.
Thứ nhất, trong khi đòi hỏi phải thường xuyên có mặt và luôn phải theo dõi tình hình ở khu vực phía tây Thái Bình Dương, chiến thuật Không-Hải chiến chiến đẩy trạng thái cân bằng trên biển tiến sát đến bên lề miệng hố chiến tranh và những vụ đụng độ trên biển.
Thứ hai, một trong những điểm đặc biệt của học thuyết này là tấn công phủ đầu để rút ngắn thời gian, phải đưa ra những quyết định sống còn trong những tình huống gay cấn.
Khi các kế hoạch chiến tranh bị phụ thuộc quá nhiều vào tốc độ và sự leo thang, khi những giải pháp ngoại giao không còn vai trò, trong suy nghĩ của các nhà cầm quân chỉ là “sử dụng nó hoặc mất nó”. Điều này càng khiến cho tình trạng chiến tranh bị leo thang, dù các biện pháp ngoại giao để tháo gỡ tình hình vẫn có thể áp dụng được.
Cuối cùng, học thuyết này kêu gọi tấn công vào các phần trong đại lục nhằm bịt mắt hoặc trấn áp hệ thống trinh sát của đối phương, làm giảm thiểu khả năng bị tấn công từ xa.
Phương thức tấn công này dễ dàng bị Bắc Kinh coi là nỗ lực phòng ngừa nhằm hủy diệt tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn tới một hệ quả vô cùng xấu là hai bên có thể dùng đến vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này.
Tổ hợp tàu sân bay là cách Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát biển
Cũng có những cách khác để đạt được mục tiêu kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy, trong đó, có cả việc phải “chơi trong trò chơi do Trung Quốc bày ra”.
Điều này đồng nghĩa với việc phải có một chiến lược bao vây đường biển, tập trung vào việc sử dụng tàu ngầm để hạn chế khả năng Trung Quốc sử dụng biển vào mục đích triển khai sức mạnh của mình. Trên thực tế, đây chính những vũ khí khiến Mỹ phải chùn bước lại có thể được dùng để đối chọi với nỗ lực của một Trung Quốc thiếu kinh nghiệm.
Chiến lược này không phải là phương thuốc cho những vấn đề trong khu vực. Nó sẽ buộc Washington phải tiến hành nhiều biện pháp phức tạp cũng như nâng cao giới hạn năng lực của mình khi can thiệp vào khu vực.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những ưu thế như: giúp Mỹ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong khu vực, cho phép Washington thực hiện nghĩa vụ của mình trước những đồng minh trong khu vực, cản trở quá trình “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Theo ANTD
Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ
Ngày 26.9, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) đã diễn ra Đối thoại Chiến lược Quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 7.
Đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam do thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, phía Ấn Độ do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Shashi Kant Shamar dẫn đầu. Tại cuộc đối thoại, hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác giữa hai bộ quốc phòng trong khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony và Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon đã thân mật tiếp thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ sự tin tưởng việc hợp tác trong một số lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự và huấn luyện đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ trong tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được tăng cường và phát triển. Hai bên đều tin tưởng và quyết tâm đưa các thỏa thuận đi vào thực tiễn để góp phần thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, vì lợi ích chung của hai quốc gia, vì hòa bình và phát triển khu vực.
Theo TNO
Mỹ tái xác nhận cam kết sẽ "bảo vệ Hàn Quốc" Theo đài KBS, Mỹ đã tái xác nhận sẽ không có thay đổi trong cam kết bảo vệ Hàn Quốc dù tuyên bố áp dụng chiến lược quốc phòng mới. Lính Mỹ và lính Hàn Quốc canh gác ở khu vực biên giới với Triều Tiền (Nguồn: Getty Images) Trong cuộc họp giữa Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn...