Mỹ lao đao vì “đòn” S-400 lợi hại của Nga
Ngay sau khi có tin Nga và Ấn Độ sắp ký hợp đồng S-400 trị giá đến hơn 5 tỉ USD, Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng cảnh báo. Nhưng có vẻ như, càng sôi sục vì S-400 của Nga, Mỹ càng phải hứng chịu nhiều “đòn đau” hơn từ Moscow.
Ấn Độ được cho là sắp có trong tay S-400 của Nga
Mỹ vừa cảnh báo việc Ấn Độ có kế hoạch mua các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga có thể sẽ dẫn tới việc cường quốc Châu Á phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Washington.
Theo tờ Press Trust của Ấn Độ, lời cảnh báo trên được đưa ra ngày hôm qua (3/10) ngay sau khi có tin New Delhi và Moscow sẽ ký một thỏa thuận S-400 trước sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin khi ông này có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ. Chuyến thăm bắt đầu từ ngày hôm nay (4/10) và sẽ kéo dài trong hai ngày.
“Chúng tôi kêu gọi các đồng minh và đối tác của chúng tôi không tham gia vào các giao dịch với Nga – những giao dịch có thể khiến họ phải chịu sự trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA)”, hãng tin Press Trust dẫn lời một quan chức giấu tên trong Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Vị quan chức trên cho biết thêm, việc Ấn Độ mua các tên lửa S-400 của Nga sẽ thuộc vào Điều 231 của Đạo luật CAATSA.
Được Tổng thống Donald Trump ký thành luật vào tháng 8 năm ngoái, CAATSA áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt khác nhau nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên. Đạo luật này cho cho phép Mỹ trừng phạt các nước thứ ba có hợp tác với ngành tình báo và quốc phòng Nga.
Tuy nhiên, một dự luật quốc phòng mới cho phép Tổng thống Trump có quyền miễn các biện pháp trừng phạt cho một nước nào đó vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Và Ấn Độ đang hy vọng họ sẽ thoát khỏi các biện pháp trừng phạt theo CAATSA của Mỹ.
Video đang HOT
Niềm tin của New Delhi là có cơ sở khi trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis từng công khai phản đối việc trừng phạt Ấn Độ vì nước này mua vũ khí của Nga. Ông Mattis sợ rằng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước Mỹ.
Tuy nhiên, phát biểu mới nhất nói trên của một quan chức cấp cao trong ngành ngoại giao Mỹ cho thấy, khả năng Mỹ trừng phạt Ấn Độ vì hợp đồng S-400 là chưa thể loại bỏ. Một quan chức quân sự hàng đầu của Lầu Năm Góc – ông Randall Schriver cũng từng nói, “có ấn tượng cho rằng chúng tôi sẽ bảo vệ tuyệt đối mối quan hệ đối tác với Ấn Độ, miễn cho Ấn Độ không phải chịu hậu quả từ dự luật đó dù họ có làm gì đi chăng nữa. Tôi phải nói rằng, ấn tượng đó có chút sai lầm. Chúng tôi vẫn rất quan ngại nếu Ấn Độ mua các hệ thống và vũ khí mới từ Nga”.
Mỹ đặc biệt lo ngại viễn cảnh Ấn Độ mua các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga sau khi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ đã ký một hợp đồng tương tự. Gần đây, Washington “đứng ngồi không yên” khi hàng loạt các đối tác và đồng minh của họ đều tìm cách mua được các tên lửa cực mạnh S-400 của Nga.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Đi nước cờ "hiểm", Nga khiến không ai dám động vào Crimea?
Một chuyên gia quân sự Nga cho rằng, "không còn nghi ngờ gì nữa" về việc chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã đưa các tên lửa hạt nhân đến bán đảo Crimea. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến cả Kiev và phương Tây đều lo ngại.
Nga đã trang bị cho Crimea những hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400
Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer cho rằng, Nga đã từ bỏ các hiệp ước để tăng cường năng lực phòng thủ ở khu vực bán đảo tranh chấp.
"Đối với Moscow, bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga, vì vậy các thỏa thuận về không phổ biến vũ khí hạt nhân không khiến Moscow phải lo ngại", ông Felgenhauer đã nói như vậy trên tờ Gordonua.
"Nói chung, có rất nhiều vũ khí chiến thuật ở Liên bang Nga - theo các ước tính khác nhau, con số phải lên tới 10.000 vũ khí", chuyên gia Felgenhauer nói.
Nói về thỏa thuận năm 1991 được ký giữa Mỹ và Nga về việc không triển khai vũ khí trên các tàu và máy bay, ông Felgenhauer tin rằng, đó chỉ là "một thỏa thuận bằng miệng" và nó "thực sự không được thực hiện".
"Rõ ràng, Nga sẽ không xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của các vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, vũ khí hạt nhân đã được triển khai đến đó", chuyên gia Felgenhauer khẳng định.
Những phát biểu trên của ông Felgenhauer được đưa ra chỉ 24 giờ sau khi Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cáo buộc rằng, bán đảo Crimea đang được Tổng thống Nga Putin sử dụng như "một căn cứ quân sự lớn".
"Hiện tại, Crimea đã biến thành một căn cứ quân sự lớn của Nga. Chúng tôi không biết chính xác họ có gì ở đó. Chúng tôi có sự nghi ngờ hợp lý rằng có thể có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea, hoặc ít nhất là cơ sở hạ tầng cho vũ khí hạt nhân", ông Klimkin cho biết hôm 2/10.
Hàng ngàn binh sĩ Nga đang được triển khai ở bán đảo Crimea kể từ khi nó được sáp nhập vào Nga năm 2014.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở Kiev , trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea - một bán đảo tự trị thuộc Ukraine , đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở Kiev. Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với Ukraine và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga - nơi họ vẫn luôn coi là "mái nhà" của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Phương Tây cũng liên tiếp gây sức ép để buộc Moscow phải trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Hàng loạt các biện pháp trừng phạt đã được các nước phương Tây tung ra nhằm vào Nga vì vấn đề Ukraine và Crimea.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào Crimea khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình.
Nghị sĩ Nga Vyacheslav Alekseyevich Nikonov từng cảnh báo, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Sắp nhận S-300, Syria muốn mua thêm S-400 của Nga Một quan chức cao cấp của Syria cho biết Damascus sẽ nhận hệ thống phòng không S-300 trong tương lai gần và họ đang muốn mua thêm tổ hợp S-400 từ Nga. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik) Theo Sputnik, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem ngày 28/9 xác nhận rằng lực lượng Quốc phòng Ả-rập Syria (SyAADF) sẽ nhận được các tổ...