Mỹ lạnh lùng quay lưng với phe nổi dậy Syria
Một thủ lĩnh phe nổi dậy Syria hôm qua (26/3) đã đề nghị Mỹ bảo vệ họ bằng tên lửa tối tân Patriot. Tuy nhiên, Mỹ đã phũ phàng khước từ lời đề nghị này. Đây là một bằng chứng thêm nữa về mối quan hệ lạnh nhạt giữa Mỹ và phe nổi dậy Syria.
Phe nổi dậy Syria
NATO hiện tại đã triển khai một số khẩu đội tên lửa đất đối không Patriot ở nước thành viên Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giúp bảo vệ nước này khỏi những cuộc tấn công tiềm năng từ phía Không quân Syria. Thổ Nhĩ Kỳ là nước nằm sát biên giới với Syria.
Liên quan đến vấn đề tên lửa Patriot, Lãnh đạo phe đối lập Syria – ông Mouaz al-Khatib hôm qua (26/3) đã đề nghị Ngoại trưởng Mỹ John Kerry “mở rộng cái ô tên lửa Patriot để có thể bảo vệ khu vực phía bắc Syria”. Đây là nơi mà phần lớn lãnh thổ đang nằm trong sự kiểm soát của phe nổi dậy Syria. Lời đề nghị trên được ông Khatib đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Ả-rập.
Phe nổi dậy Syria đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất đến từ lực lượng Không quân thiện chiến của Tổng thống Bashar al-Assad. Các chiến binh nổi dậy có ít vũ khí có thể đối đầu được với những chiếc máy bay hay trực thăng chiến đấu của ông Assad. Đó là lý do đến nay, phe nổi dậy vẫn chưa thể thay đổi tình thế trên chiến trường. Lực lượng này chỉ có thể đánh chiếm được các khu vực lãnh thổ trong một thời gian ngắn và ít có khả năng bảo vệ được thành quả của họ do không thể cầm cự được trước những cuộc không kích dữ dội và mạnh mẽ từ phía quân chính phủ.
Vì thế, ông Khatib đã thể hiện mong muốn Mỹ đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp họ chấm dứt cuộc nội chiến ở đất nước Syria bằng việc cung cấp những vũ khí phòng không hiện đại. Đây được xem là vũ khí có thể làm thay đổi cuộc chơi. Phe nổi dậy tin rằng, một khi họ có được trong tay những vũ khí có thể vô hiệu hóa Không quân Syria thì họ có thể dễ dàng giành chiến thắng trước đội quân trung thành với Tổng thống Assad.
Tuy nhiên, lời đề nghị của thủ lĩnh phe đối lập Syria đã nhanh chóng bị cả Mỹ và NATO thẳng thừng bác bỏ.
Chính phủ Mỹ hôm qua tuyên bố, nước này không có ý định triển khai các tên lửa Patriot ở Syria để bảo vệ phe nổi dậy. “Chúng tôi đã biết về lời đề nghị của phe nổi dậy nhưng lúc này, NATO không có ý định can thiệp quân sự vào Syria”, phát ngôn viên Nhà Trắng – ông Jay Carney cho biết tại một cuộc họp báo.
“Tôi cho rằng, việc triển khai một khẩu đội tên lửa Patriot sẽ rơi vào phạm trù một sự hậu thuẫn về quân sự”, ông Carney đã nói như vậy với các phóng viên, nhấn mạnh rằng các khẩu đội tên lửa Patriot được triển khai hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ phục vụ cho mục đích bảo vệ “lãnh thổ và người dân” Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ông Carney cũng đưa ra một phát biểu có tính an ủi đối với phe nổi dậy Syria. Theo đó, ông này nói rằng, chính quyền Tổng thống Obama liên tục xem xét lại các chính sách đối với Syria.
Khẳng định thêm lập trường của Mỹ, một quan chức NATO hôm qua cũng tuyên bố, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ không dính líu vào cuộc xung đột ở Syria.
Video đang HOT
Những phát biểu trên của các quan chức Mỹ và NATO chắc chắn sẽ khiến phe nổi dậy Syria thêm một lần nữa phải thất vọng. Phương Tây trước đó cũng đã nhiều lần phũ phàng quay lưng trước những lời cầu cứu từ phe nổi dậy Syria.
Các cường quốc do Mỹ dẫn đầu không mấy mặn mà với việc cung cấp sự giúp đỡ có tính quyết định cho phe nổi dậy Syria. Lý do lớn nhất là phương Tây không tin tưởng vào phe nổi dậy Syria và họ có phần dè chừng trước những phần tử cực đoan đang ngày mạnh lên trong lực lượng nổi dậy.
Bất chấp việc liên tiếp giành được chiến thắng trên chiến trường, phe nổi dậy Syria vẫn không thể mạnh lên do nội bộ lục đục, chia rẽ. Mấy ngày qua, mâu thuẫn trong nội bộ phe nổi dậy Syria được dịp phơi bày rõ nét khi thủ lĩnh chính trị của họ – ông Khatib tuyên bố từ chức. Cùng với đó, một thủ lĩnh quân sự tuyên bố không công nhận Thủ tướng mới được bầu lên của lực lượng này.
Trong một diễn biến khiến phe nổi dậy thêm suy yếu, một thủ lĩnh quân sự hàng đầu của lực lượng này đã bị mất một chân trong một vụ ám sát.
Phe nổi dậy “chiếm” ghế của Assad
Tuy nhiên, trong bối cảnh đang phải đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức, phe nổi dậy cũng vừa giành thêm được một chiến thắng trên mặt trận ngoại giao.
Lãnh đạo phe nổi dậy Syria đã nhận được sự ủng hộ của các nguyên thủ quốc gia của các nước Ả-rập để “chiếm” ghế của Tổng thống Assad trong hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả-rập đang diễn ra ở Qatar. Đây là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy Tổng thống Assad đang ngày càng bị cô lập trên mặt trận ngoại giao.
Ông Khatib – Lãnh đạo Liên minh Đối lập Quốc gia Syria, đã ngồi vào chiếc ghế của Tổng thống Assad tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả-rập bất chấp việc ông này đã tuyên bố từ chức cách đây vài ngày. Đây là lần đầu tiên phe nổi dậy Syria trở thành đại diện chính thức của đất nước tại hội nghị của các nước Ả-rập. Ngồi bên cạnh ông Khatib là ông Ghassan Hitto – Thủ tướng lâm thời vừa được phe nổi dậy bầu chọn lên. Phe nổi dậy đã tiến hành bầu chọn Thủ tướng để dẫn dắt một chính phủ lâm thời có nhiệm vụ quản lý vùng lãnh thổ đang nằm trong quyền kiếm soát của họ.
“Đó là một cuộc họp lịch sử. Đó là bước đầu tiên tiến tới việc chúng tôi có được tính hợp pháp về mặt pháp lý hoàn chỉnh”, phát ngôn viên phe nổi dậy – ông Yaser Tabbara phát biểu.
Sau những vui mừng về việc trở thành đại diện chính thức của đất nước Syria tại một hội nghị khu vực, ông Khatib cũng thẳng thắn và công khai chỉ trích sự thất bại của phương Tây trong việc giúp chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt ở nước ông. Lãnh đạo chính trị của phe đối lập Syria cho rằng, phương Tây không nên vin vào cái cớ về thành phần cực đoan, khủng bố để từ chối cung cấp sự giúp đỡ cần thiết cho lực lượng nổi dậy Syria.
Theo vietbao
Syria lần đầu tung vũ khí hủy diệt, các cường quốc chấn động
Cuộc nội chiến ở Syria đang đối mặt với một viễn cảnh ớn lạnh khi lần đầu tiên vũ khí hủy diệt được tung ra. Cả quân chính phủ và phe nổi dậy ngày hôm qua (19/3) đều đang đổ lỗi cho nhau về việc phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào thành phố phía bắc Aleppo . Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên xảy ra tình trạng sử dụng vũ khí hóa học đáng sợ trong cuộc nội chiến kéo dài 2 năm qua ở Syria .
Đài truyền hình Syria đưa tin, các chiến binh nổi dậy đã phóng một quả rocket chứa đầy chất hóa học độc hại, khiến 25 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria ủng hộ phe nổi dậy, 16 binh lính trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học này.
Thông tin trên đã khiến các cường quốc giật mình lo ngại bởi trước đây các nước đã nhiều lần cảnh báo các bên trong cuộc nội chiến ở đất nước Syria không được dùng đến loại vũ khí hủy diệt hàng loạt như vậy.
Vụ sử dụng vũ khí hóa học kinh hoàng nhất ở Trung Đông trong lịch sử gần đây là ở thành phố Halabja của Iraq . Ước tính đã có 5.000 người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng khí gas độc hại do cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein ra lệnh tiến hành cách đây 25 năm.
Một phóng viên ảnh của Reuters cho biết, các nạn nhân mà ông gặp tại một loạt bệnh viện ở thành phố Aleppo đều gặp vấn đề về đường hô hấp. Những nạn nhân này cho biết, họ ngửi thấy mùi khí clo sau vụ tấn công.
"Tôi nhìn thấy hầu hết người bị thương là phụ nữ và trẻ em", phóng viên giấu tên của Reuters cho biết. Theo lời các nạn nhân đang được điều trị ở Bệnh viện Đại học Aleppo và Al-Rajaa, nhiều người đang chết dần chết mòn trên những con đường và trong những ngôi nhà của họ.
Cuộc nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Assad bắt đầu nổ ra cách đây hai năm bằng những cuộc biểu tình hòa bình. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng leo thang thành một cuộc nội chiến thảm khốc với hàng trăm nghìn người chết và hàng triệu triệu người mất nhà mất cửa.
Tổng thống Assad được tin là đang sở hữu trong tay một kho vũ khí hóa học. Các quan chức Syria không khẳng định cũng chẳng phủ nhận về việc họ sở hữu vũ khí hóa học. Tuy nhiên, giới lãnh đạo nước này khẳng định, họ sẽ không bao giờ dùng vũ khí hóa học để chống lại người dân Syria . Trong khi đó, trước đây chưa có thông tin nào về việc phe nổi dậy có trong tay vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thông tin Syria - ông Omran al-Zoabi hôm qua khẳng định, chính phe nổi dậy đã bắn một quả "rocket chứa đầy chất hóa học độc hại" vào thành phố Khan al-Assal, phía tây nam thành phố Aleppo, từ quận đông nam Nairab nằm trong khu vực do phe nổi dậy chiếm giữ.
"Chất hóa học trong quả rocket khiến nạn nhân bất tỉnh, co giật vào sau đó tử vong", Bộ trưởng Zoabi cho biết.
Tuy nhiên, một chỉ huy cấp cao của phe nổi dậy có tên là Qassim Saadeddine và cũng là một phát ngôn viên của Hội đồng Quân sự Cấp cao ở Aleppo, đã lên tiếng phủ nhân cáo buộc trên, đổ lỗi cho quân của ông Assad đã thực hiện vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nói trên.
"Từ sáng sớm chúng tôi đã nghe thông tin về vụ tấn công của chính quyền vào Khan al-Assal và chúng tôi tin họ đã bắn một tên lửa Scud có chứa chất hóa học độc hại", ông Saadeddine cho biết từ Aleppo.
Một chiến binh nổi dậy ở Khan al-Assal, cách phía tây nam thành phố Aleppo chỉ khoảng 8km, cho biết, anh này đã nhìn thấy khói màu hồng nhẹ bốc lên sau một tiếng nổ kinh khủng làm rung chuyển cả khu vực.
Hiện tại chưa thể xác nhận lực lượng nào đã gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nói trên.
Cả Nga và Mỹ đều lên tiếng
Không có chính phủ nước ngoài hay tổ chức quốc tế nào xác nhận về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đầu tiên ở Syria . Tuy nhiên, Nga và Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng về vụ việc này.
Nga bày tỏ sự lo ngại thực sự về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến ở Syria , nói rằng điều đó sẽ dẫn đến tình trạng leo thang cuộc xung đột vốn đã vô cùng ác liệt và đẫm máu hiện nay. Nga tin rằng, đây là vụ tấn công do phe nổi dậy Syria gây ra.
"Chúng tôi đặc biệt lo ngại trước tình hình, vũ khí hóa học rơi vào tay lực lượng đối lập có vũ trang ở Syria ", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi đó, ở Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng - ông Jay Carney cho biết, hiện tại, họ chưa thể xác nhận thông tin về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, nhưng ông này đã nhắc lại lời cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Assad phải bảo đảm không được sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến hiện nay.
"Nếu ông Assad và những người dưới quyền chỉ huy của ông này mắc sai lầm trong việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc không tuân thủ nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho kho vũ khí hủy diệt đó, chắc chắn sẽ có hậu quả", ông Carney nhấn mạnh. Trước đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố, việc chính quyền của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị coi là vượt qua "lằn ranh đỏ".
Trong khi đó, Anh tuyên bố, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria đòi hỏi sự đáp trả nghiêm khắc của cộng đồng quốc tế. Anh cùng vớiPháp được cho là đang sốt ruột muốn nhảy vào can thiệp trực tiếp cuộc nội chiến ở đất nước Syria .
Phương Tây vốn ủng hộ phe nổi dậy Syria nên có xu hướng nghĩ rằng, quân của Tổng thống Assad sở hữu vũ khí hóa học trong tay nên vụ tấn công ngày hôm qua là do lực lượng này gây ra. Ngược lại, Nga - nước bênh vực cho chính quyền của Tổng thống Assad, lại tin rằng, phe nổi dậy chiếm được vũ khí hóa học và đang dùng nó để chống lại quân chính phủ. Rõ ràng, cả hai kịch bản này đều không thể loại trừ.
Theo vietbao
Phe nổi dậy Syria lập chính phủ, bầu thủ tướng Lực lượng nổi dậy Syria ngày 18.3 nhóm họp tạiThổ Nhĩ Kỳđể thảo luận việc lập chính quyền riêng đối lập với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Theo AP, 12 ứng viên đang tham gia tranh cử chức thủ tướng lâm thời để cai quản các khu vực do phe đối lập kiểm soát. Đa số gương mặt là những nhà...