Mỹ lần đầu tiên trừng phạt công ty Trung Quốc vì mua dầu Iran
Chính quyền Trump sẽ trừng phạt một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vì mua dầu của Iran bất chấp lệnh cấm của Mỹ, động thái chắc chắn sẽ gây gia tăng căng thẳng.
Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại một hội nghị cựu chiến binh ở bang Florida, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói công ty Zhuhai Zhenrong và giám đốc Li Youmin đang “vi phạm các giới hạn mà Mỹ áp đặt lên ngành khai thác dầu của Iran”.
Đây là lần đầu tiên chính quyền của Tổng thống Trump trừng phạt một công ty và một giám đốc Trung Quốc vì vi phạm lệnh cấm mua dầu của Iran, theo New York Times.
Động thái này chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung vốn đang chiến tranh thương mại, cũng như căng thẳng Mỹ – Iran, sau hàng loạt xung đột ở vùng Vịnh như vụ Mỹ và Iran bắn rơi máy bay không người lái (drone) của nhau, hay Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan thực thi các lệnh cấm vận, đã thêm tên công ty và vị giám đốc mà Ngoại trưởng Pompeo nhắc đến vào danh sách bị trừng phạt liên quan đến Iran ngày 22/7.
Một tàu chở dầu đang dỡ hàng xuống cảng Zhoushan, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã phản đối lệnh cấm vận của Mỹ và cho biết sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran. “Trung Quốc có lập trường nhất quán là chống lại các lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc C ảnh Sảng nói hồi tháng tư. “Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc”.
Tổng thống Trump đã áp lệnh cấm vận lên dầu thô từ Iran, sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà người tiền nhiệm Barack Obama đã đàm phán thành công năm 2015 với Tehran. Tuy vậy, ông Trump vẫn miễn cấm vận đối với 8 nước, cho phép tiếp tục mua dầu từ Iran, cho đến tháng năm vừa qua.
Sau đó, Mỹ yêu cầu các nước trên ngừng mua dầu Iran, trong đó có Trung Quốc, nước nhập khẩu nhiều dầu nhất từ Iran.
Tuy nhiên, hàng triệu thùng dầu vẫn được chuyển đến và dỡ xuống các cảng của Trung Quốc, rồi đưa vào các “kho hàng ký gửi”, Bloomberg đưa tin ngày 22/7. Số dầu thô này chưa qua hải quan Trung Quốc, chưa được ghi nhận trong dữ liệu nhập khẩu quốc gia, và vẫn thuộc sở hữu của Iran. Vì vậy, chúng không vi phạm lệnh cấm nhập dầu của Mỹ.
Trước đó, Mỹ cũng từng nhắm đến Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, cáo buộc Huawei bí mật vi phạm lệnh cấm vận Iran. Theo yêu cầu của Mỹ, giới chức Canada đã bắt giữ Mạnh Vãn Châu khi bà quá cảnh ở Vancouver tháng 12/2018. Bộ Tư pháp Mỹ vẫn đang đấu tranh pháp lý để dẫn độ bà sang Mỹ.
Theo Zing
Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt 'đàn áp' đối với tập đoàn Huawei
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29.1 đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt các cuộc đàn áp vô lý nhằm vào Huawei sau khi Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ hai đưa ra các cáo buộc hình sự đối với công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei đang phải đối mặt với các bản cáo trạng từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ - Ảnh: AP
Trong một tuyên bố được phát trên kênh truyền hình nhà nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phàn nàn về việc chính quyền Hoa Kỳ đã huy động nhiều nguồn lực nhằm giảm uy tín của một số công ty Trung Quốc. "Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ đối xử công bằng đối với các công ty Trung Quốc và chấm dứt các cuộc đàn áp vô lý đối với tập đoàn Huawei", hãng thông tấn APtrích dẫn tuyên bố trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ kiên quyết bảo vệ đến cùng lợi ích của các công ty Trung Quốc, tuy nhiên không đề cập chi tiết về những hành động đáp trả bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nêu về Huawei hôm 28.1.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 14.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc "một thế lực" đang tìm cách dùng những lời buộc tội vô căn cứ về các mối đe dọa an ninh nhằm "đàn áp và hạn chế sự phát triển của các công ty công nghệ Trung Quốc ở nước ngoài".
"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan chấm dứt những điều bịa đặt vô căn cứ và hạn chế vô lý đối với Huawei và các công ty Trung Quốc khác, cũng như tạo ra môi trường công bằng, tốt đẹp và hợp lý để đầu tư và hợp tác giữa các công ty của cả hai bên", bà Oánh cho biết.
Bà Oánh nhấn mạnh: "Sử dụng lý do bảo mật để thổi phồng sự thật, cản trở hoặc hạn chế mối quan hệ hợp tác bình thường giữa các công ty cuối cùng chỉ làm tổn thương lợi ích của chính quốc gia đó".
Được biết, Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28.1 đã công bố hai bản cáo trạng chống lại tập đoàn Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu cùng một số công ty con của tập đoàn này. Các bản cáo trạng liệt kê 13 tội danh, trong đó cáo buộc Huawei và bà Mạnh Vãn Châu cùng các công ty con đã vi phạm lệnh trừng phạt Mỹ với Iran sau khi thực hiện các hành vi "lén lút" giao dịch với Iran.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp Mỹ còn cáo buộc Huawei có âm mưu ăn cắp tài sản trí tuệ từ công ty viễn thông Mỹ T-Mobile. Thiết bị Huawei đánh cắp có tên "Tappy", được sử dụng trong quá trình thử nghiệm điện thoại thông minh.
Những cáo buộc mới nói trên đang gia tăng áp lực với Huawei - tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phía Huawei đã phủ nhận việc thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm nào được nêu trong bản cáo trạng của Hoa Kỳ.
Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng, động thái mạnh mẽ từ Hoa Kỳ có thể gia tăng căng thẳng giữa hai nước, đồng thời làm mờ đi triển vọng tiến triển trong vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự kiến bắt đầu tại Washington vào thứ tư tới.
Nhật Huyền (theo AP)
Theo Mothegioi.vn
Trung Quốc tỏ ý phẫn nộ vì Anh và EU ủng hộ Canada Tối Giáng sinh vừa qua, Trung Quốc đã lên giọng chỉ trích Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu vì đứng về phía Canada trong vụ Ottawa bắt giữ giám đốc tài chính tập đoàn Huawei là bà Mạnh Vãn Châu. Bà Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Internet Trong bài phát biểu vào tối Giáng sinh, người phát ngôn của Bộ Ngoại...