Mỹ lần đầu đưa oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy
Mỹ đang chuẩn bị cho đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tới Na Uy, trong bối cảnh quân đội nước này tăng hoạt động gần Nga và Bắc Cực.
Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (EUCOM) ngày 2/2 thông báo một nhóm tiền trạm chuẩn bị tới căn cứ rland tại Na Uy trước khi những chiếc B-1B đáp xuống, song chưa công bố thời gian những chiếc oanh tạc cơ sẽ tới quốc gia Bắc Âu. Hơn 200 binh sĩ và nhân viên của quân chủng này sẽ tới Na Uy trong đợt triển khai.
Một nguồn tin cho biết các oanh tạc cơ B-1B có thể sẽ vượt Đại Tây Dương tới Na Uy vào cuối tuần này. Các máy bay và phi công thuộc Lực lượng Oanh tạc cơ Đặc nhiệm đồn trú tại Na Uy đều thuộc không đoàn oanh tạc số 7, đóng tại căn cứ không quân Dyess ở bang Texas.
Tiêm kích F-35 Na Uy hộ tống oanh tạc cơ B-1B Mỹ trong một đợt triển khai năm 2020. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
Lực lượng Không quân Mỹ ở châu Âu (USAFE) thường xuyên tiếp nhận nhiều đợt triển khai máy bay quân sự, bao gồm các đợt triển khai BTF. Tuy nhiên, các oanh tạc cơ Mỹ gần như chỉ hoạt động tại căn cứ Fairford của không quân hoàng gia Anh, nơi đóng vai trò là căn cứ tiền phương của oanh tạc cơ Mỹ ở châu Âu.
Mỹ những năm gần đây nỗ lực mở rộng số địa điểm phục vụ hoạt động của oanh tạc cơ tại châu Âu. Với việc căn cứ rland nằm cách vòng Bắc Cựu hơn 480 km, đợt triển khai oanh tạc cơ B-1B tại đây là tín hiệu cho thấy không quân Mỹ tăng cường phối hợp hoạt động với đồng minh NATO và đối tác khác ở gần biên giới phía tây bắc Nga, đồng thời tăng hiện diện ở vùng Bắc Cực.
Vị trí căn cứ rland của Na Uy. Đồ họa: Google .
Căn cứ rland là nơi Na Uy bố trí phi đội tiêm kích tàng hình F-35 của mình, đồng thời định kỳ tiếp nhận các máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không E-3A của NATO đến từ căn cứ Geilenkirchen ở Đức.
Không quân Mỹ hồi tháng 7/2020 công bố Chiến lược Bắc Cực mới, kêu gọi tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực nhằm “đối phó mối đe dọa từ Nga”. Khu vực Bắc Cực được nhận định là điểm nóng tiềm tàng trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến nỗ lực cạn tranh nhằm giành quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và các tuyến hàng hải mới hình thành khi băng tan.
Các oanh tạc cơ Mỹ hoạt động tại khu vực Bắc Cực thường xuất phát từ căn cứ Fairford của Anh hoặc xuất phát từ Mỹ và bay không dừng tới đây. Việc Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-1B tới căn cứ rland của Na Uy sẽ đưa chúng tới gần khu vực hoạt động và gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn tới Nga.
Con rể Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình
Kushner và cấp phó Berkowitz cùng nhà hoạt động môi trường Thunberg và lãnh đạo đảng đối lập Nga Navalny được đề cử giải Nobel Hòa bình.
Jared Kushner, cựu cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, cùng cấp phó của ông là Avi Berkowitz, được đề cử giải Nobel Hòa bình vì đã góp sức cho "Các Hiệp định Abraham", thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab.
Con rể của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và Berkowitz, đặc phái viên Trung Đông, đóng vai trò quan trọng trong đàm phán bốn thỏa thuận bình thường hoá giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Sudan và Morocco.
Alan Dershowitz, luật sư người Mỹ, đã đề cử Kusher và Berkowitz. Ông là giáo sư danh dự trường đại học Luật Havard, đủ điều kiện để đề xuất. Dershowitz là người bảo vệ Trump trong phiên tòa luận tội đầu tiên năm ngoái.
Kushner (trái) và cấp phó Berkowitz tham gia Hội nghị Time 100 tại New York hôm 23/4/2019. Ảnh: Time
Hàng nghìn người, từ các thành viên quốc hội khắp thế giới tới những người từng đoạt giải, đủ điều kiện để đề xuất. Danh sách đề cử khép lại vào 31/1 và ủy ban Nobel chưa quyết định người chiến thắng.
Trong số những người được đề cử năm nay có lãnh đạo đảng đối lập Nga Alexei Nalvany, nhà vận động bảo vệ môi trường Greta Thunberg, do các nhà lập pháp Na Uy đề cử.
"Các Hiệp định Abraham", được tuyên bố từ giữa tháng 8 tới giữa tháng 12/2020, là bước đột phá ngoại giao quan trọng nhất ở Trung Đông trong 25 năm từ khi khu vực này sa lầy vào cuộc đối đầu kéo dài với Israel.
Kushner cho hay ông rất vinh dự khi được đề cử giải Nobel Hòa bình, giải thưởng sẽ được trao vào tháng 10 năm nay.
Biden đình chỉ loạt thương vụ vũ khí tỷ đô Chính quyền Biden hoãn loạt thương vụ vũ khí với nước ngoài, bao gồm việc bán 50 tiêm kích F-35 cho UAE, được khởi xướng dưới thời Trump. "Bộ Ngoại giao Mỹ đang tạm dừng hoạt động chuyển giao và bán vũ khí để lãnh đạo sắp tới rà soát lại", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 27/1. Việc...