Mỹ lần đầu cho phép trả tiền chuộc trong các vụ bắt cóc con tin
Nhà Trắng ngày 24/6 đã công bố những thay đổi lớn trong cách thức xử lý các vụ bắt cóc con tin Mỹ. Theo đó, gia đình các nạn nhân sẽ được phép trả tiền chuộc cho thủ phạm bắt cóc mà không còn phải lo sợ bị chính quyền trừng phạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã ra chỉ thị cho chính phủ không khởi tố gia đình các nạn nhân bị bắt cóc con tin, nếu họ tìm cách trả tiền chuộc.
Ông Obama đã chịu nhiều chỉ trích do vẫn duy trì chính sách không nhượng bộ với các nhóm phiến quân. Dù vậy bước đi này cũng đặt ra câu hỏi liệu các công dân Mỹ có bị xem như mục tiêu hấp dẫn cho những kẻ bắt cóc con tin hay không.
Video đang HOT
Thay đổi trên được đưa ra sau kết quả đợt rà soát chính sách của Mỹ, được triển khai sau khi xảy ra những vụ con tin Mỹ thiệt mạng trong năm qua. Tin đồn về việc vẫn có những chính phủ châu Âu chấp nhận trả tiền chuộc để giải thoát công dân nước mình khiến nhiều gia đình Mỹ bất bình với chính phủ, bởi họ phải nỗ lực nhiều hơn để giành lại tự do cho người thân.
Hình ảnh từ hiện trường vụ 1 người dân ông vũ trang bắt cóc vợ rồi đấu súng dữ dội với cảnh sát trưa 9/4 tại Suitland, tiểu bang Maryland. (Ảnh: Twitter)
“Gia đình các con tin đã nói với chúng tôi, kể cả gặp trực tiếp tôi, về những bất bình họ thường gặp phải khi làm việc với chính quyền”, ông Obama nói đồng thời thừa nhận một số cơ quan chính phủ “không phải lúc nào cũng phối hợp nhịp nhàng như mong muốn”.
Ông cũng miêu tả những vấn đề các gia đình nạn nhân nêu ra, bao gồm cả đe dọa từ cơ quan công tố rằng trả tiền chuộc là “không thể chấp nhận được”.
Nhà Trắng khẳng định, chỉ thị vừa được ban hành “tái khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ không nhượng bộ với các cá nhân hoặc nhóm người bắt cóc công dân Mỹ làm con tin…nhưng lần đầu tiên xác định rõ ràng rằng “không nhân nhượng” không có nghĩa là “không liên lạc”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Mỹ: Quyền đàm phán nhanh vượt cửa ải quyết định tại Thượng viện
Vòng đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 23/6 đã được khích lệ với việc quyền đàm phán nhanh của Tổng thống Mỹ Barack Obama vượt qua cửa ải mang tính quyết định tại Thượng viện nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC. ngày 17/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Với 60 phiếu ủng hộ (đủ mức quy định) và 37 phiếu chống, Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) - còn gọi là quyền đàm phán nhanh - đã vượt qua cuộc bỏ phiếu thử ngày 23/6 của Thượng viện Mỹ để bước vào cuộc bỏ phiếu chính thức, dự kiến diễn ra trong ngày 24/6.
TPA từng được Hạ viện thông qua trước đó và nếu được Thượng viện thông qua trong ngày 24/6 sẽ được ghi nhận là một thắng lợi lớn trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama - người coi TPP với 11 quốc gia khác và Hiệp định đối tác và đầu tư với Liên minh châu Âu (TTIP) là những ưu tiên cao.
Đây cũng là sự thành công của các nhà lập pháp đảng Cộng hòa khi vận động được một nhóm các đồng nghiệp đảng Dân chủ do hai thượng nghị sỹ Patty Murray và Ron Wyden đứng đầu bỏ phiếu ủng hộ./.
Theo (Vietnam )
Khi nào Mỹ chấm dứt "tái cân bằng" sang châu Á? Lần đầu tiên, thuật ngữ "tái cân bằng" được nhắc đến là vào mùa thu năm 2011 khi Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng lúc đó Hillary Clinton quyết định chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương nhằm củng cố và tăng cường lợi ích quốc gia trên tất cả các lĩnh vực. Thậm chí,...