Mỹ lần đầu cho phép Boeing bán phụ tùng máy bay cho Iran
Lần đầu tiên kể từ khi áp đặt lệnh cấm vận năm 1979, Bộ tài chính Mỹ đã cấp phép cho Boeing bán phụ tùng sang Iran, hãng máy bay Mỹ xác nhận hôm 4/4.
Một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Iran
Theo đó giấy phép trên sẽ “có giới hạn về thời gian”, và chỉ cho phép Boeing “cung cấp các phụ kiện vì mục đích đảm bảo an toàn”.
Boeing sẽ không được phép bán máy bay mới cho Iran, người phát ngôn công ty này xác nhận với hãng tin AFP.
Giấy phép trên được Bộ tài chính Mỹ cấp trong bối cảnh một thỏa thuận tạm thời giữa các cường quốc thế giới và Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này đã được ký hồi tháng 11, Boeing cho biết thêm.
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, một công ty Mỹ khác là General Electric cho biết đã xin phép được bán phụ tùng máy bay cho Iran nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Những năm gần đây, Mỹ và các quốc gia EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh kế hà khắc với Iran nhằm gây áp lực khiến Tehran cắt giảm vĩnh viễn, hoặc ít nhất trong dài hạn, quy mô các hoạt động hạt nhân, để ngăn chặn hoặc khiến nước này cực kỳ khó khăn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Về phần mình Iran luôn phủ nhận tham vọng hạt nhân
Các lệnh cấm vận đã được gỡ bỏ một phần hồi tháng Giêng vừa qua, sau khi Iran đồng ý đóng băng một phần chương trình hạt nhân của mình.
Phương Tây và Tehran hiện đang thương thảo một thỏa thuận chắc chắn, đảm bảo chương trình hạt nhân của nước này chỉ vì mục đích hòa bình, và sẽ đi tới việc dỡ bỏ toàn bộ các lệnh cấm vận.
Washington đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Theo Dantri
Iran sẽ "đóng băng" chương trình hạt nhân từ 20/1
Một thỏa thuận tạm thời nhằm "đóng băng" chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1 tới, Tehran cùng các cường quốc phương Tây xác nhận.
Cơ sở hạt nhân của Iran tại Bushehr
Đón nhận thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng, nhưng ông cũng cảnh báo vẫn còn một con đường chông gai phía trước để tiến tới một thỏa thuận toàn diện.
Các quốc gia phương Tây và Israel từ lâu đã nghi ngờ việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân bên cạnh các chương trình dân sự, nhưng Tehran phủ nhận dữ dội những cáo buộc này.
Đến tháng 11 vừa qua, Iran đã đồng ý sẽ hủy một phần hoạt động hạt nhân và ngừng hoạt động phát triển mới, để đổi lại việc được giải tỏa hàng tỉ USD tài sản bị "đóng băng" ở nước ngoài, cũng như được nới lỏng các lệnh cấm vận vốn gây thiệt hại cho kinh tế nước này.
Thỏa thuận này là một thành công lớn cho Tổng thống Hassan Rouhani, người giành chiến thắng ngay từ vòng một trong cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái, với cam kết có cách tiếp cận ngoại giao hơn với phương Tây sau 8 năm đàm phán bế tắc, và thêm nhiều lệnh cấm vận bị thắt chặt dưới thời người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
"Cả hai bên đã đạt được nhận thức chung về cách thức triển khai thỏa thuận và bước đầu tiên sẽ được thực thi từ ngày 20/1", trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi khẳng định với hãng thông tấn IRNA.
Thông tin trên cũng được Nhà Trắng xác nhận. "Bắt đầu từ ngày 20/1, Iran sẽ lần đầu tiên khởi động việc loại trừ kho nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao và tháo dỡ một số hạ tầng được sử dụng cho quá trình làm giàu", thông báo viết.
Ngừng phong tỏa 4,2 tỉ USD
Một quan chức cấp cao của Washington khẳng định với hãng tin AFP rằng 550 triệu USD đầu tiên trong số tài sản 4,2 tỉ USD bị đóng băng sẽ được giải tỏa trong đầu tháng tới.
"Lịch chi trả sẽ bắt đầu vào ngày 1/2 , và các khoản chi trả được phân chia đều nhau", trong thời gian 180 ngày.
Do ngày 1/2 là thứ Bảy, khoản tiền đầu tiên có thể sẽ chỉ được chuyển đi vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp. Liên tục trong vòng 6 tháng tiếp theo, những khoản tiền tương tự sẽ được chuyển trả cho Iran hàng tháng. Khoản tiền cuối cùng dự kiến được chuyển trả vào 20/7.
Araqchi cho biết Tehran sẽ giữ lại một phần trong số nhiên liệu hạt nhân làm giàu và sẽ pha loãng hoặc trung hòa một nửa lượng uranium làm giàu ở mức 20%.
Một quan chức Mỹ cảnh báo việc nới lỏng cấm vận sẽ bị chấm dứt nếu Tehran không tuân thủ thỏa thuận đã ký.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định bước đi này "là một bước tiến quan trọng", và nhấn mạnh trọng tâm hiện nay là "theo đuổi một giải pháp toàn diện để giải quyết các mối lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran".
"Tôi hoàn toàn hiểu rõ những khó khăn trong việc đạt được mục tiêu này, nhưng vì an ninh quốc gia và hòa bình, an ninh cho thế giới, giờ chính là lúc để cho công tác ngoại giao có cơ hội thành công", ông Obama nói.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của Quốc hội Mỹ trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran trong giai đoạn thương lượng tiếp theo.
Theo Dantri
Cộng đồng mạng Nga giễu cợt lệnh cấm vận của Mỹ Cư dân mạng Nga thi nhau đăng ảnh mỉa mai lệnh cấm vận của Mỹ đối với Nga. Trong những ngày gần đây, cộng đồng sử dụng mạng xã hội ở Nga bắt đầu chiến dịch mỉa mai lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt với Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. Cộng đồng mạng Nga đã nghĩ ra vô...