Mỹ làm suy yếu Trung Quốc bằng cách kiểm soát biển?
Chiến lược kiểm soát ngoài biển của Mỹ để đối phó với Trung Quốc có 3 điểm yếu lớn.
Chiến lược kiểm soát ngoài biển do cựu thượng tá Thủy quân lục chiến Mỹ T.X Hammes và cựu thượng tá Quân đội Mỹ R D.Hooker đề xuất để đối phó với Trung Quốc.
Chiến lược kiểm soát biển do 2 ông Hammes và Hooker cho rằng mục tiêu của chiến lược này là không để Trung Quốc chiếm vùng biển nằm bên trong chuỗi đảo Thái Bình Dương thứ nhất, trải từ quần đảo Kuril tới Philippines.
Chiến lược này sẽ bảo vệ vùng biển và không phận của các quốc gia thuộc chuỗi quần đảo đầu tiên đồng thời thống lĩnh không phận và lãnh hải bên ngoài chuỗi này.
Theo hai tác giả, mục tiêu của chiến lược này là tận dụng một số địa điểm để chặn đường xuất – nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc nhằm làm suy yếu nền kinh tế nước này.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Video đang HOT
Trên tạp chí National Interest (Mỹ), cựu Thượng tá không quân Mỹ Bill Dries cho rằng chiến lược Kiểm soát biển có 3 điểm yếu.
Thứ nhất, Trung Quốc có một lực lượng không quân lớn và có năng lực có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với các hoạt động không quân và hải quân Mỹ. Tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc có thể vươn tới vài trăm hải lý từ bờ biển nước này.
Cựu thượng tá không quân Mỹ Dries cho rằng mặc dù có thể năng lực của Hải quân Trung Quốc không thể “sánh” với Hải quân Mỹ, các lực lượng Trung Quốc có lợi thế do gần bờ biển và có thể điều động hàng chục tàu chiến và tàu ngầm ra “chiến trường” chỉ trong thời gian ngắn.
Về điểm yếu thứ hai, ông Dries cho rằng chiến lược trên sẽ làm gián đoạn các hoạt động kinh tế của thế giới: “Giao thương với Trung Quốc, cũng giống như giao thương với Mỹ hay châu Âu, là điều không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu. Không thể nào chỉ đơn giản cắt hay dừng các hoạt động đó mà không gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu”.
Theo vị cựu thượng tá quân đội này, nếu chiến lược trên được thực thi, chính Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, sẽ trở thành thủ phạm gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu.
“Nước Mỹ sẽ mất uy tín và sự ủng hộ về chính trị nếu áp dung chiến lược đó”, ông Dries viết.
Theo ông, do những hậu quả chính trị của chiến lược này, Mỹ và các đồng minh sẽ không áp dụng do chiến lược đó sẽ khiến Trung Quốc có cớ để bành trướng về hàng hải trong khu vực.
Điểm yếu cuối cùng và quan trọng nhất là chiến lược này sẽ không thể gây tổn hại tới nền kinh tế Trung Quốc và sẽ giúp Bắc Kinh có cớ leo thang xung đột với Mỹ.
Theo Kiến Thức
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung 'dằn mặt' Trung Quốc
Hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung ở tây Thái Bình Dương, một động thái được cho là để "dằn mặt" Trung Quốc.
Tàu chiến INS Tabar của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận Malabar 2014 sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 với sự tham gia của lực lượng hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, theo tờ The Diplomat có trụ sở ở Nhật Bản ngày 19.6.
Tờ Times of India (Ấn Độ) cho biết hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4-5 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục lớp Rajput và tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Shivalik, tham gia tập trận.
The Diplomat vẫn chưa thể xác nhận Nhật Bản và Mỹ sẽ điều động các tàu chiến gì. Nhưng các tàu chiến Nhật, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận với Nga trước khi đến tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 để tham gia Malabar.
Cũng theo The Diplomat, cuộc tập trận của ba nước này là nhằm để "dằn mặt" và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar hồi 2007 ở vịnh Bengal, mặc dù cách xa bờ biển Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối.
Cuộc tập trận Malabar năm nay có thể sẽ khiến Trung Quốc "tức giận" bởi vì căng thẳng Nhật Bản - Trung Quốc leo thang do tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo The Diplomat.
Trung Quốc đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với Ấn Độ sau cuộc bầu cử và ông Narendra Modi đắc cử chức Thủ tướng, đồng thời theo dõi sát sao mối quan hệ chiến lược giữa Tokyo và New Delhi.
Ông Modi sẽ đến gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đầu tháng 7.2014 nhằm mở rộng quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Theo TNO
Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông Theo thông tin từ hãng thông tấn Kyodo, vào ngày thứ ba Nhật Bản đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc thực hiện kiềm chế , tránh làm căng thẳng tình hình ở Biển Đông sau khi một báo cáo cho rằng một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm bởi một tàu cá của Trung Quốc và bị chìm ở ngoài...