Mỹ lại thiếu trầm trọng một mặt hàng nữa sau khủng hoảng sữa bột
Mỹ đang gặp phải tình trạng thiếu băng vệ sinh dạng ống (tampon) nghiêm trọng.
Theo đài RT, chiến dịch quảng cáo cực kỳ thành công bị coi là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu băng vệ sinh. Năm 2020, nữ diễn viên nổi tiếng Amy Schumer được Procter & Gamble thuê làm “gương mặt đại diện cho Tampax” – nhãn hiệu băng vệ sinh phổ biến nhất ở Mỹ. Trong chiến dịch quảng cáo, Schumer đã đóng vai một người cung cấp băng vệ sinh xuất hiện trong nhà vệ sinh và ‘cứu’ phụ nữ khỏi gặp rắc rối khi đưa Tampax cho họ.
Phát ngôn viên Cheri McMaster của công ty Procter & Gamble nói với tạp chí TIME rằng kể từ đó, tăng trưởng doanh số bán lẻ đã bùng nổ. Nhu cầu về sản phẩm Tampax tăng 7,7% trong hai năm qua, điều này đã khiến Tampax vận hành nhà máy tại Auburn, Maine suốt 24/7.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TIME, chiến dịch quảng cáo thành công không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng thiếu băng vệ sinh. Người dùng Twitter, Reddit và các mạng xã hội khác đăng tràn ngập những bức ảnh chụp các kệ băng vệ sinh trống không.
Video đang HOT
Bà Dana Marlowe, người sáng lập tổ chức từ thiện I Support the Girls chuyên cung cấp áo ngực và hỗ trợ vệ sinh kinh nguyệt cho những người vô gia cư, viết trên Twitter: “Điều này không tồi tệ như tình trạng thiếu giấy vệ sinh vào mùa xuân năm 2020, nhưng tình trạng này không tốt”.
Lần đầu tiên người ta nhận ra tình trạng thiếu hụt băng vệ sinh là trong đại dịch COVID-19 khi mọi người tích trữ những thứ cần thiết. Sau đó, xuất hiện một vấn đề khác trở nên phức tạp hơn: thiếu nguyên liệu thô. Khi nhu cầu về khẩu trang và các vật tư y tế khác ngày càng tăng, nhu cầu về bông thô và tơ nhân tạo cũng đang tăng lên. Do đó, các nhà sản xuất băng vệ sinh tampon đã gặp khó khăn trong tìm nguồn cung cấp những nguyên liệu này. Thực tế là giá bông tăng nhanh (trong tháng 4 cao hơn 71% so với năm trước) càng làm trầm trọng thêm vấn đề.
Chi phí vận chuyển tăng đã làm cho việc vận chuyển các sản phẩm đến Mỹ trở nên đắt đỏ hơn. Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp The Organic Project, Thyme Sullivan, nói với TIME rằng chi phí đưa băng vệ sinh đến Mỹ đã tăng 300% so với năm ngoái.
Các kệ hàng băng vệ sinh gần như trống rỗng tại New York ngày 6/5. Ảnh: Alana Semuels
Ngoài tất cả các vấn đề đã liệt kê trên, các nhà sản xuất cũng đang phải chật vật với tình trạng thiếu nhân viên trong bối cảnh nhu cầu về các sản phẩm băng vệ sinh đang tăng cao. Vì băng vệ sinh được coi là thiết bị y tế, chúng phải tuân theo các quy định kiểm soát nghiêm ngặt và do đó các công ty không thể đưa bất kỳ ai vào dây chuyền sản xuất, vì vậy sản xuất không theo kịp nhu cầu.
Nhu cầu gia tăng, thiếu nhân lực, thiếu nguyên liệu – đây là những yếu tố chung của nhiều ngành sản xuất chứ không chỉ với ngành sản xuất băng vệ sinh. Tuy nhiên, điều khiến tình trạng thiếu băng vệ sinh trở nên dai dẳng và gây vấn đề là: Khác với hầu hết các mặt hàng khác, băng vệ sinh không phải là thứ mà phụ nữ có thể ngừng mua cho đến khi nguồn cung trở lại.
Băng vệ sinh không phải là sản phẩm khan hiếm duy nhất ở Mỹ. Tháng trước, chính quyền New York đã buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì thiếu sữa bột trẻ em. Thiếu hụt sữa bột bắt nguồn từ sự cố nhà máy của công ty Abbott Laboratories ở Michigan phải đóng cửa vào tháng 2 do vấn đề nhiễm khuẩn. Abbott cung cấp khoảng 40% sữa công thức trên thị trường Mỹ và đã thu hồi một số sản phẩm, đóng cửa một nhà máy sản xuất sau khi bốn em bé dùng sữa công thức được sản xuất tại cơ sở này bị nhiễm khuẩn hiếm gặp. Hai bé sau đó đã tử vong.
Mỹ nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng sữa công thức
Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng bảo vệ cách xử lý cuộc khủng hoảng sữa công thức, đồng thời khẳng định chính phủ đã nỗ lực trong khả năng của mình.
Người dân chọn mua sữa công thức tại một cửa hàng ở Rosemead, California, Mỹ, ngày 13/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 5 nhà sản xuất thực phẩm trẻ em hàng đầu, Tổng thống Biden cho rằng khó có thể lường trước được tác động của việc nhà máy sản xuất sữa đóng cửa và khi chính phủ được thông báo về tình trạng thiếu hụt sữa trầm trọng vào đầu tháng 4 vừa qua thì mọi việc đã rồi. Ông khẳng định các cơ quan chức năng đã sử dụng mọi đòn bẩy để nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng chưa từng có này.
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành cho rằng tình trạng này đã được ghi nhận từ tháng 2. Ông Robert Cleveland, Phó Chủ tịch cấp cao tập đoàn Reckitt, khẳng định lãnh đạo các công ty đã biết rõ thực trạng khan hiếm sữa công thức từ khi bắt đầu manh nha.
Trong một cuộc họp báo khác cùng ngày, Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre nhấn mạnh chính quyền đã hành động ngay từ đầu dù vào thời điểm đó, Tổng thống Biden chưa trực tiếp chỉ đạo.
Sự thiếu hụt nghiêm trọng sữa công thức tại siêu thị đã ảnh hưởng các gia đình nuôi con nhỏ trên khắp nước Mỹ hoang mang trong bối cảnh nhiều người phải chật vật kiếm sống khi nền kinh tế chưa thực sự phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19. Không giống như tình trạng thiếu hụt các mặt hàng khác và chuỗi cung ứng tắc nghẽn, cuộc khủng hoảng sữa công thức ít liên quan đến lạm phát hay tiến trình hồi phục kinh tế không đồng đều của các đối tác thương mại Mỹ.
Trong cuộc khủng hoảng sữa công thức tại Mỹ, việc hãng Abbott chiếm tới 40% thị trường sữa công thức và việc cơ quan quản lý yêu cầu đóng cửa nhà máy của hãng tại bang Michigan do sữa nhiễm khuẩn đã góp phần châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này. Ngoài ra, còn nguyên nhân hoạt đọng sản xuất bị gián đoạn do sự thiếu hụt lao động và những rắc rối trong chuỗi cung ứng kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Bên cạnh việc yêu cầu các công ty trong nước tăng năng suất, Chính phủ Mỹ đã triển khai chiến dịch "Operation Fly Formula", sử dụng máy bay quân sự để nhanh chóng chuyển sữa công thức từ nước ngoài về nước.
Trước đó cùng ngày, Nhà Trắng thông báo sẽ có thêm hai chuyến bay vận chuyển sữa công thức của công ty sản xuất thực phẩm trẻ em Bubs Australia từ Melbourne (Australia) đến các bang Pennsylvania và California (Mỹ). Dự kiến, Bubs Australia sẽ gửi tổng cộng 27,5 triệu hộp sữa công thức đến Mỹ.
Nhân tố giúp Ukraine gỡ bế tắc xuất khẩu lương thực Nhà bảo lãnh an ninh bên thứ ba có thể giúp gỡ bỏ cấm xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Ukraine đang gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực bằng cảng biển do xung đột. Ảnh: ANSA Theo trang tin Euractiv.com, một số quốc gia châu Âu đã tăng cường nỗ lực mở lại các hành lang hàng hải để...