Mỹ lại siết visa lao động tay nghề cao
Bộ An ninh Nội địa Mỹ công bố các quy định mới thắt chặt việc cấp visa H-1B dành cho lao động nước ngoài có tay nghề cao.
Chi tiết các quy định mới không được Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) hé lộ hôm 6/10, nhưng thu hẹp định nghĩa về “nghề nghiệp đặc biệt” mà các công ty thường sử dụng để tuyển dụng lao động nước ngoài và buộc họ đưa ra lời mời tuyển dụng với cư dân Mỹ trước.
“Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên mà an ninh kinh tế là một phần không thể thiếu của an ninh nội địa”, quyền Bộ trưởng DHS Chad Wolf cho biết trong một tuyên bố. “Nói một cách đơn giản, an ninh kinh tế là an ninh nội địa. Để đáp lại, chúng ta phải làm mọi thứ có thể trong giới hạn của luật pháp để đảm bảo người lao động Mỹ được đặt lên hàng đầu”.
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf điều trần tại Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện hôm 23/9. Ảnh: AFP.
Mỗi năm, Mỹ cấp 85.000 thị thực H-1B cho người “có kiến thức chuyên môn cao” và điều kiện tối thiểu phải có bằng cử nhân, thường trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giảng dạy và kế toán. Chương trình visa này được các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon sử dụng rộng rãi nhằm thu hút các kỹ sư và lao động tay nghề cao, phần nhiều là từ Ấn Độ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ trích chương trình này đã làm giảm mức lương trong một số ngành nghề. Chính quyền Tổng thống Donald Trump hồi tháng 6 ra lệnh đóng băng nhiều loại thị thực lao động, trong đó có H-1B, tới ngày 31/12/2020.
Trump cho rằng lệnh cấm nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài để tìm việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19. Ông mô tả việc các lao động nước ngoài nhập cảnh theo thị thực lao động là “mối đe dọa bất thường đối với việc làm của lao động Mỹ.
Tuy nhiên, tuần trước, thẩm phán liên bang Jeffrey White ở San Francisco đã ra phán quyết tạm thời chặn lệnh ngừng cấp visa lao động của Trump.
TechNet, một nhóm thương mại gồm nhiều công ty ở Thung lũng Silicon, lên án các quy định mới của DHS, gọi đây là nỗ lực để lách lệnh của tòa án.
“Chính quyền đang bỏ qua phán quyết của tòa án bằng cách ban hành các quy định khác để cố gắng đạt được kết quả mà họ muốn”, chủ tịch TechNet Linda Moore nói. “Quy định mới này chỉ làm tổn hại đến khả năng phục hồi của nước Mỹ sau đại dịch trong thời gian quan trọng này và không làm tăng việc làm trong nước cho người Mỹ”.
Động thái này đánh dấu bước tiến mới nhằm thắt chặt nhập cư dưới thời chính quyền Tổng thống Trump. Hồi tháng 4, Trump đã ký sắc lệnh ngừng cấp thẻ xanh trong 60 ngày với hầu hết người nước ngoài muốn sống ở Mỹ.
Đến tháng 7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, áp lực từ nhiều phía, trong đó có các trường đại học, đã khiến chính quyền Trump hủy kế hoạch trục xuất du học sinh học online chỉ một tuần sau đó.
Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm lao động nước ngoài của Trump
Tòa án Mỹ chặn lệnh ngừng cấp visa lao động đối với hàng trăm nghìn lao động nước ngoài ở nước này theo lệnh của chính quyền Trump.
Thẩm phán Jeffrey S. White của Tòa án Quận phía Bắc, bang California, hôm 1/10 ra phán quyết tạm thời chặn thực thi lệnh được Tổng thống Trump đưa ra hồi tháng 6, gồm đóng băng một số loại visa lao động tới Mỹ đến hết năm 2020, nhằm bảo vệ việc làm sau đại dịch.
Các thị thực lao động tạm thời bị đóng băng bao gồm visa H-1B, loại thường được cấp cho lao động ngành công nghệ và gia đình họ, visa H-2B cho lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp theo mùa vụ, visa J-1 cho lĩnh vực trao đổi văn hóa và visa L-1 cho quản lý và nhân sự then chốt trong các tập đoàn đa quốc gia. Với phán quyết này, các công ty lớn gồm Microsoft, Goodyear Tire và Exxon Mobil tiếp tục được đưa lao động nước ngoài sang làm việc.
Hộ chiếu Mỹ trong một ảnh chụp ngày 6/5/2012. Ảnh: Flickr.
Trong quyết định dài 25 trang, thẩm phán White, người được bổ nhiệm dưới thời George W. Bush, lập luận rằng Tổng thống Trump đã vượt quá thẩm quyền khi đưa ra lệnh đình chỉ thị thực mới cho hàng trăm nghìn lao động nước ngoài trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
White cho rằng lệnh cấm của Trump không giải quyết vấn đề kinh tế bằng cách cung cấp cơ hội việc làm cho người Mỹ. "Tuyên bố hoàn toàn không quan tâm đến thực trạng kinh tế và khuôn khổ luật định sẵn có. Hơn nữa, nó không tính đến tác động đối với các công ty Mỹ và kế hoạch kinh doanh của Mỹ, tuyên bố sẽ làm thay đổi phạm vi chính sách nhập cư ở Mỹ", thẩm phán cho hay trong phán quyết.
Tuyên bố của thẩm phán White trái ngược với quyết định trước đó của thẩm phán liên bang ở thủ đô Washington, đồng nghĩa với việc tòa phúc thẩm sẽ ra quyết định cuối cùng.
Trong tuyên bố đăng trên website của Nhà Trắng ngày 22/6, Tổng thống Mỹ Trump gia hạn lệnh cấm cấp thẻ xanh bên ngoài lãnh thổ Mỹ và có thể tiếp tục được thực thi nếu cần thiết, đồng thời đóng băng thêm nhiều thị thực lao động tạm thời tới ngày 31/12/2020. Tuyên bố này có hiệu lực ngay lập tức.
Chính quyền Trump cho rằng lệnh cấm nhằm bảo vệ người Mỹ khỏi sự cạnh tranh nước ngoài để tìm việc làm trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do tác động của đại dịch Covid-19. Ông mô tả việc các lao động nước ngoài nhập cảnh theo thị thực lao động là "mối đe dọa bất thường đối với việc làm của công nhân Mỹ".
Lệnh cấm hạn chế khả năng của các công ty Mỹ hoạt động toàn cầu và các công ty quốc tế có chi nhánh tại Mỹ trong việc luân chuyển giám đốc điều hành ra nước ngoài và các nhân viên khác đến Mỹ trong thời gian dài. Nó cũng chặn thị thực cho vợ hoặc chồng của những người nước ngoài đang làm việc tại các công ty Mỹ.
Thông báo của Trump kéo dài lệnh ngừng cấp thẻ xanh được ông đưa ra hồi tháng 4 và hết hạn vào 22/6. Lệnh cấm chủ yếu nhằm vào thành viên các gia đình người được cấp visa lao động, đã hứng chịu phản ứng lạnh nhạt từ những người chủ trương cứng rắn với lao động nhập cư khi cho rằng sắc lệnh của Tổng thống chưa đủ. Việc nhắm vào thị thực không nhập cư trong lệnh hạn chế mới này của Trump dường như để xoa dịu những người này.
Mỹ cấp 85.000 thị thực H-1B mỗi năm cho người "có kiến thức chuyên môn cao" và điều kiện tối thiểu phải có bằng cử nhân, thường trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giảng dạy và kế toán. Các nhà phê bình cho rằng những công ty công nghệ cao đã sử dụng visa làm công cụ thuê mướn lao động nước ngoài nhằm thay thế người Mỹ.
Những lao động mắc kẹt ở Dubai Hassan và 98 lao động xuất khẩu bị công ty bỏ rơi trong một ký túc xá bụi bặm ở ngoại ô Dubai từ khi Covid-19 bắt đầu. Hassan, 30 tuổi, sống ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hơn 10 năm nay. Anh là người Pakistan, sang đây làm công nhân xây dựng theo diện xuất khẩu lao động....