Mỹ lại muốn siết chặt Huawei
Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đang đề xuất hạ ngưỡng này xuống dưới 10%.
SCMP đưa tin Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét việc đưa ra nhiều hạn chế hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Đại diện các cơ quan sẽ có cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Đề xuất này được đệ trình từ đầu tháng 1. Theo đó, nó sẽ khiến các đối tác của Huawei tại Mỹ khó cung cấp linh kiện hơn cho công ty. Trước đây, nhiều công ty Mỹ đã tìm cách giao dịch với Huawei thông qua các công ty con của họ ở nước ngoài.
Đề xuất mới từ Bộ Thương mại Mỹ sẽ hạ ngưỡng giá trị trên một sản phẩm sản xuất tại nước ngoài có thể bán cho Huawei.
Để thu hẹp kẽ hở đó, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất hạ ngưỡng giá trị công nghệ trên một sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở ở nước ngoài có thể bán cho Huawei. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Ngưỡng mới sẽ là dưới 10%.
Ngay khi đề xuất này được công bố, Lầu Năm Góc đã tỏ ra lo ngại rằng nó sẽ phá hủy chuỗi cung ứng của Huawei. Đồng thời, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu sự phát triển công nghệ của Mỹ, bởi sự sụt giảm về doanh thu có thể khiến các công ty Mỹ chi ít tiền hơn cho các hoạt động nghiên cứu.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói rằng Huawei đã khuyến khích các nhà cung ứng tại Mỹ vượt qua rào cản của luật pháp liên bang.
“Việc kiểm soát xuất khẩu cũng như các biện pháp khác mà chúng tôi thực hiện nhằm đảm bảo các công nghệ của Mỹ được bảo vệ”, Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phỏng Mỹ cho biết.
Donald Morrissey, Giám đốc các vấn đề chính phủ của Huawei tại Mỹ cho rằng các quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho Mỹ. “Những hạn chế chặt chẽ hơn với Huawei có thể dẫn tới tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ có thể mất đi khách hàng và đối tác lớn nhất giúp họ phát triển các công nghệ mới”, Morrissey nói.
SCMP cho biết một cuộc tranh luận lớn đang diễn ra bên trong các cơ quan chính phủ. Một số ý kiến bảo vệ quan điểm cần phải ngăn chặn sự phát triển của Huawei. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại tin rằng việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là điều không nên và ủng hộ sự hợp tác trở lại.
Hiện tại, các cơ quan tại Mỹ đang tranh luận về việc có nên tiếp tục hạn chế kinh doanh với Huawei bởi điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ.
Giữa tháng 5/2019, hãng đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị hạn chế giao dịch cũng như sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng cáo buộc công ty có “mối quan hệ mật thiết với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc”.
Bên cạnh những cáo buộc về việc vi phạm lệnh trừng phạt với Iran, chính quyền liên bang cũng cho rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile.
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.
Theo Zing
CEO Huawei: 'Mỹ sẽ còn tấn công trong năm 2020'
Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới hôm 21/1, ông Nhậm Chính Phi nói, Mỹ sẽ còn gây áp lực nhưng ông tin Huawei sẽ "vượt qua mọi cuộc tấn công".
"Nhưng tôi cảm giác rằng ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ không quá lớn", CEO Huawei Nhậm Chính Phi nói trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm nay ở Davos (Thụy Sĩ).
Cho rằng Huawei "đã có kinh nghiệm từ năm ngoái và đội ngũ cũng mạnh hơn", nhà sáng lập kiêm CEO Huawei tự tin, năm 2020 "có thể vượt qua những cuộc tấn công lớn hơn nữa".
Đại gia viễn thông Trung Quốc từ lâu vẫn là mục tiêu lo ngại của Mỹ quanh mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Washington coi Huawei là rủi ro với an ninh quốc gia, cáo buộc các thiết bị mạng của hãng này có thể được dùng vào mục đích do thám. Huawei đến nay vẫn phủ nhận các cáo buộc trên.
CEO Huawei Nhậm Chính Phi tại Davos hôm 21/1. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen, hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ. Washington cũng đang gây sức ép lên các đồng minh, gần nhất là Anh, để cấm Huawei tham gia mạng 5G tại các nước này. Reuters tháng trước trích một nguồn tin thân cận cho biết Mỹ còn tìm cách ban hành một quy định nhằm chặn việc bán hàng hóa nước ngoài cho Huawei.
Việc bị đưa vào danh sách đen khiến Huawei phải đẩy nhanh quá trình ra mắt công nghệ riêng. Từ nhiều năm qua, họ đã đổ tiền mạnh tay vào các công nghệ cốt lõi, như chip và phần mềm. Năm ngoái, hãng ra mắt hệ điều hành riêng có tên Harmony, nhưng chưa được cài đặt vào smartphone nào cả. Ông Nhậm cho biết Huawei đã phải chi cả núi tiền để chuẩn bị cho kế hoạch B, giúp công ty tồn tại và vượt qua vòng tấn công đầu tiên.
Nhà sáng lập Huawei cũng cho rằng Mỹ đã "lo ngại quá đà" với công ty của ông. Lấy ví dụ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông cho biết "Trung Quốc mới đang bắt đầu" và còn kém xa Mỹ, vì thiếu các nhà toán học giỏi, siêu máy tính, năng lực lưu trữ và nhiều điều kiện cần thiết khác để phát triển công nghệ này.
Theo vnexpress
TSMC có thể sẽ tiếp tục sản xuất chipset 7nm cho Huawei Chipset 7nm của TSMC chỉ có 9%-10% công nghệ Mỹ, nằm trong khoảng giới hạn mà lệnh cấm của chính phủ Mỹ áp đặt lên Huawei. Theo báo cáo từ Đài Loan, Mỹ đang có kế hoạch hạ thấp tiêu chuẩn về nguồn gốc công nghệ trong các sản phẩm mà công ty Mỹ được phép phân phối cho Huawei, từ 25% xuống...