Mỹ lại khiến Trung Quốc uất ức
Sau khi “dày vò”, khiến Trung Quốc “mất ăn mất ngủ” ở Biển Đông, Mỹ mới đây lại tung ra một hành động khiêu khích khác, làm “vết thương” nhức nhối trở lại, bởi một trong những cái dằm khó chịu nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc.
Ảnh minh họa
Hãng tin Reuters mới đây dẫn các nguồn tin trong Quốc hội Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Barack Obama trong tuần này có thể thông qua việc bán hai tàu khu trục tên lửa cho Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan, “bất chấp sự phản đối của Trung Quốc”. Nếu thỏa thuận trên được thông qua, việc bán hai tàu khu trục tên lửa cho Đài Loan sẽ là hợp đồng cung cấp vũ khí đầu tiên mà Mỹ dành cho vùng lãnh thổ này trong vòng 4 năm qua.
Ngay khi nghe được thông tin nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hồng Lỗi hôm qua (15/12) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đồng thời kêu gọi Mỹ ngừng cung cấp vũ khí cho hòn đảo Đài Loan. “Trung Quốc kịch liệt phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho VLT Đài Loan. Lập trường này là kiên định và rõ ràng”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và nó sẽ gây cản trở đối với sự phát triển hòa bình của mối quan hệ giữa hai bờ Eo biển Đài Loan cũng như mối quan hệ giữa hai nước Mỹ-Trung Quốc.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng cam kết và dừng ngay việc cung cấp vũ khí cho VLT Đài Loan”, đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Video đang HOT
Vấn đề Đài Loan luôn là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ-Trung. Quan hệ quân sự giữa hai nước này lên xuống thất thường và nhiều lần bị gián đoạn bởi việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan.
Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Chính quyền của Tổng thống Obama năm 2011 từng phải từ chối bán 66 chiếc chiến đấu cơ F-16 cho Vùng lãnh thổ Đài Loan để tránh làm Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, Mỹ lại thông qua một hợp đồng trị giá 5,3 tỉ USD để nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu 20 năm tuổi đời của Đài Loan. Sau 4 năm ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, Mỹ đã nối lại hoạt động này và đây là điều chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc nổi xung trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đã sứt mẻ vì vấn đề Biển Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Liên minh châu Âu thông qua chương đàm phán mới với Thổ Nhĩ Kỳ
Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/12 chính thức nối lại các cuộc đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu.
Đây là một phần quan trọng trong các thỏa thuận đã có giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu trước đó nhằm đối phó cuộc khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng nhất từ thế chiến thứ 2 tại châu Âu hiện nay.
Ngay trong cuộc hội đàm diễn ra đêm 14/12 (theo giờ Việt Nam), Liên minh châu Âu đã thông qua chương 17 liên quan đến chính sách kinh tế và tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là chương mới trong 35 chương đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ song có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đàm phán gia nhập tư cách thành viên Liên minh châu Âu.
Cờ EU bên ngoài trụ sở của Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: Reuters).
Việc Liên minh châu Âu thông qua chương 17 cũng có nghĩa là các điều kiện kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đã phù hợp với các quy định về tài chính, ngân hàng và đầu tư của châu Âu.
Vào đầu năm 2000, Liên minh châu Âu từng nới lỏng các quy định về kinh tế cho các thành viên mới gia nhập khối này và đây được xem yếu tố khiến cuộc khủng hoảng nợ của khu vực đồng tiền chung châu Âu thêm trầm trọng.
Kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia phần đông là người Hồi giáo, khởi động các cuộc đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu, hai bên đã tiến hành 15 trong tổng số 35 chương đàm phán. Tuy nhiên do bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề như: quyền con người, các quyền tự do báo chí tại Thổ Nhĩ Kỳ, mới chỉ có một chương trong các chương đàm phán này được thông qua trong một thập kỷ qua.
Theo đánh giá của giới chức Liên minh châu Âu, việc thông qua chương 17 là một dấu hiệu cho thấy, đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến triển nhanh chóng, góp phần mở ra các chương đàm phán mới giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu trước báo giới, người phục trách chính sách ngoại giao Liên minh châu Âu Federica Mogherini nói: "Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số các quốc gia mà chúng tôi đã thúc đẩy hợp tác trong đối phó với khủng bố ở cấp châu Âu hồi tháng trước. Chúng tôi đã quyết định tăng mức hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong các vấn đề khác".
Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng đánh giá việc đàm phán chương 17 giúp nối lại tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và là bước đi quan trọng sau gần 2 năm đàm phán rơi vào ngõ cụt. Ông cũng mong muốn tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới sẽ diễn ra một cách "tích cực và đáng tin cậy.
"Chúng tôi hy vọng rằng, các chương đàm phán khác cũng sẽ diễn ra nhanh chóng. Chúng ta sẽ không phải đợi đến 2 năm tiếp theo mới mở ra thêm 1 hoặc nhiều chương đàm phán mới", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Đàm phán về tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ được khởi động từ năm 2005 và từ đó đến nay bị đình trệ. Hồi tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu đã đề xuất một kế hoạch hành động với Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích nhờ quốc gia này ngăn chặn dòng người di cư đổ dồn về châu Âu. Đây chính là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Liên minh châu Âu hơn.
Ngay cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, lúc đầu phản đối việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thay đổi quan điểm, khi bà có cuộc gặp với tư cách cá nhân mới đây với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, giữa lúc cuộc khủng hoảng di cư đang trở nên căng thẳng đối với phương Tây.
Để Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấp nhận những đề xuất của mình, Liên minh châu Âu đã cam kết hỗ trợ quốc gia này 3 tỷ euro để tiếp nhận người tị nạn Syria và Iraq, đồng thời tăng cường tuần tra trên biển Egean cũng như hồi hương những người di cư bất hợp pháp./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
Cộng hoà Séc sẽ thắt chặt quy định sở hữu súng Chính phủ Séc thắt chặt quy định về hữu súng thông qua các biện pháp như tiến hành kiểm tra tình trạng tâm thần trước khi cấp giấy phép dùng súng. Ngày 7/12 Chính phủ Cộng hòa Séc đã thông qua sửa đổi bổ sung một đạo luật hiện hành với nhiều điều khoản thắt chặt việc sở hữu súng đạn trong cộng...