Mỹ lại gửi thông điệp cho Trung Quốc
Mỹ vẫn “giữ vững” các cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản vốn được Washington đưa ra trong hiệp ước đồng minh với Tokyo.
Ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Abe (Ảnh: AP)
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các quan chức cấp cao Nhật Bản tại một buổi họp báo ở New York hôm 27/4. Những cam kết này bao trùm tất cả các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Đây cũng là thông điệp cho Trung Nam Hải về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Kerry nhắc lại, Mỹ bác bỏ bất cứ quan điểm nào cho rằng tự do hàng hải và hàng không là những đặc quyền của nước lớn cấp cho nước nhỏ theo ý muốn và sở thích của họ.
Cùng ngày, Nhật Bản và Mỹ đã công bố các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới, phản ánh việc Tokyo sẵn sàng đảm nhận một vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc ngày một gia tăng và người ta ngày càng quan ngại về mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Đường lối hợp tác quốc phòng mới này được đánh giá sẽ làm thay đổi tính chất liên minh quân sự Nhật-Mỹ.
Video đang HOT
Bản cập nhật đầu tiên đường lối hợp tác quốc phòng kể từ năm 1997 cho phép Mỹ và Nhật Bản triển khai hợp tác quân sự trên phạm vi toàn cầu, từ việc phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng và tấn công từ không gian, tới an ninh hàng hải.
Theo nguyên tắc chỉ đạo mới, Nhật Bản có thể hỗ trợ các lực lượng Mỹ bị nước thứ 3 đe dọa hoặc có thể triển khai các tàu quét thủy lôi tham gia một nhiệm vụ ở Trung Đông.
Binh sỹ Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Mỹ
Những tuyên bố hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ và Nhật Bản thời gian gần đây có lẽ khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Mới đây, Washington và Tokyo cũng đang xem xét việc tuần tra chung trên Biển Đông.
Cũng trong tháng 4 này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nói thẳng trong cuộc thảo luận về chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á tại New York: “Chúng ta đang chứng kiến cách hành xử như ở thế kỷ 19 của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này dẫn đến việc Mỹ cần phải có sự hiện diện về phương diện an ninh ở khu vực để ngăn Bắc Kinh hăm dọa các nước nhỏ hơn, để các nước này tin rằng họ không bị đẩy sang một bên”.
Bởi thế, một lần nữa, thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc đã rất rõ ràng, rằng với lối hành xử ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ có lý do chính đáng để tiếp tục đầu tư vào năng lực quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Minh Thái (tổng hợp)
Đất Việt
Thủ tướng Nhật Bản công du Mỹ
Sau khi đặt chân tới Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 26/4 đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng nước chủ nhà John Kerry.
Ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Abe (Ảnh: AP)
Ngoại trưởng John Kerry đã có buổi tiếp và ăn tối với Thủ tướng Nhật tại nhà riêng ở Boston, bang Massachuset.
Chuyến thăm của ông Abe đang được dư luận thế giới theo dõi sát sao này sẽ chứng kiến sự thay đổi trong chính sách hợp tác quốc phòng giữa hai nước, theo hướng thúc đẩy vai trò an ninh của cả hai cũng như xác nhận những cam kết hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, chuyến đi đang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong tiến trình đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại Washington, vào ngày mai 28/4, Thủ tướng Abe sẽ có cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Mỹ Barack Obama kể từ tháng 11 năm ngoái. Cuộc gặp này được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong hợp tác thương mại Mỹ - Nhật, một yếu tố then chốt đối với tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Một trong những hoạt động được quan tâm nhiều nhất là bài phát biểu của ông Abe tại kỳ họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 29/4. Ông Abe sẽ là vị Thủ tướng Nhật đương nhiệm đầu tiên phát biểu trước hai viện quốc hội Mỹ.
Bài phát biểu trong khoảng 40 phút, dự kiến sẽ tập trung vào việc đánh giá lại nguyên tắc hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ đưa ra thông điệp Tokyo sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh hiện nay, mở rộng quyền hạn của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Tokyo cũng sẽ ủng hộ việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ tại Okinawa, bất chấp sự phản đối của dân địa phương.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Shinzo Abe cũng muốn có sự bảo đảm rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Theo giới phân tích, những sửa đổi này phản ánh sự thay đổi lớn nhất trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong hàng thập kỷ qua.
Bài phát biểu của ông Abe diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp 2 2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Ném xoài vào đầu tổng thống, một phụ nữ Venezuela được tặng nhà Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro, hứa tặng một ngôi nhà mới cho người phụ nữ đã ném xoài vào đầu ông khi ông đang lái xe trên đường, theo Reuters. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro - Ảnh: Reuters Câu chuyện tưởng như đùa nhưng lại là sự thật tại Venezuela. Hồi cuối tuần trước, vị tổng thống 52 tuổi của quốc gia...