Mỹ lại áp hạn chế với 6 thực thể báo chí Trung Quốc
Mỹ liệt thêm 6 thực thể báo chí Trung Quốc vào diện “phái bộ nước ngoài” và đây được coi là một phần trong hành động ăn miếng trả miếng giữa hai nước liên quan đến các tổ hợp truyền thông.
Trụ sở của Tân Hoa xã đặt tại New York, Mỹ. Ảnh: NYT
Những cơ quan báo chí của Trung Quốc bị Mỹ áp hạn chế lần này gồm có tờ Nhật báo Kinh tế (Economic Daily) có uy tín trong giới nghiên cứu kinh tế đại lục, Nhật báo Jiefang của Đảng bộ chính quyền thành phố Thượng Hải. Bốn thựcc thể còn lại là tờ Yicai Toàn cầu, Tin tức Xinmin buổi tối, Khoa học xã hội trong Báo chí và tờ Tạp chí Bắc Kinh (Beijing Review).
Phát biểu tại cuộc họp báo tối ngày 21/10 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng những tờ báo này đa phần do “một chính phủ nước ngoài” kiểm soát. Ông khẳng định Mỹ không áp hạn chế với các tổ hợp này trong việc xuất bản ấn phẩm ở Mỹ, mà chỉ hướng đến việc người Mỹ, những khách hàng tiêu dùng thông tin tại Mỹ, có được cái nhìn về báo chí tự do và báo chí do chính quyền Trung Quốc định hướng.
Video đang HOT
Đây được xem là đòn trả đũa ăn miếng trả miếng mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến báo chí, truyền thông. Hồi tháng 2, Mỹ liệt năm thực thể truyền thông Trung Quốc vào diện “phái bộ nước ngoài”, trong đó có Tân Hoa xã và tờ China Daily.
Bắc Kinh đáp trả bằng quyết định trục xuất hơn 12 nhà báo làm việc cho ba tờ báo của Mỹ có văn phòng tại Trung Quốc. Hai nước còn lún vào cuộc chiến visa cấp cho phóng viên, với việc mỗi bên đều tìm cách trì hoãn gia hạn thẻ tác nghiệp báo chí cho phóng viên thường trú của đối phương.
Theo quy định của Mỹ, khi thuộc diện “phái bộ ngoại giao”, các cơ quan báo chí nước ngoài sẽ buộc phải đăng ký, gửi thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ khi có thay đổi nhân sự, hoặc mua/thuê văn phòng làm việc ở Mỹ – tương tự quy định áp dụng với các đại sứ quán và các phái đoàn ngoại giao khác.
Gần 300 người Trung Quốc nhập viện vì uống nước nhiễm khuẩn
Gần 300 người ở An Huy nhập viện vì nhiễm vi khuẩn gây kiết lị sau khi uống nước ô nhiễm, khiến giới chức đóng cửa nhà máy nước.
Khoảng 500 người ở thị trấn nông thôn Bảo Nghĩa, tỉnh An Huy, cách thành phố Thượng Hải khoảng 550 km về phía tây, xuất hiện triệu chứng sốt, đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy từ cuối tuần trước. Chính quyền địa phương hôm 23/8 công bố báo cáo cho thấy họ bị nhiễm vi khuẩn shigella, một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh kiết lỵ.
Giới chức cho biết nhà máy cung cấp nước cho thị trấn đã bị đóng cửa và gần 300 người phải nhập viện.
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân trong một bệnh viện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Đoạn video do People's Daily đăng tải cho thấy các bệnh nhân ngồi trên các dãy giường trong một bệnh viện địa phương. Theo tờ báo, nhiều bệnh nhân là người già và trẻ em. Tình trạng của bệnh nhân nhìn chung đã được cải thiện, một số bệnh nhân đã được chữa khỏi và xuất viện.
Lo ngại về an toàn nước uống vẫn là vấn đề đối với nhiều khu vực ở Trung Quốc, gồm cả các thành phố giàu có nhất, nơi nhiều người dân sống dựa vào nước đóng chai hoặc nước đun sôi.
Hãng thông tấn Xinhua cuối tháng trước đưa tin Bộ Thủy lợi đã cải thiện dịch vụ cung cấp nước cho 256 triệu cư dân nông thôn trên khắp cả nước.
Tàu sân bay trực thăng Trung Quốc lần đầu ra biển Tàu đổ bộ Type-075 đầu tiên của Trung Quốc rời nhà máy ở Thượng Hải hôm 5/8, bắt đầu đợt chạy thử sơ bộ trên biển. Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc hôm qua cho thấy chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu đổ bộ Type-075 rời nhà máy Hộ Đông - Trung Hoa ở thành phố Thượng Hải....