Mỹ: Lại “ăn ốc nói mò”
Tình báo Mỹ vừa công bố một loạt tài liệu về vụ máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi trên không phận Ukraine ngày 17/7. Bây giờ thì Washington không đổ lỗi trực tiếp cho Nga nữa mà quay sang cáo buộc Moskva đã “tạo điều kiện” khiến MH17 bị bắn rơi và không loại trừ, khả năng chiếc máy bay xấu số đã bị lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine “bắn nhầm”.
Giả thuyết mà tình báo Mỹ đưa ra là việc sử dụng tên lửa BUK cần nhiều ngày luyện tập và có thể là một thao tác sai của một người lính không thành thạo đã gây ra thảm họa. Tuy nhiên, Nga đã huấn luyện cho quân nổi dậy sử dụng các vũ khí phòng không. Những vũ khí này đã được quân nổi dậy sử dụng trong suốt nhiều tuần vừa qua để bắn hạ hơn chục máy bay. Do đó, dù không liên quan trực tiếp nhưng việc Nga huấn luyện cho họ đã gián tiếp gây ra thảm họa MH17.
Bằng chứng mà tình báo Mỹ cung cấp để chứng minh cho giả thuyết này là việc MH17 đã bị rơi ở miền Đông Ukraine – trong khu vực thuộc kiểm soát của quân nổi dậy – điều mà ai đọc báo cũng biết từ ngày xảy ra tai nạn. Chỉ có điều, Washington lại vội vã đi tới khẳng định luôn nơi này là vùng xuất phát của chiếc tên lửa định mệnh, gây ra thảm kịch làm chết gần 300 người.
Họa đồ về vụ bắn rơi máy bay MH17 do tình báo Mỹ đưa ra ngày 22/7. Đường màu xanh là đường đi của tên lửa SA-11 (BUK), đường màu vàng là đường đi của MH17. Đốm cam là vị trí SA-11 nổ, đốm vàng là MH17 rơi xuống đất
Tình báo Mỹ lập luận: Tên lửa bay thẳng lên trời cho đến khi trúng vào máy bay, ở ngay phía dưới buồng lái. Các mảnh vỡ của loại vũ khí này đáng ra là sẽ phải tìm được ở khu vực máy bay rơi, nhưng nếu không tìm thấy thì chắc là do… chưa tìm được và các nhà điều tra bị cản trở trong công việc của họ. Lập luận này nghe quen quen, tựa như thời Mỹ đem lực lượng quân sự tấn công Iraq để tìm vũ khí hạt nhân nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn chưa thấy, trong khi đã kịp lật đổ một chế độ và cướp đi bao sinh mạng dân thường nước này.
Video đang HOT
Chính quyền Mỹvốn nổi như cồn về khả năng do thám trên Internet sau vụ Edward Snowden tiếp tục đưa ra một bằng chứng được khai thác từ Facebook. Đó là việc “sau khi máy bay bị rơi được xác nhận là một máy bay dân dụng, quân nổi dậy đã xóa những dòng đăng tải trên mạng xã hội mà họ khoe khoang về việc bắn hạ được một máy bay và về việc sở hữu tên lửa đất đối không BUK (SA-11)”.
Chưa biết giá trị của bằng chứng này đến đâu, nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng, dư luận cũng đã từng được phen rúng động khi một chuyên viên không lưu người Tây Ban Nha có tên Carlos Buca, làm việc tại đài kiểm soát không lưu Kiev, tiết lộ trên Twitter về việc chính quân đội Ukraine đã bắn hạ MH17. Mà việc này thì không thấy Nga hay bên nào sử dụng làm “bằng chứng” để cáo buộc Kiev, như cách mà Mỹ đang làm cả.
Ngay cả cơ quan tình báo Mỹ cũng thừa nhận là họ không thể xác nhận tính xác thực của các tài liệu từ Internet do chính phủ Ukraine phổ biến. Trước đó, một số chuyên gia đã chỉ ra những dấu hiệu chắp ghép rõ rệt của bằng chứng từ mạng xã hội mà quan chức Mỹ và Ukraine đã sử dụng.
“Bằng chứng” có lẽ là hợp lý và có thể xác minh nhất mà tình báo Mỹ cung cấp trong cuộc họp báo ngày 22/7 là hình ảnh vùng Rostov do vệ tinh Mỹ chụp được năm ngoái, rồi trong những tuần lễ gần đây, cho thấy rõ ràng một khu vực mới với nhiều gian nhà. Phía Mỹ đánh giá đó là một trại huấn luyên cho lực lượng ly khai Ukraine và từ đây, Washington cho rằng Moskva vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, bất chấp áp lực quốc tế. Họ cáo buộc các bệ phóng tên lửa, các khẩu đội pháo khác cùng xe tăng đã được chuyển tới một “cơ sở huấn luyện” ở tây nam Nga, để huấn luyện cho quân nổi dậy.
Hình ảnh vệ tinh Mỹ chụp căn cứ Rostov của Nga gần biên giới Ukraine ngày 19/7 và 21/7. Mỹ đánh giá đây là cơ sở huấn luyện quân nổi dậy Ukraine
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, các tình báo viên đã không đưa ra hình ảnh độc quyền chụp từ vệ tinh, thay vào đấy chỉ là ảnh chụp từ vũ trụ chứa ít thông tin. Người Mỹ cũng không hề đưa các hình ảnh cho ai, cả Liên minh châu Âu (EU) cũng như Moskva, dù họ đã hứa sẽ làm việc này vào ngày 22/7, dù rằng, cả Nhà Trắng lẫn Bộ Ngoại giao Mỹ đều đồng thanh hứa cơ quan tình báo sẽ cho thấy những bằng chứng thuyết phục ai đã bắn máy bay Boeing của Malaysia Airlines. Trong khi đó, cũng vào ngày 22/7, Nga đã chính thức chuyển cho EU toàn bộ dữ liệu quan sát khách quan về vụ tai nạn máy bay Boeing Malaysia ở Ukraine.
Xem ra, dựa vào những cơ sở này mà đi đến được giả thuyết trên thì quả thật, tình báo Mỹ có lẽ sở hữu “siêu năng lực” linh cảm. Còn lãnh đạo Mỹ, rõ là đang “ăn ốc nói mò”.
Theo Năng Lượng Mới
Chuyên gia OSCE muốn đảm bảo an ninh khi tiếp cận hiện trường vụ MH17
Hiện vẫn còn rất nhiều rủi ro về an ninh mà các chuyên gia OSCE phải đối mặt trong quá trình điều tra tại hiện trường.
Các chuyên gia của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ngày 22/7 cho biết, họ đã được tiếp cận hiện trường vụ rơi máy bay ở miền Đông Ukraine, song hiện vẫn còn rất nhiều rủi ro về an ninh mà các chuyên gia này phải đối mặt trong quá trình điều tra tại hiện trường.
Các chuyên gia OSCE có mặt tại hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: AP)
Người đứng đầu phái bộ của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu tại Ukraine, ông Alexander Hug cho biết: "Chúng tôi vẫn thường xuyên liên hệ với các lực lượng chính phủ cũng như phiến quân ly khai. Và chúng tôi đã nhận được sự đảm bảo từ phía họ rằng công việc của chúng tôi sẽ không bị cản trở. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thực hiện tất cả các biện pháp nhằm giải quyết những rủi ro về mặt an ninh. Chúng tôi sẽ không ở đây nếu như không được đảm bảo an toàn".
Trước đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko hôm 21/7 đã ra lệnh cho quân đội nước này ngừng bắn ở khu vực xung quanh hiện trường vụ rơi máy bay. Quyết định này được Kiev xem là để hỗ trợ công tác khám nghiệm hiện trường của các quan sát viên quốc tế, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn do giao tranh vẫn diễn ra dữ dội ở miền Đông Ukraine, đặc biệt là tỉnh Donetsk, một trong những cứ điểm quan trọng nhất của lực lượng ly khai.
Ngay trước khi ông Proshenko ra tuyên bố ngừng bắn gần nơi máy bay của Malaysia rơi, nhiều vụ nổ lớn đã làm rung chuyển Donetsk./.
Theo VOV
Nga tố Ukraine không kích chỉ cách hiện trường MH17 có 30km Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 22/7 cho biết không quân Ukraine đã tiến hành không kích ở địa điểm chỉ cách hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia chỉ 30 km, trong khi chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố một lệnh ngừng bắn trong vòng bán kính 40km sau thảm họa này. Theo RIA, vào...