Mỹ lạc quan về giải pháp hài hòa lợi ích Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd tại Syria
Ngày 12/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ lạc quan về khả năng tìm được một giải pháp để có thể vừa bảo vệ người Kurd tại Syria vừa cho phép Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa khủng bố sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.
Các thành viên Lực lượng dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn trong chiến dịch chống tổ chức khủng bố Hồi giáo (IS) tự xưng ở gần Abu Kamal, tỉnh Deir Ezzor, miền đông Syria ngày 1/5/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ tin rằng có thể đạt được một “kết quả tốt đẹp” giúp bảo vệ cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd ở Syria. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết với phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan chức ngoại giao Nhà Trắng nhấn mạnh việc Mỹ rút quân khỏi Syria là một sự “thay đổi chiến thuật” và không ảnh hưởng tới năng lực của Mỹ chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Video đang HOT
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo được đưa ra trong bối cảnh nảy sinh căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh vấn đề người Kurd tại Syria, một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang ở thăm UAE, chặng dừng chân thứ 5 trong chuyến công du đưa ông tới 8 nước vùng Vịnh. Chuyến công du nhằm mục đích trấn an các đồng minh Mỹ, sau quyết định bất ngờ của Tổng thống Donald Trump rút khoảng 2.000 binh lính Mỹ khỏi Syria. Quyết định này vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ Mỹ, trong đó có các nghị sĩ đảng Cộng hòa, quan chức Bộ Quốc phòng cũng như các đồng minh của Washington. Hầu hết các ý kiến chỉ trích cho rằng việc rút quân có thể tác động đến tình hình thực địa, tạo ra những phân nhánh địa chính trị bất thường. Bên cạnh đó, quyết định này còn khiến số phận của liên minh giữa các tay súng người Kurd và Arab, trong đó lực lượng người Kurd chiếm đa số, còn gọi là Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) vốn được Mỹ ủng hộ tham gia cuộc chiến chống IS, rơi vào tình cảnh không chắc chắn.
Với chuyến công du dài ngày tới một loạt nước ở Trung Đông lần này, Ngoại trưởng Pompeo muốn nêu bật một thông điệp “Mỹ sẽ không bỏ rơi Trung Đông”. Đồng thời, Washington muốn các đồng minh của mình tại đây gánh vác thêm trọng trách đảm bảo an ninh và ổn định khu vực trong bối cảnh có những lo ngại về sự tái trỗi dậy của các tổ chức cực đoan như al-Qaeda và IS sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.
Thùy An (TTXVN)
Theo Tintuc
Liên quân không kích miền Đông Syria, khoảng 38 người thiệt mạng
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 13/11 thông báo đã có ít nhất 38 người thiệt mạng trong các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại tỉnh phía Đông Syria, gần biên giới Iraq.
Các thành viên SDF trong chiến dịch chống IS gần Abu Kamal, tỉnh Deir Ezzor, miền đông Syria ngày 1/5/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phóng viên TTVXN tại Trung Đông dẫn thông báo của người đứng đầu SOHR, ông Rami Abdel Rahman, cho biết các cuộc không kích nhằm vào nơi ở của các tay súng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở làng al-Shaafa, một trong những hang ổ cuối cùng còn nằm dưới sự kiểm soát của các phần tử thánh chiến tại tỉnh phía Đông Syria Deir Ezzor.
Theo SOHR, trong số những người thiệt mạng tại làng al-Shaafa, có 13 trẻ em và cả thành viên thuộc gia đình của các tay súng IS. Theo ông Rahman, các cuộc không kích vẫn đang tiếp diễn. Một phát ngôn của liên quân cho biết liên quân sẽ tiến hành điều tra bất kỳ công bố đáng tin cậy nào liên quan đến thương vong dân thường.
Trong khi đó, Iraq hiện cũng đang tiến hành chiến dịch xuyên biên giới chống IS ở Syria. Chiến dịch được thực hiện sau khi IS chiếm giữ các cứ điểm của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở phía Syria giáp biên giới Iraq. Các lực lượng an ninh Iraq đã tăng cường nhiều biện pháp để bảo vệ biên giới và ngăn chặn các tay súng IS từ Syria thâm nhập nước này.
Từ cuối tháng 10, liên minh SDF do Mỹ hậu thuẫn đã tạm ngừng cuộc chiến chống IS để phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn phá các vị trí của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ dọc biên giới phía Bắc Syria. Tuy nhiên hôm 11/11, SDF cho biết họ đã tiếp tục cuộc chiến chống IS sau khi đã thảo luận với liên quân và thông qua các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nêu trên. Trong khi đó, liên quân do Mỹ đứng đầu cũng xác nhận đã gây ra cái chết của hơn 1.100 dân thường Syria và Iraq. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền lại đưa ra con số cao hơn nhiều.
Kể từ năm 2014, IS đã chiếm nhiều lãnh thổ Syria và nước láng giềng Iraq. Tuy nhiên, nhóm thánh chiến này đã mất phần lớn lãnh thổ chiếm được sau các đợt tấn công của liên quân ở cả Syria và Iraq. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2011, cuộc nội chiến ở Syria đã làm 360.000 người thiệt mạng.
Theo Việt Thắng - Phương Hoa (TTXVN)
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ điều này để tiệu diệt IS ở Syria Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Washington cung cấp hỗ trợ quân sự để họ gánh thay sứ mệnh tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này. Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới với Syria. Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức...