Mỹ lạc quan về đà phục hồi kinh tế bất chấp biến thể Omicron
Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong những tháng tới, nhưng sẽ không thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế số một thế giới.
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại cuộc gặp với các thị trưởng trên cả nước, diễn ra ở Washington ngày 19/1.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Yellen thừa nhận biến thể Omicron đã đặt ra một thách thức và sẽ tác động đến một số chỉ số kinh tế Mỹ trong những tháng tới, nhưng sẽ không làm chệch hướng đà phục hồi của kinh tế Mỹ, vốn đang ở một trong những giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất trong một thế kỷ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh gói cứu trợ kinh tế “Kế hoạch giải cứu nước Mỹ” mà Tổng thống Biden thúc đẩy và được Quốc hội thông qua hồi tháng 3 năm ngoái sẽ như “liều vaccine cho nền kinh tế Mỹ, bảo vệ đà phục hồi kinh tế trước nguy cơ xuất hiện các biến thể mới”.
Bà Yellen cho biết 350 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp đã được phân bổ cho chính quyền các địa phương, giúp các cộng đồng tránh được những tác động nghiêm trọng nhất về mặt kinh tế do biến thể Delta và Omicron gây ra.
Bộ trưởng Yellen cho biết thêm trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, ngân sách chính phủ đã bị hao hụt mạnh và khiến khoảng 1,3 triệu lao động bị mất việc làm, trong đó có cả giáo viên và nhân viên y tế, những ngành thuộc nhóm thiết yếu. Tuy nhiên, quỹ cứu trợ trên đã giúp các cộng đồng ứng phó tốt hơn trước sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ chậm lại trong quý I/2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Biến thể Omicron đang làm tăng vọt số người mắc COVID-19 và phải cách ly, buộc nhiều người không thể làm việc. Một ví dụ cụ thể là việc các hãng hàng không nước này đã phải hủy hàng nghìn chuyến bay kể từ dịp Giáng sinh 2021 đến nay do thiếu nhân viên.
Số ca mắc mới COVID-19 trong tuần qua tại châu Mỹ cao chưa từng có
Ngày 19/1, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại châu Mỹ và lập mốc cao kỷ lục mới với 7,2 triệu ca và hơn 15.000 ca tử vong trong tuần qua.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne nhấn mạnh "dịch bệnh đang lây lan mạnh hơn bao giờ hết." Bắc Mỹ, Mỹ và Canada tiếp tục chứng kiến tình trạng gia tăng số ca nhập viện. Khu vực Caribe ghi nhận mức tăng số ca mắc mới COVID-19 mạnh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát.
Tại Nam Mỹ, Brazil, Mexico và Chile đều ghi nhận các ca mắc mới cao kỷ lục trong ngày 19/1. Bộ Y tế Brazil cho biết ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mới tại nước này lập mốc kỷ lục với 204.854 ca trong 24 giờ qua. Bên cạnh đó, số ca tử vong mới là 338 ca. Như vậy, tính từ đầu dịch, Brazil có 23.416.748 ca mắc COVID-19 trong khi số ca tử vong theo số liệu chính thức là 621.855 ca.
Bộ Y tế Mexico cho biết nhờ đẩy nhanh xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2, nước này đã phát hiện 60.552 ca mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 4.495.310 ca. Ngoài ra, với thêm 323 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại đây hiện lên tới 302.112 ca. Trong 24 giờ qua, các đơn vị y tế đã tiến hành được hơn 150.000 xét nghiệm sàng lọc, cao hơn so với mức đầu tháng này.
Trong khi đó, Chile ghi nhận 9.509 ca mới và 4 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 1.902.657 ca và 39.431 ca tử vong. Bộ Y tế Chile công bố báo cáo nêu rõ quốc gia này đang đối mặt với làn sóng gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 vào giữa mùa Hè và mùa du lịch tại Nam Bán cầu.
Mức tăng 344% số ca mắc mới trong 2 tuần qua chủ yếu là do biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh cũng như do các lễ hội cuối năm và hoạt động du lịch tăng cao. Tuy nhiên, giới chức sở tại cho biết làn sóng lây nhiễm mới này không kéo theo tình trạng gia tăng số ca nhập viện, đó là nhờ hơn 90% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm phòng COVID-19.
* Cùng ngày, Ba Lan ghi nhận thêm 30.586 ca mới, mức cao nhất kể từ mùa Xuân năm ngoái, và thêm 375 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Niedzielski nêu rõ gần 20% trong tổng số ca mắc mới tại Ba Lan nhiễm biến thể Omicron và biến thể này đang thực sự lây lan trên diện rộng. Ông Niedzielski dự báo số ca mắc mới hằng ngày trong tuần tới sẽ có thể vượt mốc 50.000 ca.
Trước nguy cơ trên, Chính phủ Ba Lan đã quyết định áp dụng chế độ bắt buộc làm việc tại nhà đối với tất cả các công chức, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện biện pháp tương tự.
Ngày thứ hai liên tiếp Pháp ghi nhận trên 400.000 ca mắc COVID-19 Bộ Y tế Pháp công bố số liệu cho thấy đã ghi nhận hơn 436.000 ca mắc mới trong ngày 19/1, chỉ đứng sau mốc cao kỷ lục 464.769 ca hôm 18/1. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, Pháp ghi nhận hơn 400.000 ca mắc mới trong ngày. Số liệu này cũng khiến số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày...