Mỹ kỳ vọng quân đội Nhật có mặt tại bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, biển Đông
Trả lời phỏng vấn báo Nhật, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhât Ban (SDF) nên tham chiến cùng Mỹ trong trường hợp có biến động tại bán đảo Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ – Ảnh: Reuters
Ông McCain, chính trị gia được cho là có ảnh hưởng lớn đến chính sách quốc phòng và ngoại giao của Mỹ, còn nói thêm rằng ông cũng hy vọng SDF sẽ có thể hoạt động tại Trung Đông và Biển Đông theo như chính sách an ninh mới của Nhật, báoJapan Times đưa tin ngày 2.5.
Phát biểu của thượng nghị sĩ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Nhật đang muốn điều chỉnh định hướng hợp tác phòng vệ song phương với phía Mỹ, theo hướng cho phép SDF mở rộng hoạt động ra nước ngoài cùng quân đội Mỹ.
Ông McCain cũng hy vọng rằng Nhật và các nước khác sẽ hợp tác để đảm bảo duy trì sự tự do hàng hải tại Eo biển Hormuz, nơi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động vận chuyển dầu thô của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhât Ban.
Đề cập đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, thượng nghị sĩ Mỹ McCain nói: “Tôi hy vọng những khác biệt đó sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng là cần phải có một yếu tố an ninh, và một phần trong chuyện đó chính là các cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật và những hoạt động hợp tác khác”.
2 Xe thiết giáp của quân đội Nhật Bản – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ McCain cũng bác bỏ quan điểm cho rằng việc Nhật tham gia vào các hoạt động nói trên có thể gây ra đối đầu với Trung Quôc.
“Tôi nghĩ miễn là ở trong vùng biển quốc tế, Nhật vẫn có thể gửi tàu của họ đến bất kỳ nơi nào họ muốn”, ông McCain nói.
Ngoài ra, vị chính khách 78 tuổi này còn nói thêm rằng trong trường hợp Triêu Tiên sắp tấn công Han Quôc, Nhật được kỳ vọng cung cấp hỗ trợ hậu cần và những trang thiết bị khác.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
4 tâm điểm trong chuyến đi Mỹ La tinh của ông Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến công du 3 ngày rưỡi đến Jamaica và Panama để tham dự một chuỗi các hội nghị, trong đó mối quan hệ Mỹ-Cuba được mong chờ sẽ là tâm điểm.
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên máy bay đến Jamaica - Ảnh: Reuters
Tại Jamaica, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước vùng Caribe để thảo luận về tình hình an ninh khu vực và năng lượng. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Mỹ đến thăm Jamaica từ năm 1982, theo Reuters.
Ông Obama sẽ gặp gỡ lãnh đạo các nước Trung Mỹ, các doanh nhiệp tại Panama trước khi dự Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ lần thứ 7. Đây là lần đầu tiên hội nghị này có sự tham gia của đầy đủ của 35 nguyên thủ các nước Tây bán cầu, theoNew York Times. 4 điểm sau đây sẽ rất đáng được quan tâm trong chuyến đi của ông Obama lần này.
1. Cuộc gặp giữa ông Obama và ông Raul Castro.
Mặc dù Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro chưa có kế hoạch gặp nhau chính thức, nhưng theo một quan chức Nhà Trắng, "chắc chắn sẽ có một cuộc tiếp xúc nhanh" và người ta đang rất mong chờ cuộc gặp gỡ lịch sử này bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ (diễn ra trong 2 ngày 10 và 11.4). Đơn giản, bởi nó thể hiện bước phát triển mới trong những nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau gần 60 năm.
Hai vị lãnh đạo từng có cuộc điện đàm 45 phút vào tháng 12 năm ngoái nhằm thông báo sẽ cố gắng khôi phục mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Cuba. Tổng thống Obama cũng từng bắt tay Chủ tịch Castro trong ngày tưởng niệm cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào năm 2013.
2. Mỹ có thể đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố
Bộ Ngoại giao Mỹ đã cân nhắc khả năng đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố vào tháng 12 năm ngoái và hiện đang tiến gần đến kết luận cuối cùng. Một khi nhận được đánh giá của Bộ Ngoại giao, Tổng thống Obama sẽ đưa ra lời đề nghị của mình, có thể ngay trong chuyến đi đến Jamaica và Panama lần này, New York Times cho biết.
Việc đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố cũng là một bước quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Cuba bị đưa vào danh sách này vào năm 1982 dựa trên những cáo buộc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân nổi dậy tại Mỹ Latinh.
Cuộc gặp gỡ được chờ đợi giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro - Ảnh: Reuters
3. Những sự kỳ vọng
Sự kỳ vọng đối với Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ lần này khác nhiều so với lần trước. Tại Colombia 3 năm trước, việc cấm vận Cuba là một trong những vấn đề gây căng thẳng giữa Washington và các nước Mỹ La tinh. Tuy nhiên, lần này chính Mỹ cũng đặt kỳ vọng về sự thay đổi của các nước ở Tây bán cầu. Chính quyền Obama từng yêu cầu Quốc hội thông qua khoản viện trợ 1 tỉ USD cho các nước Trung Mỹ, kết hợp các hình thức đầu tư về kinh tế và an ninh.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes nói rằng, Washington đã xây dựng một môi trường tích cực hơn tại các nước châu Mỹ trong nhiều năm qua. Theo ông Rhodes, môi trường đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nước Tây bán cầu, và Tổng thống Obama rất nghiêm túc trong việc đảm bảo tham vọng của Mỹ tại khu vực này.
4. Phản ứng của Venezuela
Một vấn đề rất đáng quan tâm trong chuyến đi lần này của tổng thống Mỹ đó là mối quan hệ với Venezuela. Vào tháng 3 năm nay, Tổng thống Obama đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 7 quan chức Venezuela với cáo buộc lạm dụng nhân quyền và tham nhũng, theo New York Times.
Quyết định trên khiến Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và một số đồng minh trong khu vực giận dữ. Có khả năng ông Maduro sẽ thể hiện sự không hài lòng của mình đối với hành động của Mỹ trong hội nghị lần này.
Mỹ cũng đã tìm cách "hạ nhiệt" căng thẳng trước chuyến đi của ông Obama. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes nói: "Chúng tôi đương nhiên mong muốn chính phủ Venezuela nói rõ sự phản đối đối với một số chính sách của Mỹ". Ông Rhodes nhấn mạnh, việc đối thoại giữa hai nước và các nước trong khu vực là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề gây trở ngại trong quan hệ ngoại giao trong những năm gần đây.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Báo động tình trạng giới trẻ Anh bị lôi kéo tới Syria tham chiến Ủy ban Nội vụ Hạ viện Anh đã kêu gọi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cảnh sát để ngăn chặn việc ngày càng có nhiều người trẻ Anh tới tham chiến tại Syria. Ba nữ sinh ở Raqqa. (Nguồn: dailymail.co.uk) Trong báo cáo điều tra được thực hiện sau vụ 3 nữ sinh ở London...