Mỹ kỳ vọng Hàn Quốc nhượng bộ nhiều hơn trong đàm phán chia sẻ chi phí quân sự
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/4 cho biết Washington đang tìm kiếm “sự thỏa hiệp hơn nữa” từ Hàn Quốc trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự song phương.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật chung tại thao trường Seungjin ở Pocheon, cách Seoul 65km về phía đông bắc năm 2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng tin Yonhap dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết: “Mỹ vẫn cam kết hoàn tất một thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. Quan điểm từ lâu của chúng tôi là Hàn Quốc có thể và nên đóng góp nhiều hơn”. Theo người phát ngôn này, trong những tuần gần đây phía Mỹ đã thể hiện sự mềm dẻo đáng kể để đạt được một thỏa thuận và Mỹ trông đợi sự thỏa hiệp hơn nữa từ Chính phủ Hàn Quốc.
Phát biểu trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước cho biết ông đã từ chối đề nghị của Hàn Quốc tăng đóng góp của Seoul thêm ít nhất 13% từ năm tới. Ông Trump cho rằng quốc gia đồng minh châu Á này cần chi trả nhiều hơn cho hoạt động đồn trú của 28.500 binh sĩ Mỹ ở nước này.
Kể từ năm 1991, Seoul bắt đầu chia sẻ chi phí tài chính duy trì sự hiện diện của Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) theo Thỏa thuận về các biện pháp đặc biệt (SMA), bao gồm các chi phí thuê người Hàn Quốc làm việc cho USFK, xây dựng các cơ sở quân sự, hỗ trợ hậu cần và chi phí để duy trì 28.500 binh sĩ USFK tại quốc gia Đông Bắc Á này. Theo thỏa thuận, năm 2019, Hàn Quốc đóng góp 870 triệu USD, tăng 8,2% so với năm trước đó. Từ tháng 9 năm ngoái đến nay, Seoul và Washington đã tiến hành tổng cộng 6 vòng đàm phán. Vòng đàm phán song phương mới nhất diễn ra tại Washington hồi tháng 1 vừa qua không thể hóa giải những khác biệt trong một số điểm then chốt, như tổng mức đóng góp tài chính của Seoul và việc gia hạn thỏa thuận SMA, đã hết hạn cuối năm ngoái.
Liên quan vấn đề trên, Quốc hội Mỹ ngày 27/4 công bố báo cáo nhận định Hàn Quốc và Mỹ đã thể hiện không nhất quán trong hợp tác về chính sách khi hai bên chưa thể đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí phòng thủ.
Yonhap dẫn báo cáo của Cơ quan khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết Seoul và Washington nhìn chung đã giải quyết được những bất đồng về thương mại và chính sách liên quan Triều Tiên, nhưng căng thẳng vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác.
Trong báo cáo cập nhật với tựa đề “Hàn Quốc: Tổng quan và Các mối quan hệ với Mỹ”, CRS nhận định: “Hợp tác chính sách giữa Mỹ và Hàn Quốc không nhất quán dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump và chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in. Gần đây nhất, Thỏa thuận SMA liên quan chia sẻ chi phí đồn trú lính Mỹ tại Hàn Quốc đã hết hạn vào cuối năm 2019, và các cuộc đàm phán sau đó không đạt được sự thỏa hiệp nào”, từ đó dẫn tới hệ quả hơn 4.000 nhân viên Hàn Quốc làm việc cho USFK buộc phải nghỉ việc không lương.
Báo cáo của CRS cũng đề cập khái quát những diễn biến mới nhất trong quan hệ song phương Mỹ-Hàn Quốc, cho rằng có nhiều quan ngại tại quốc gia Đông Bắc Á này về mối quan hệ đồng minh tồn tại nhiều thập kỷ qua giữa Washington và Seoul. Ngoài ra, báo cáo cũng điểm lại vắn tắt các chính sách đối nội, đồng thời đánh giá tích cực năng lực ứng phó với đại dịch COVID-19 của Hàn Quốc.
Minh Tâm
Đài phát thanh Triều Tiên bất ngờ đưa tin về ông Kim Jong Un
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đưa tin về các hoạt động trao đổi thư và lời khen ngợi của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Những hình ảnh vệ tinh hé lộ điều gì đang diễn ra ở Triều Tiên
Sự việc ông Kim Jong Un vắng mặt trong ngày sinh nhật của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành đã làm dấy lên nhiều đồn đoán. Các chuyên gia đang ra sức tìm đầu mối di chuyển của ông.
Đài phát thanh nhà nước Triều Tiên hôm 26/4 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un "đánh giá cao" những người đang làm việc để xây dựng các cơ sở ở thị trấn biên giới phía Bắc, theo Yonhap.
"Ông Kim Jong-un đã gửi lời cảm ơn tới những người đã lao động một cách nghiêm túc và hết lòng trong việc xây dựng Samjiyon", theo đài phát thanh. "Các công nhân đang hết mình đóng góp một cách nghiêm túc vào việc xây dựng một cường quốc xã hội chủ nghĩa và không bao giờ quên niềm tin và kỳ vọng của đảng".
Samjiyon nằm dưới chân núi Paekdu, đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên, nơi ông nội của ông Kim Jong Un, cựu lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và cha của ông, Kim Jong Il, được sinh ra. Nơi này được nâng cấp lên thành một thành phố vào cuối năm ngoái.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bày tỏ lòng kính trọng đối với người cha quá cố và ông nội tại Cung điện Mặt trời Kumsusan trong hình ảnh này được chụp từ Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Triều Tiên vào ngày 16/2/2020. Ảnh: Yonhap.
Hôm 23/4, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cũng đưa tin ông Kim Jong Un đã nhận được một bức điện chúc mừng từ người đứng đầu Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zuganov, nhân kỷ niệm chuyến thăm của ông Kim tới Nga.
Ngày 22/4, KNCA cũng tuyên bố ông Kim Jong Un đã gửi thư trả lời tới lời chúc mừng sinh nhật ông Kim Il Sung của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, KCNA không đưa ra thông tin nào về nơi ở hay sức khỏe của ông Kim.
Các phương tiện truyền thông nhà nước khác, như Rodong Sinmun cũng không đưa tin về các hoạt động công khai của ông Kim và cũng không cung cấp bất kỳ hình ảnh nào của nhà lãnh đạo.
Lần gần nhất ông Kim xuất hiện trước công chúng là vào ngày 11/4 khi ông chủ trì một cuộc họp đảng lớn. Ông Kim không tham dự buổi lễ quan trọng tại Cung điện Mặt trời Kumsusan nhân dịp sinh nhật ngày 15/4 của ông nội Kim Nhật Thành. Điều này làm dấy lên những tin đồn về sức khỏe của ông Kim.
Đầu tuần này, CNN đưa tin Mỹ đang xem xét tin tình báo cho thấy ông Kim đang "gặp nguy hiểm" sau khi phẫu thuật, nhưng các quan chức Seoul và Washington đã tranh luận về thông tin này.
Việc ông Kim biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng không mới lạ nhưng bất cứ khi nào nó xảy ra, tin đồn về sức khỏe của ông lại nổi lên và hầu hết trường hợp đều sai.
Triều Tiên phát video ông Kim phi ngựa trắng trên núi thiêng
Hình ảnh ông Kim Jong Un cưỡi ngựa trắng trên núi Paekto được miêu tả là hành động tiếp thêm nhuệ khí cho "cuộc tổng tấn công giành thắng lợi cuối cùng".
Như Trần
Em gái ông Kim Jong Un ngày càng có ảnh hưởng ở Bình Nhưỡng Bà Kim Yo Jong, em gái ông Kim Jong Un, đã trở thành nhân vật quan trọng trong chính trường Triều Tiên. Trước tin đồn ông Kim gặp vấn đề sức khỏe, bà trở thành nhân vật được chú ý. Từ việc cầm gạt tàn cho anh trai hút thuốc tại một điểm dừng chân đến việc đưa ra tuyên bố ca ngợi...