Mỹ: Kiện bạn gái cũ ăn cắp… t.inh t.rùng

Theo dõi VGT trên

Một người đàn ông Mỹ vừa nộp đơn kiện bạn gái cũ tội ăn cắp… t.inh t.rùng của ông để mang thai và sinh con.

Theo BBC ngày 2/2, nguyên đơn là Layne Hardin, ngụ Louisiana, còn bị đơn là Toby Devall – bạn gái cũ của ông và ngân hàng t.inh t.rùng nơi Hardin nhờ lưu giữ t.inh t.rùng.

Luật sư của Hardin nói Devall đã “lừa gạt” ngân hàng t.inh t.rùng này để lấy t.inh t.rùng của ông, sau đó đem đến một bệnh viện để thụ tinh nhân tạo, mang thai và sinh con.

Đ.ứa b.é hiện được 2 t.uổi và Hardin có thể phải trả t.iền cấp dưỡng cho con.

Hardin nói ông đã muốn “khóc và bất tỉnh” sau khi phát hiện vụ việc.

Mỹ: Kiện bạn gái cũ ăn cắp... t.inh t.rùng - Hình 1

Layne Hardin và thông tin về vụ kiện của ông xuất hiện trên truyền hình địa phương

Ngân hàng t.inh t.rùng nêu trên hiện chưa đưa ra bình luận, nhưng luật sư của Hardin nói ngân hàng này đã vi phạm khi trao các ống đựng t.inh t.rùng cho Devall mà không được phép của Hardin.

Đây là vụ kiện ăn cắp t.inh t.rùng thứ hai ở Mỹ. Trước đó vào năm 2011, ông Joe Pressil ở Texas cũng kiện bạn gái cũ và một trung tâm sinh sản, nói cô này đã dùng t.inh t.rùng của ông để mang thai mà không được ông cho phép.

Theo 24h

Philippines kiện Trung Quốc ra toà: Kiếm cớ hay tạo cớ?

Việc Philippines quyết tâm tạo sự răn đe chiến lược ở Biển Đông trên cả ba phương diện pháp lý, ngoại giao và quân sự đang đặt khu vực trước hai ngả rẽ, hoặc sẽ là cú hích đẩy nhanh tiến trình thảo luận COC, hoặc ngược lại sẽ làm đóng băng tiến trình này.

Video đang HOT

Philippines kiện Trung Quốc ra toà: Kiếm cớ hay tạo cớ? - Hình 1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Philippines liên tục "khẩu chiến" trong những ngày vừa qua về vụ kiện Biển Đông.

Từ lâu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ráo riết thúc đẩy tiến trình thảo luận nhằm sớm cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một văn kiện pháp lý mang tính ràng buộc giúp kiềm chế căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, thỏa thuận được mong đợi này đang đứng trước hai ngả rẽ: hoặc sẽ được tiếp tục đẩy nhanh hơn, hoặc sẽ bị tạm gác sang một bên sau khi Philippines quyết định đi nước cờ mạo hiểm đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế.

Trung Quốc kiếm cớ hay Philippines tạo cớ?

Theo nhận định của một số chuyên gia biển đảo trong khu vực, do lâu nay Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn sự ra đời của Bộ quy tắc COC, nay lại có thêm cớ từ vụ kiện của Philippines, nên khả năng xảy ra phương án đầu tiên (đẩy nhanh tiến trình thảo luận văn kiện này) là rất thấp.

"Nếu Trung Quốc đang tìm mọi cách gác qua một bên tiến trình thương lượng với ASEAN về tình trạng căng thẳng ở Biển Đông thì hành động của Philippines có lẽ là cái cớ tốt nhất được tạo ra vào thời điểm này", tờ Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông dẫn lời một nhà phân tích nói.

Một số chuyên gia nắm rõ tiến trình đàm phán COC cũng cho rằng động thái của Manila tìm kiếm sự bảo trợ của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) sẽ làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng biển đảo lâu nay trong khu vực.

"Hành động của Philippines có thể sẽ gây nguy hiểm hơn cho các cuộc thương lượng vốn đã bị trì hoãn lâu nay", một chuyên gia ở Hồng Kông nói.

Cũng đề cập dưới góc độ này, tờ New Strait Times của Malaysia dẫn nhận định của Tiến sĩ B.A. Hamzah thuộc trường Đại học Quốc phòng Malaysia cho rằng: "Bằng việc khởi xướng một phiên tòa trọng tài chống lại Trung Quốc, Philippines đã tăng thêm t.iền tố trong vấn đề Biển Đông".

"Thành công trong vấn đề trọng tài quốc tế rất mờ mịt, đặc biệt khi xét tới thực tế Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới và là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", Tiến sĩ Hamzah nói thêm.

Lý giải của Manila

Theo dự đoán của giới chuyên gia, cuộc chiến pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc sẽ diễn ra vô cùng phức tạp với tiến trình tranh tụng có thể kéo dài hàng năm. Dẫu vậy, Philippines vẫn tuyên bố quyết theo đuổi vụ kiện tới cùng, cho dù Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ hành động pháp lý của Manila thông qua hành động trả lại công hàm ngoại giao thông báo về vụ việc.

Trong đơn kiện gửi Tòa án Trọng tài Quốc tế của UNCLOS, Philippines yêu cầu phía Trung Quốc phải giải thích rõ về những cơ sở pháp lý vận dụng cho việc đưa ra đường 9 đoạn, hay còn gọi là "đường lưỡi bò", chiếm gần hết Biển Đông.

Manila hy vọng việc làm này sẽ giúp một nước ở thế yếu hơn tìm kiếm phán quyết công bằng từ tòa án quốc tế, đồng thời phơi bày quyết tâm vẽ lại bản đồ khu vực của Bắc Kinh sau khi Trung Quốc liên tục tìm cách trì hoãn các cuộc đàm phán về COC với lý do không muốn có sự can dự từ bên ngoài, ám chỉ Mỹ.

"Chúng tôi muốn Tòa án Trọng tài Quốc tế xác định tính hợp pháp của đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra, cũng như tình trạng pháp lý của 10 hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng ở Biển Đông", Manila tuyên bố.

Mặc dù khẳng định sẽ tuân theo lộ trình của ASEAN, nhưng giới chức Philippines cũng không quên nói thêm rằng Manila đang bị dồn vào chân tường sau 18 năm thất bại trong đàm phán ngoại giao song phương với Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo.

"Philippines đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc. Chính điều này đang đẩy vấn đề bảo vệ chủ quyền của chúng tôi vào vòng nguy hiểm", Ngoại trưởng Philippines Del Rosario tiết lộ.

"Do chủ quyền bị đe dọa trực tiếp, chúng tôi buộc phải hành động để bảo vệ các lợi ích quốc gia. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm một giải pháp bền vững và chúng tôi nhận thấy không thể tiếp tục chờ đợi thêm nữa", một quan chức khác của Philippines nhấn mạnh.

Cách lý giải này của Manila đã nhận được sự đồng cảm của một số nước, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

"Washington ủng hô nô lực của Philippines trong giải quyêt các tranh châp chủ quyên bằng pháp lý", tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố thẳng với người đồng cấp Del Rosario trong cuộc điện đàm tôi 13/2.

"EU đứng về phía Philippines. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận vì tiến trình này sẽ giúp đưa cả hai bên tới... một giải pháp", trưởng phái đoàn lập pháp EU Werner Langen nói khi tới thăm Manila hôm 15/2.

Đối sách của Trung Quốc

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng "không vừa". Nước này đang tìm cách "tương kế, tựu kế" sau màn khai hỏa của Philippines với dự định sẽ sử dụng chiêu bài "gậy ông đ.ập lưng ông". Theo đó, Bắc Kinh sẽ cố tình trì hoãn thêm các cuộc thương lượng với ASEAN về COC với lý do điều kiện chưa chín muồi.

Trước mắt, Trung Quốc cũng đã tỏ rõ lập trường phản đối việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế.

"Chúng tôi không đồng ý với việc Bộ Ngoại giao Philippines đưa vấn đề ra trọng tài quốc tế... Cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) với cam kết thực hiện nghiêm túc tuyên bố này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu rõ trong cuộc họp báo thường nhật.

"Đề nghị của Philippines là sai trái về mặt lịch sử và pháp lý, mang nội dung cáo buộc không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc", ông Hồng Lỗi nói thêm.

Ông Hồng Lỗi cũng nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh muốn mọi tranh chấp biển đảo phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp. "Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực".

Tuy nhiên, chính từ "song phương" mà Trung Quốc nhắc tới lại là điều không được Philippines và nhiều nước khác trong khu vực lựa chọn. Nếu làm theo phương cách này, cái mà các nước nhận được chỉ là sự thua thiệt trước một Trung Quốc "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".

Tìm kiếm hướng giải quyết khả thi

Để tránh leo thang căng thẳng, việc trước mắt hai bên cần phải làm là không nên kéo dài tình trạng "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" như hiện nay.

Mặc dù Philippines vẫn liên tục khẳng định nước này đã đi đúng hướng trong việc kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế và rằng Manila đã không khởi động vụ kiện nếu như không nắm đủ trong tay các bằng chứng cũng như cơ sở pháp lý đủ sức nặng, song ở góc độ toàn diện hơn thì một cuộc chiến "ăn thua tới cùng" với Bắc Kinh cũng chưa chắc đã tạo ra hướng đi ổn định lâu dài cho khu vực.

Vì vậy, điều quan trọng hơn cả hiện nay là các bên phải cùng nhau xác định được những vấn đề ưu tiên trong xử lý các tranh chấp. Nó có thể được khởi đầu bằng việc các bên xây dựng lại lòng tin thông qua hợp tác thực hiện một dự án chung ở vùng lãnh thổ tranh chấp. Tiếp theo là các bên nhất trí chỉ sử dụng chế tài UNCLOS khi những tranh chấp biển đảo không thể giải quyết được bằng con đường ngoại giao, và khi ASEAN và Trung Quốc không thể soạn thảo được Bộ quy tắc được mong đợi COC.

Hiện tại, COC đang được xây dựng theo hướng trở thành một văn kiện ràng buộc pháp lý để giúp ASEAN - Trung Quốc nâng cao năng lực quản lý, cũng như giải quyết các xung đột ở Biển Đông. Văn kiện này được hoàn thiện dựa trên DOC ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002. Mặc dù ASEAN đã bước sang một giai đoạn mới với việc cả nước chủ tịch Brunei và tân Tổng thư ký Lê Lương Minh đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng cho ra đời COC, song vẫn có ít dấu hiệu cho thấy những cuộc thương lượng cụ thể với Trung Quốc sẽ sớm được bắt đầu, nhất là khi Bắc Kinh còn đang vướng vào vụ kiện của Manila.

Khi phải đối mặt với khó khăn, phản xạ đầu tiên của con người thường là tìm cách thoái thác với bất kỳ cớ nào có được. Trong hành trình tìm kiếm COC hiện nay cũng vậy, Bắc Kinh rất có thể sẽ viện cớ "đang vướng vào cuộc chiến pháp lý với Philippines" để trì hoãn đàm phán COC. Một số nhà ngoại giao ASEAN còn dự đoán rằng phải chờ đến năm 2015, hoặc thậm chí lâu hơn ASEAN và Trung Quốc mới có thể "khai sinh" Bộ quy tắc này, dù rằng vẫn biết việc COC có thực sự phát huy tác dụng trong quản lý và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông lại là một câu hỏi khác.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng

05:02:20 04/07/2024
Mưa đến sẽ giải tỏa cơn khát cho những khu vực hạn hán trong nhiều tháng nhưng sấm sét đi kèm đang khiến tình hình ở Thassos trở nên tồi tệ hơn.

Nội các mới của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức

05:00:26 04/07/2024
Chính phủ mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly gồm 30 bộ trưởng và chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ. Bộ Công thương được chia thành các đơn vị để sáp nhập vào các bộ khác.

Có thể bạn quan tâm

Vợ mất đã nhiều năm, ngày giỗ tôi say khướt sáng tỉnh dậy lại thấy tay đang ôm 1 cô gái nuột nà, xa lạ

Góc tâm tình

10:02:54 04/07/2024
Tôi đưa tay kéo gương mặt cô ấy lại để nhìn cho rõ, đây có đúng là người vợ mất sớm của tôi không? Có phải cô ấy vì biết tôi và con trai nhớ thương nên đã tìm cách quay về?

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 5/7/2024: T.uổi Tỵ may mắn nhất hôm nay

Trắc nghiệm

10:01:35 04/07/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 5/7. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Quyến rũ vịnh Xuân Đài, Phú Yên

Du lịch

09:56:44 04/07/2024
Từ TP.Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A đi về phía Bắc chừng 45km, vịnh Xuân Đài hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Vịnh được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển khoảng 15km

Bên trong nhà in 3D giá nửa triệu USD đẹp ngỡ ngàng ở Mỹ

Sáng tạo

09:46:11 04/07/2024
Nhà xây bằng công nghệ in 3D đang trở thành từ khóa rất hot trong ngành xây dựng, nhưng việc thực sự sở hữu và sinh sống bên trong một ngôi nhà như vậy sẽ ra sao?

Dân dã mà ngon với 3 món từ tép khô thơm ngon, giúp mâm cơm hè trở nên hấp dẫn hơn

Ẩm thực

09:45:29 04/07/2024
Tép là một nguyên liệu gắn liền và truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Từ thời xa xưa, tép khô không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Lớp học tiếng Anh miễn phí ở miền núi

Netizen

09:43:42 04/07/2024
Chiều Chủ nhật, cơn mưa vùng cao bất chợt giăng kín núi nhưng không ngăn được bước chân của nhiều em nhỏ tới Nhà Thiếu nhi huyện, kiên nhẫn chờ khai giảng lớp tiếng Anh miễn phí.

Vóc dáng yêu kiều của siêu mẫu Thanh Hằng

Người đẹp

09:16:55 04/07/2024
Trong mỗi bức ảnh, siêu mẫu Thanh Hằng đều thu hút mọi ánh nhìn bởi vóc dáng thon gọn, gợi cảm cùng thần thái của sao hạng A.

Mặc áo ren nữ tính, Anh Tú - chồng Diệu Nhi là tâm đ.iểm gây tranh cãi

Phong cách sao

09:15:54 04/07/2024
Ngày 2/7, chồng Diệu Nhi - Anh Tú Atus - khiến dư luận xôn xao với bộ ảnh mới độc lạ, táo bạo theo phong cách thời trang unisex (phi giới tính).

Peel da bị thâm phải làm sao để khắc phục?

Làm đẹp

09:15:51 04/07/2024
Peel da là phương pháp ngày càng trở nên quen thuộc trong cách làm đẹp của chị em. Nhưng không phải ai peel da cũng hiệu quả mà gặp tình trạng thâm sạm.