Mỹ kiểm tra y tế toàn bộ hạm đội ở Nhật
Hải quân Mỹ thông báo kiểm tra y tế, điều tra lịch trình toàn bộ binh sĩ thuộc Hạm đội 7 đang đóng tại Nhật để đối phó dịch Covid-19.
“Hạm đội 7 sẽ giám sát y tế toàn bộ binh sĩ trước khi họ tiếp cận các chiến hạm và máy bay trong bối cảnh nCoV đang lây lan ở nhiều khu vực tại châu Á. Quy trình cũng áp dụng với khách làm việc, dân thường và các nhà thầu tới những đơn vị và căn cứ thuộc hạm đội”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Joe Keiley hôm qua thông báo.
Những người này sẽ phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra y tế, đồng thời khai báo các câu hỏi về lịch trình đi lại và những người đã tiếp xúc. Hạm đội 7 đang chuẩn bị hỗ trợ và cách ly những người nghi nhiễm nCoV. “Tới nay chưa có binh sĩ nào có dấu hiệu nhiễm virus”, đại úy Keiley nói thêm.
Nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc Hạm đội 7 trên Biển Đông hồi năm 2019. Ảnh: US Navy.
Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản cuối tuần trước cũng nâng cảnh báo đi lại với nước này lên cấp 2 trong thang 4 cấp, khuyến cáo công dân Mỹ “tăng cường cảnh giác”.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đã ghi nhận ít nhất 850 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó có 4 ca tử vong, hầu hết đều là những người từng có mặt trên du thuyền Diamond Princess. Chính phủ Nhật bị chỉ trích vì cách xử lý dịch Covid-19, trong đó có việc không xét nghiệm ít nhất 30 hành khách Nhật trên tàu Diamond Princess trước khi cho phép những người này về nhà.
Hạm đội 7 thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, có căn cứ chính tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến.
Hạm đội này phụ trách khu vực rộng 321 triệu km vuông, trải dài từ ngoài khơi quần đảo Kuril của Nga ở phía bắc đến Nam Cực, cũng như từ Đường đổi ngày quốc tế ở phía đông đến biên giới Ấn Độ – Pakistan ở phía tây. Ba trong 4 quốc gia có số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều nằm gần khu vực phụ trách của Hạm đội 7.
Video đang HOT
Vũ Anh (Theo Stripes)
Theo vnexpress.net
Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ, Duterte đang đùa với lửa ở Biển Đông?
Philippines chính thức thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ.
Giới chuyên gia cho rằng việc Philippines từ bỏ VFA, khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ sẽ khiến Trung Quốc có cơ hội mở rộng quân sự hóa Biển Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông tháng 9.2019. AFP
Philippines hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ
Chính phủ Philippines của Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 11.2 xác nhận rằng công hàm đã được đích thân Ngoại trưởng Teodoro "Teddy Boy" Locsin, Jr. ký và gửi cho Chính phủ Mỹ cùng ngày khẳng định việc Manila chính thức hủy Thỏa thuận về Các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ.
"Tổng thống Duterte đã chỉ đạo Thư ký điều hành Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Medialdea truyền đạt ý kiến tới Ngoại trưởng Teodoro "Teddy Boy" Locsin, Jr., yêu cầu gửi công hàm thông báo chấm dứt thỏa thuận cho chính phủ Mỹ vào đêm qua. Ông Salvador Medialdea đã gửi tin nhắn cho Ngoại trưởng Locsin, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Philippines đã ký văn bản chính thức chấm dứt thỏa thuận và sau đó gửi cho Chính phủ Mỹ ngay trong hôm nay 11.2", phát ngôn viên Tổng thống, ông Panelo phát biểu cho biết trong cuộc họp báo.
Theo ông Panelo, việc chấm dứt thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ hôm nay.
"Đã đến lúc chúng ta tự lo cho mình. Chúng ta sẽ tự củng cố năng lực phòng thủ và không dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác", phát ngôn viên Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte- Salvador Panelo khẳng định.
Trong dòng tweet trên trang mạng xã hội chính thức của mình, Ngoại trưởng Locsin cho biết, Phó Chánh văn phòng Đại sứ quán Mỹ đã nhận được thông báo về quyết định chấm dứt thỏa thuận VFT của Philippines.
"Theo phép ngoại giao, sẽ không có thêm thông báo nào về quá trình này được đưa ra", lãnh đạo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Theo Inquirer, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã nhiều lần ám chỉ đến việc cắt đứt quan hệ với Mỹ trong khi theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh phi truyền thống như Nga và Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo đã công khai bày tỏ sự thất vọng đối với chính phủ Mỹ, khi một số quan chức nước này đưa ra bình luận về cuộc chiến chống ma túy "mạnh tay" của ông.
Mối bất hòa được đẩy lên cao khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết dự định trừng phạt các quan chức Philippines liên quan đến cuộc chiến ma túy và việc bắt giữ Thượng nghị sĩ Leila De Lima, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà phê bình của chính quyền Duterte, hiện đã bị bắt giữ vì các cáo buộc liên quan đến ma túy.
Tổng thống Duterte đã ra lệnh chấm dứt hiệp ước quân sự sau khi Mỹ hủy bỏ thị thực của Thượng nghị sĩ Ronald "Bato" Dela Rosa, người cũng tham gia lãnh đạo cuộc chiến chống ma túy tại Philippines.
Thỏa thuận Các lực lượng Viếng thăm (Visiting Force Agreement-VFA), được ký vào năm 1998, đã quy định địa vị pháp lý cho quân đội Mỹ, cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ luân phiên đồn trú tại Philippines, tham gia các cuộc tập trận quân sự và hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Dela Rosa, người từng là lãnh đạo lực lượng cảnh sát dưới quyền ông Duterte từ năm 2016 đến 2018, cho biết Đại sứ quán Mỹ không giải thích lý do tại sao visa của ông bị hủy nhưng cho rằng nó có liên quan đến những vụ giết người được thực hiện dưới quyền giám sát của ông trước đó.
Hủy VFA: Ông Duterte đang mạo hiểm với Trung Quốc ở Biển Đông?
Trao đổi về tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Philippines hiện tại cũng như những chính sách đối trọng mà Manila lựa chọn về vấn đề Biển Đông, chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal, giám đốc Viện hàng hải thuộc Đại học Philippines khẳng định Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhất từ xung đột Mỹ-Philippines.
Trong khi đó, Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng Quốc gia (VFA) với Mỹ giúp ngăn Trung Quốc tăng cường xây dựng công trình và quân sự hóa ở Bãi cạn vùng Biển Tây Philippines từ năm 2016.
"Trung Quốc đã khẩn trương chuẩn bị cải tạo và quân sự hóa khu vực này trước khi phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về tranh chấp chủ quyền Biển Đông được ban hành vào tháng 7/2016", chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài ABS CBN hôm 10/2."Chính Thỏa thuận về Lực lượng thăm viếng Quốc gia với Mỹ (VFA) đã ngăn cản quá trình biến đổi, cải tạo Bãi cạn Scarborough thành hòn đảo nhân tạo dưới bàn tay của Trung Quốc", ông Batongbacal nói, đồng thời khẳng định thêm rằng Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana thậm chí đã thừa nhận điều này trước đó.
Chuyên gia hàng hải Batongbacal nhận định rõ rằng sự hiện diện của các chiến đấu cơ A-10 Warthogs và F/A-18 thuộc quân đội Mỹ đã khiến Trung Quốc từ bỏ âm mưu và kế hoạch bồi đắp Scarborough.
Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc đã hoàn thành các cấu trúc xây dựng trái phép trên 7 rạn san hô và đảo ở Biển Đông. Việc chiếm được Bãi cạn Scarborough sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát tốt hơn các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Theo Đài ABS CBN, phía Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines trong cuộc căng thẳng giữa các tàu hai bên hồi năm 2012.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trước đó cũng nhấn mạnh, sự hiện diện thường xuyên của lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn Trung Quốc triển khai những hành động quyết liệt hơn ở vùng Biển Tây Philippines.
Theo danviet.vn
Tướng hải quân Mỹ nói "điều không ngờ" về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông Trong hành trình di chuyển qua Biển Đông trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, Chuẩn Đô đốc George Wikoff đã ấn tượng trước cách hành xử chuyên nghiệp của hải quân Trung Quốc. "Họ duy trì thái độ tôn trọng mà theo chúng tôi đánh giá là một người chuyên nghiệp sẽ làm như vậy", Bloomberg dẫn lời Chuẩn Đô đốc George...