Mỹ kiểm soát cách biệt cộng đồng qua smartphone
Các công ty quảng cáo di động cung cấp dữ liệu cho chính phủ Mỹ để theo dõi mức độ tuân thủ lệnh phong tỏa của người dân.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng chính quyền bang và địa phương đang kiểm soát Covid-19 thông qua kho dữ liệu ẩn danh của hàng triệu người dùng điện thoại, do các công ty quảng cáo di động cung cấp. Theo WSJ, các nhà chức trách tại 500 thành phố được cấp quyền truy cập cổng thông tin trực tuyến, nhằm kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan.
Hệ thống mới sẽ cảnh báo về địa điểm vẫn còn thu hút đám đông tụ tập. Ví dụ, các chuyên gia phát hiện nhiều người tập trung ở Công viên Prospect tuần trước và báo cho chính quyền thành phố New York. Những dữ liệu này còn cho thấy mức độ tuân thủ lệnh phong tỏa, cũng như tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế qua số lượng khách mua sắm tại cửa hàng và quãng đường di chuyển trên phương tiện cá nhân.
Video đang HOT
Một người sử dụng điện thoại tại quảng trường Times Square, New York.
Trước đó, chính phủ Mỹ yêu cầu hàng loạt công ty công nghệ lớn như Facebook và Google phân tích dữ liệu vị trí để phục vụ công tác phòng chống Covid-19, gồm theo dõi khoảng cách từng người.
Tuy nhiên, chuyên gia công nghệ Wolfie Christl bày tỏ lo ngại công nghệ kiểm dịch có thể xâm phạm quyền riêng tư. “Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, việc sử dụng phân tích tổng hợp dựa trên dữ liệu của người dùng là phù hợp, ngay cả đối với những dữ liệu bị các công ty thu thập bí mật hoặc trái phép”, ông nhận xét. “Vì gần như không thể che dấu danh tính của dữ liệu vị trí, các nhà chức trách nên đưa ra biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu”.
Hiện nay, một số công ty dữ liệu vị trí của Mỹ đã mở cơ sở dữ liệu cho người dân và các cơ quan chính phủ. Công ty LotaData, trụ sở ở San Francisco, giới thiệu cổng thông tin phân tích xu hướng tiêu dùng ở Italy để giúp các nhà chức trách Tây Ban Nha và Mỹ có được sự chuẩn bị cần thiết. Trong khi đó, Unicast ra mắt “bảng thống kê số liệu cách ly” cho thấy người dân tuân thủ lệnh phong tỏa của chính phủ thế nào. Mạng xã hội Foursquare đang hợp tác với chính quyền nhiều bang để theo dõi thói quen chia sẻ vị trí của người dùng trên nền tảng.
Việt Anh
Bị mù tạm thời vì dùng smartphone quá nhiều
Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã bị vỡ võng mạc, dẫn đến mù tạm thời một bên do dùng smartphone nhiều khiến mắt căng thẳng quá độ.
Người phụ nữ này kể lại rằng cô đã thức gần trắng đêm để dùng điện thoại. Sau khi ngủ dậy, cô tiếp tục cầm thiết bị lên và sử dụng lại. Khoảng 5 phút sau, cô phát hiện mắt bên trái không thể nhìn thấy nữa. Ngay sau đó, cô đã lập tức đến bệnh viện để chẩn đoán tình hình.
Theo bác sĩ Qiu Wangjian thuộc Bệnh viện Nhân dân Songgang ở Thâm Quyến (Trung Quốc) thì bệnh nhân bị vỡ võng mạc do căng thẳng quá độ. Tình trạng này thường xảy ra do gắng sức quá lâu. "Chúng tôi đã nhanh chóng điều trị để cô ấy không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào", bác sĩ cho biết.
May mắn là cô đã đến bệnh viện kip thời. Bác sĩ đã tiến hành cắt một lỗ nhỏ trên võng mạc giúp máu chảy ra. Bệnh nhân đang hồi phục sau khi phẫu thuật, mắt cô sẽ sớm khôi phục lại bình thường.
Trường hợp này lại một lần nữa nhắc nhở người dùng về mức độ nguy hiểm khi dùng smartphone quá nhiều. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiết bị thông minh tác động tiêu cực đến sức khỏe và cả tâm lý người dùng khi sử dụng thường xuyên, mức độ sẽ càng tăng lên khi họ dành nhiều thời gian cho mạng xã hội.
Mọi người nên có ý thức sử dụng thiết bị điện tử điều độ hơn để tránh hậu quả đáng tiếc. Một số tính năng có sẵn trên thiết bị hiện nay, ví dụ như Screen Time, có thể hỗ trợ người dùng bằng cách hiển thị cảnh báo khi dùng smartphone quá nhiều.
Theo techsignin
Những điều cần biết về Google Play Services Thông thường thì những lỗi hay xuất hiện trên Android đều bắt nguồn từ Google Play Services. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin bạn cần biết về thứ được mệnh danh là "trái tim của Android" này. Google Play Services là gì? Thực tế thì Google Play Services không phải là một ứng dụng thông thường như...