Mỹ kích nổ 23 quả bom hạt nhân dằn mặt Liên Xô thế nào?
Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm giữa Mỹ và Liên Xô, khi Washington đưa chương trình hạt nhân của nước này lên mức cao chưa từng thấy và kích nổ 23 quả bom hạt nhân từ năm 1946 đến năm 1958.
Một vụ nổ bom hạt nhân trên đảo san hô Bikini năm 1954
Mỹ đã chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh để chế tạo những loại bom tiên tiến hơn từ năm 1947 cho đến năm 1991. Một phần trong chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Mỹ đã mang bom hạt nhân đến Đảo san hô Bikini, nằm ở Quần đảo Marshall thuộc Thái Bình Dương để kích nổ.
Một loạt các vụ thử nghiệm đầu tiên diễn ra năm 1946 tại khu vực Đảo san hô Bikini với tên mật mã là “Operation Crossroads” (Chiến dịch Ngã tư), và quả bom đầu tiên được thả từ độ cao 158m, phát nổ trên mục tiêu của nó.
Mỹ bắt đầu kích nổ bom nguyên tử tại Đảo san hô Bikini năm 1946
Quả bom thứ hai, có tên mật mã là “Baker” (Thợ làm bánh mỳ) đã tạo thành một đám mây khổng lồ khi nó tấn công các tàu mục tiêu của nó. Vụ thử được Mỹ tiến hành ở độ sâu 5,27 m. Mục đích cuộc thử nghiệm là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Vụ nổ Baker có sức công phá khủng khiếp khi tạo ra “vết nứt” trắng xóa trên mặt biển dưới những con tàu, làm bật tung hai triệu tấn nước và cát lên không trung, tạo ra cột nước cao gần 1.830 m, rộng hơn 600 m và dày tới 91 m.
Tám năm sau, vào năm 1954, quân đội Mỹ tiếp tục nối dài danh sách các vụ thử hạt nhân.
Video đang HOT
Một quả bom nguyên tử đang phát nổ dưới nước tại đảo san hô Bikini ở Thái Bình Dương
Có tên mã là “Operation Castle’ (Chiến dịch lâu đài), các cuộc thử nghiệm hạt nhân ở giai đoạn này còn khủng khiếp hơn các vụ nổ trước đó. Vụ nổ “Castle Bravo” là nhằm thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch ngày 1/3/1954.
Vụ nổ được đo ở mức 15 megatons và mạnh gấp 1.000 lần so với vụ nổ ở Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) năm 1945 mà cuối cùng dẫn đến sự đầu hàng của phát xít Nhật hồi Thế chiến 2.
Các cuộc thử nghiệm đã khiến một khu vực rộng lớn trên Đảo san hô Bikini trở thành “miền đất chết”, không thể ở được trong nhiều thập kỷ khi bức xạ từ các vụ nổ nhấn chìm rạn san hô ở cách xa đó.
Những vụ nổ hạt nhân của Mỹ đã khiến một khu vực rộng lớn trên đảo san hô Bikini trở thành “ vùng đất chết”.
Đất và nước cũng bị ô nhiễm nặng nề và việc đánh bắt cũng như nuôi trồng trở nên bất khả thi.
Mỹ đã phải đền bù cho người dân trên đảo để giúp họ ổn định lại cuộc sống.
Nhưng cư dân trên Quần đảo Marshall đã tiếp xúc với bức xạ khủng khiếp từ các vụ thử hạt nhân, với nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng bệnh tật bao gồm ung thư có liên quan đến phơi nhiễm phóng xạ.
Một cuộc điều tra năm 2016 cho thấy mức độ phóng xạ trên đảo san hô Bikini cao hơn tiêu chuẩn an toàn cho con người để cư trú.
Theo danviet.vn
Bí mật chưa từng tiết lộ về cách Liên Xô chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên
Các tài liệu vừa được giải mật đã tiệt lộ những chi tiết bất ngờ về cách Liên Xô chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, RDS-1
Sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945, Liên Xô nhận thấy cần phải nhanh chóng phát triển quả bom nguyên tử của riêng mình để giữ được thế cân bằng. Theo kênh truyền hình RT, các tài liệu giải mật do Cơ quan Hạt nhân Nga Rosatom vừa công bố đã hé lộ về cách thức Liên Xô đạt được mục tiêu trên chỉ sau 4 năm.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, RDS-1 hay còn gọi là Pervaya Molniya (Tia sét đầu tiên) đã được thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 tại một thao trường ở thị trấn Semipalatinsk, nước Cộng hòa Xô Viết Kazakhstan cũ.
Ảnh trong dự án bom nguyên tử của Liên Xô.
Dự án đầy tham vọng này đã trở thành một cuộc chạy đua với thời gian đối với các nhà khoa học hạt nhân Xô Viết. Họ không chỉ chịu sức ép từ hạn chót gắt gao của chính phủ, mà còn phải thực hiện công việc này trong điều kiện hoàn toàn bí mật.
Hình ảnh quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trong quá trình chế tạo. Ảnh: RT
Thậm chí cả sắc lệnh nhà nước về việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô tháng 6/1946, nằm trong số những văn bản được Rosatom công bố, cũng được viết ở dạng mật mã.
Bản tài liệu đánh máy dài 3 trang cho thấy Giám đốc Cục Xây dựng số 11 Pavel Zernov được chỉ thị chế tạo "động cơ phản lực C" theo hai phiên bản sử dụng "nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm số 2 thuộc Viện Khoa học Liên Xô.
Nhìn bề ngoài, có vẻ như văn bản này dường như chẳng liên quan gì tới vũ khí hạt nhân, nhưng "động cơ máy bay C" thực sự có nghĩa là bom hạt nhân, với nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) lần lượt có nghĩa là plutoni cấp vũ khí và urani cấp vũ khí.
Văn bản viết ở dạng mật mã chỉ đạo việc chế tạo bom nguyên tử
Các nhà khoa học - những người phải báo cáo với chính phủ hàng tháng về tiến bộ đạt được liên quan đến bom nguyên tử, chỉ được nhắc đến bằng chữ cái đầu trong tên và họ của họ trong văn bản. Những chữ cái này được viết thêm bằng tay.
Toàn bộ 45 hồ sơ giải mật về các giai đoạn trong chương trình hạt nhân quân sự đã trở thành một kho tàng thực sự cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử công nghiệp nguyên tử của Liên Xô.
Trong số các văn bản còn có giản đồ về việc bố trí những chiếc máy bay có gắn thiết bị ghi hình, chụp ảnh và đo đạc như thế nào ở trên không để có thể thu thập tối đa thông tin về vụ thử nghiệm bom RDS-1 năm 1946.
Theo danviet
Cuộc chiến Bắc Cực từ sân bay nổi ngoài khơi Alaska Liên Xô đa tưng tao ra môt sân bay nổi đầu tiên trên thế giới ơ ngoài khơi bờ biển Alaska. Trên bản đồ chi ro các tuyến bay đến cực Bắc dưới sự chỉ đạo của O. Yu. Schmidt và sự trôi dạt của trạm "Bắc Cực". Ngày 2 tháng 4 năm 1950, gần 70 năm trước, ơ phía bắc eo biển...