Mỹ “khuyên” Trung Quốc sử dụng quân sự có ích hơn
Sau khi Trung Quốc tổ chức lễ động thổ xây 2 ngọn hải đăng đa năng trên 2 đảo đá Châu Viên và Chữ Thập của Việt Nam ở vùng Biển Đông (xem NTNN số 126/2015), Hội đồng châu Âu, Mỹ đã bày tỏ quan ngại động thái này có thể khiến tình hình tại đây thêm căng thẳng.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest ngày 26.5 khẳng định: Tổng thống Barack Obama coi tình hình an ninh tại Biển Đông là đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu. Washington đã cam kết sẵn sàng cùng các nước trong khu vực bảo vệ và duy trì tự do hàng hải tại vùng biển này.
Hình ảnh từ vệ tinh Mỹ chụp được tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động phi pháp ở các đảo trên Biển Đông. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke tái khẳng định quan điểm của Mỹ cho rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông làm gia tăng căng thẳng tại đây.
Video đang HOT
Ông Jeff Rathke cũng nhấn mạnh quan điểm của Mỹ là hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông và sẽ không giúp Bắc Kinh đòi “chủ quyền” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông cho biết Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên Biển Đông.
Các tuyên bố trên của giới chức Mỹ được đưa ra sau khi ngày 26.5, Bộ Giao thông Trung Quốc đã tổ chức lễ động thổ xây 2 ngọn hải đăng đa năng với lập luận rằng hành động này nhằm “cải thiện an toàn hàng hải trên Biển Đông”.
Trong ngày 27.5, phát biểu với báo chí tại Tokyo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã chỉ trích các hoạt động xây dựng trên Biển Đông, một tuyên bố nhằm ám chỉ các dự án bồi đắp của Trung Quốc tại những bãi đá ngầm, đồng thời cho rằng các hoạt động này sẽ chỉ làm phức tạp nỗ lực giải quyết tranh chấp.
Ông Tusk khẳng định: “Lập trường của châu Âu là tất cả các bên xung đột phải kiềm chế việc đe dọa hay sử dụng vũ lực. Một số hoạt động xây dựng trên vùng biển này sẽ khiến việc giải quyết vấn đề cũng như tìm kiếm quy chế pháp lý cho khu vực này trở nên khó khăn hơn nhiều”. Ông Tusk cũng cho biết EU sẽ tái khẳng định lập trường của khối này liên quan đến vấn đề trên tại một hội nghị cấp cao với Trung Quốc, dự kiến diễn ra cuối năm nay.
Báo New York Times dẫn lời Giáo sư Bernard Cole thuộc Đại học Hải quân Mỹ nhận định, việc Trung Quốc leo thang căng thẳng khi động thổ 2 hải đăng ở Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như đổ lỗi cho các nước láng giềng “gây hấn” trong Sách trắng quốc phòng vừa phát hành, cho thấy Bắc Kinh quyết chiếm Biển Đông. Giáo sư Cole nhấn mạnh: “Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ dừng hoạt động xây đảo nhân tạo”. Báo Washington Post dẫn lời chuyên gia Patrick Cronin của Trung tâm Chiến lược Mỹ đánh giá Sách trắng quốc phòng Trung Quốc là “kế hoạch bá quyền khu vực”.
Ông Cronin cho rằng đây dù không phải là lời tuyên chiến của Trung Quốc đối với khu vực, nhưng là kế hoạch quân sự của Trung Quốc để kiểm soát các khu vực xung quanh nước này. Họ dùng sức mạnh quân sự như một mối đe dọa ngầm để khẳng định vị thế. Họ muốn dọa cho các nước khu vực sợ hãi khi mở rộng bá quyền…
Trước việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hải quân, xây hải đăng trên biển, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nhấn mạnh rằng, Mỹ khuyến cáo Trung Quốc nên sử dụng năng lực quốc phòng có ích hơn, theo cách phù hợp với việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Chuyên gia Cronin kêu gọi Mỹ phản ứng lại một cách mạnh mẽ ý đồ của Trung Quốc bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với Nhật và Australia, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Philippines.
Theo Hạ Anh (Danviet.vn)
Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông
Ngày 1/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích các hoạt động tôn tạo, bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông.
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn:nytimes.com)
Mỹ cho rằng hành động này của Trung Quốc không đóng góp cho hòa bình tại khu vực.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói: "Nếu muốn giảm bớt căng thẳng tại khu vực, Trung Quốc cần chủ động dừng các hoạt động tôn tạo và tôn trọng luật pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước Luật biển."
Trước Mỹ, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và nhấn mạnh các bên cần bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
HĐBA không thông qua dự thảo nghị quyết của Palestine Hội đồng Bảo An LHQ hôm qua đã không thông qua dự thảo nghị quyết của Palestine về việc hối thúc Israel từ nay đến năm 2017 phải chấm dứt việc chiếm giữ phần đất của người Palestine. Bản dự thảo nghị quyết chỉ nhận được tám phiếu thuận. Mỹ và Australia bỏ phiếu chống, năm ủy viên Hội đồng Bảo an Liên...