Mỹ khuyến khích Nhật mở rộng tuần tra vùng trời biển Đông
Mỹ hoan nghênh đề xuất mở rộng vùng tuần tra trên không sang biển Đông của chinh phu Nhật Ban, một quan chức Hải quân Mỹ nói với Reuters ngày 29.1.
Một chiếc P-1 của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhât Ban, mẫu máy bay săn ngầm do tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki (Nhật) đóng – Anh: Reuters
Hiện tại máy bay tuần tra Nhật chỉ hoạt động tại biển Hoa Đông, nơi Tokyo có tranh chấp chủ quyền quân đao Senkaku/Điêu Ngư với Bắc Kinh.
Việc mở rộng các chuyến bay tuần tra sang biển Đông gần như chắc chắn sẽ làm xấu hơn nữa mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới, Reuters nhận định.
“Tôi nghĩ các nước đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực đều sẽ ngày càng kỳ vọng Nhật trở thành một lực lượng tạo được sự ổn định (cho khu vực)”, Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ và là quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ tại châu A, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.
“Nói thẳng ra là tại biển Đông, đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quôc đang áp đảo các quốc gia láng giềng”, ông Thomas nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quôc chưa có bình luận gì về đoạn phỏng vấn này, theo Reuters.
Video đang HOT
Bình luận của Đô đốc Thomas cho thấy Lầu Năm Góc ủng hộ một điều khoản chính trong đường lối hướng đến vai trò năng động hơn cho quân đội Nhật của Thu tương Shinzo Abe, cũng theo Reuters.
Điều này rất quan trọng vì các quan chức Mỹ và Nhật hiện đang đàm phán về các quy tắc hợp tác an ninh song phương mới nhằm cho phép Nhật Bản nắm giữ một vai trò lớn hơn trong liên minh hai nước 70 năm sau khi Thế chiến Thứ 2 kết thúc, hãng tin Anh nhận định.
“Tôi nghĩ việc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Ban hoạt động ở biển Đông là điều hợp lý trong thời gian tới”, đô đốc Mỹ cho hay.
Một chiếc máy bay tuần tra biển P-8A của Hải quân Mỹ (trái) đậu cạnh một chiếc P-1 của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Ban tại căn cứ không quân Atsugi (Nhật) – Anh: Reuters
Được biết, Thủ tướng Nhật Abe đang thúc đẩy triển khai một đạo luật cho phép quân đội Nhật hoạt động nhiều hơn ở nước ngoài như một phần trong việc điều chỉnh lại quyền tự vệ quy định trong hiến pháp hòa bình của nước này.
Điều chỉnh này diễn ra cùng lúc với việc Nhật đưa vào sử dụng một mẫu máy bay tuần tra biển mới, chiếc P-1, với tầm hoạt động lên đến 8.000 km.
Reuters nhận định phạm vi này rộng gấp đôi so với tầm hoạt động của các loại máy bay thông thường, cho phép Nhật mở rộng hoạt động tuần tra vào sâu bên trong biển Đông.
“Đây là đà tiến triển nhanh nhưng hợp lý của chính sách hướng đến một lực lượng vũ trang mạnh và chủ động hơn của ông Abe. Nó cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu việc quân đội Nhật từ bỏ các hoạt động truyền thống”, ông Grant Newsham, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản và là một cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ, nhận xét.
Chuyên gia quân sự này còn bình luận thêm rằng việc điều động máy bay tuần tra ra biển Đông sẽ cho phép Nhật thắt chặt quan hệ quốc phòng với những quốc gia đang có tranh chấp trên biển với Trung Quôc.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
'Mỹ mở rộng trừng phạt Nga cản trở hợp tác song phương'
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc Mỹ mở rộng trừng phạt nhằm vào Moscow trong tuần này có thể cản trở hợp tác song phương về các vấn đề như chương trình hạt nhân của Iran và cuộc khủng hoảng Syria, theo Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov - Ảnh: Reuters
Bộ Ngoại giao Nga ngày 30.12 tuyên bố: "Các hành động của Mỹ đang tạo nghi ngờ về triển vọng hợp tác song phương trong việc giải quyết tình hình xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, cuộc khủng hoảng Syria và các vấn đề quốc tế nhức nhối khác".
"Như Washington từng chứng kiến trước đây, chúng tôi sẽ không để yên cho những hành động không thân thiện như vậy", Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga.
Cùng ngày, bà Juliette Touma, người phát ngôn của Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan De Mistura nói với Reuters rằng ông Mistura sẽ tham gia cuộc đối thoại về Syria tại Moscow từ ngày 26-29.1.2015.
"Đó là một sáng kiến của Nga tập trung vào cuộc đàm phán nội bộ của Syria. Văn phòng Đặc phái viên hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào giúp đẩy nhanh việc đạt được một kết thúc bằng con đường ngoại giao hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Syria", Reuters dẫn lời bà Juliette Touma.
Trong vấn đề Syria, phía Mỹ không ủng hộ việc Assad nắm quyền, trong khi đó, phía Nga đề nghị ông Assad duy trì quyền lực trong 2 năm nữa trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.
Trong vấn đề về chương trình hạt nhân Iran, Mỹ và Nga cũng có những quan điểm khác nhau. Trong khi Mỹ muốn gia tăng áp lực lên Iran, thậm chí xem xét lệnh trừng phạt đối với nước này thì Nga không ủng hộ việc đó và mong muốn thúc đẩy giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thông qua đối thoại.
Quan hệ Mỹ - Nga trong năm 2014 đã xuống mức thấp nhất kể từ chiến tranh lạnh. Liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên nhiều ngành chủ chốt của Nga. Trong khi đó, phía Moscow liên tục khẳng định các biện pháp trừng phạt của Mỹ là không phù hợp và làm xấu đi quan hệ song phương.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Pháp chạy đua mở rộng thềm lục địa Pháp đang xem việc mở rộng chủ quyền biển là biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế trong những thập niên tới. Tổng thống Pháp Franois Hollande thăm lãnh thổ hải ngoại Saint-Pierre-et-Miquelon ở bắc Đại Tây Dương ngay trước lễ Giáng sinh - Ảnh: AFP Ngay trước lễ Giáng sinh, Tổng thống Pháp Franois Hollande đã có chuyến thăm Saint-Pierre-et-Miquelon,...