Mỹ khuyến cáo trẻ em trên 2 tuổi mang khẩu trang
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ra khuyến cáo trẻ em trên 2 tuổi phải mang khẩu trang ở những không gian chung trong nhà, trong bối cảnh hàng triệu trẻ em Mỹ chuẩn bị đi học trở lại.
Hai bé trai chơi bóng tại một trại hè ở Michigan, Mỹ, ngày 23-6 – Ảnh: REUTERS
Trong thông báo trên Twitter ngày 8-8, CDC Mỹ cho biết trẻ mắc COVID-19 dù có triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng vẫn có thể lây truyền virus cho người khác.
“Do tình hình lây lan gần đây của biến thể Delta, trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà, bao gồm trường học” – cơ quan này khuyến cáo.
Ngoài ra, do sẽ có nhiều tiếp xúc giữa người chưa tiêm và đã tiêm ở các trường học, và việc chưa thể tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi, CDC khuyến cáo đeo khẩu trang trong nhà đối với toàn bộ giáo viên, nhân viên, sinh viên và khách đến các trường học.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế Mỹ lo ngại COVID-19 sẽ lây lan trong nhóm trẻ dưới 12 tuổi khi các trường học ở Mỹ dự kiến mở cửa lại trong vài tuần tới.
“Điều đó có thể dẫn đến sự bùng dịch ở các trường học và trẻ em sẽ phải quay lại học từ xa, một điều chúng ta không muốn” – Hãng tin AFP dẫn lời ông Francis Collins, giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ, nói.
Trong khi đó, tại nhiều bang ở Mỹ, các bệnh viện nhi đang quá tải vì số ca mắc COVID-19 ở trẻ em đang tăng nhanh. Theo ông Collins, hơn 1.450 trẻ em Mỹ đang điều trị trong bệnh viện vì COVID-19.
Việc mở cửa lại các trường học vẫn gây nhiều tranh cãi tại Mỹ trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca bệnh ở nước này tăng trở lại.
“Xét về những gì chúng ta biết về biến thể Delta… việc đưa những đứa trẻ chưa được tiêm ngừa, giáo viên và nhân viên vào lớp học là điều vô đạo đức” – Tờ Guardian dẫn lời chuyên gia y tế Jorge A Caballero nói.
Ông Caballero dẫn một báo cáo trong tuần trước cho biết kết quả xét nghiệm ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại Mỹ cho kết quả 10% dương tính với COVID-19. Tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm này cũng gia tăng mạnh nhất.
Nghiên cứu của Scotland cho thấy biến thể Delta có thể tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện ở bệnh nhân COVID-19 dù ở độ tuổi nào.
Trong khi đó, 2 chuyên gia y tế Marty Makary và H. Cody Meissner viết trên tờ Wall Street Journal rằng không nên bắt trẻ em phải trả giá vì những người lớn không chịu đi tiêm ngừa.
Theo các chuyên gia này, nhiều trẻ em gặp vấn đề với việc đeo khẩu trang, từ chuyện ảnh hưởng đến việc đeo kính cho đến gây mất tập trung hay dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.
Tình báo Mỹ có dữ liệu di truyền của virus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán?
Cơ quan tình báo Mỹ đã nắm được dữ liệu di truyền về các mẫu virus đang được nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán, kênh CNN dẫn các nguồn thạo tin cho biết.
Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), hiện không rõ khi nào và bằng cách nào giới tình báo Mỹ có được những thông tin trên, song nguồn tin cho rằng cơ quan này có thể đã đột nhập các máy chủ sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây có liên quan đến quá trình tạo và xử lý những dữ liệu đó. Giới tình báo đang nghiên cứu thông tin để xem liệu chúng có giúp giải mã nguồn gốc bí ẩn của đại dịch COVID-19 hay không.
Thông tin di truyền về virus được phân tích cẩn trọng bằng cách sử dụng các siêu máy tính của các phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Để phân tích được những dữ liệu này, các cơ quan tình báo Mỹ được cho là phải đối mặt với một số khó khăn. Họ đã phải tìm các nhà khoa học chính phủ đáng tin cậy được phép truy cập dữ liệu bảo mật và phải thạo tiếng Trung Quốc.
"Nhà nghiên cứu được phép tiếp cận dữ liệu quan trọng chắc chắn có, nhưng người biết tiếng Trung Quốc có đặc quyền đó rất ít, mà không chỉ nhà nghiên cứu, phải là nhà nghiên cứu chuyên về sinh học. Do đó có thể thấy nhiệm vụ này trở nên khó khăn thế nào", nguồn thạo tin tình báo cho biết.
Sau khi virus SARS-CoV-2 bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu vào năm 2020, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc xóa dữ liệu di truyền từ khoảng 22.000 mẫu virus đang được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán và cho rằng Bắc Kinh từ chối cung cấp đủ thông tin cho phía Mỹ và WHO.
Một báo cáo của Wall Street Journal hồi tháng 3 cho biết Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã điều tra một cách bí ẩn hơn một chục chuỗi gien từ cơ sở dữ liệu của mình vào tháng 6/2020, được cho là theo yêu cầu của một nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Tuy nhiên, hai chuyên gia về virus SARS-CoV-2 nói với CNN rằng họ "hoài nghi" việc nghiên cứu dữ liệu của cơ quan tình báo theo các dữ liệu thu thập được hay "bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác" có thể cung cấp thông tin mới.
Các nguồn tin chỉ rằng việc tìm kiếm bằng chứng trong kho dữ liệu không đủ để chứng minh rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, thay vì có nguồn gốc tự nhiên. Các nhà khoa học vẫn cần phải kiểm tra bối cảnh của dữ liệu thì mới xác định được điều gì đã xảy ra.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tranh cãi gay gắt về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 suốt hơn 1 năm rưỡi qua. Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 5 đã yêu cầu cộng đồng tình báo nước này nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc của COVID-19 và đưa ra đánh giá vào cuối tháng 8.
Các quan chức Mỹ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có thể được tạo ra và rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc đặt câu hỏi cho WHO về việc phòng thí nghiệm quân đội Fort Detrick ở Maryland của Mỹ đóng cửa bí ẩn vào năm 2019. Trung Quốc cũng đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Nước này cũng từ chối đề nghị tiến hành giai đoạn 2 cuộc điều tra tại Vũ Hán, thay vào đó kêu gọi mở rộng điều tra sang các quốc gia khác.
Phát hiện mới về biến chứng sau khi mắc Covid-19 Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 khiến người bệnh bị teo chất xám. Chính điều này là nguyên nhân gây hiện tượng "sương mù não" và mất mùi, vị. Theo tờ LA Times , nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia tại Đại học Oxford và Đại học Imperial London ở Anh cùng Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện. Nghiên cứu...