Mỹ khuyên các hãng hàng không nên thận trọng khi bay qua biển Hoa Đông
Mỹ hôm 27.11 đã đề nghị các hãng hàng không trong nước nên có những biện pháp đề phòng để có thể bay an toàn qua biển Hoa Đông.
Các hãng hàng không Mỹ được khuyên nên cẩn trọng khi bay qua biển Hoa Đông – Ảnh: Reuters
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ đang cố gắng tìm hiểu xem các quy định cho vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông có áp dụng cho cả máy bay thương mại hay không.
“Chúng tôi đang cố tìm hiểu xem các luật mới có áp dụng cho các chuyến bay dân sự và thương mại hay không”, Reuters dẫn lời bà Jen Psaki ngày 27.11.
“Trong lúc này, các hãng hàng không Mỹ đang được đề nghị nên có tất cả các bước mà họ thấy là cần thiết để có thể hoạt động an toàn tại biển Hoa Đông”, bà Jen Psaki nói thêm.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu các hãng hàng không Mỹ có phải khai báo kế hoạch bay cho chính quyền Trung Quốc hay không, bà Psaki trả lời: “Chúng tôi vẫn đang xem xét vấn đề này”.
Nữ phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ còn nói thêm rằng Mỹ không áp dụng quy định phải khai báo khi máy bay nước ngoài bay vào vùng nhận diện phòng không của Mỹ và yêu cầu các nước khác cũng nên làm như vậy.
“Mỹ không áp các quy trình đó đối với máy bay ngoại quốc nên dĩ nhiên chúng tôi nghĩ là các nước khác cũng nên làm vậy”, bà Psaki phát biểu.
Theo TNO
Úc cương quyết phản đối vùng phòng không mới của Trung Quốc
Ngày 28.11, Úc tuyên bố vẫn giữ nguyên lập trường phản đối vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop - Ảnh: AFP
Hôm 26.11, Bộ Ngoại giao Úc triệu tập Đại sứ Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố hôm 23.11, theo AFP.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop phản đối việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới, cho rằng hành động này sẽ không giúp ích gì cho việc đảm bảo ổn định trong khu vực, và Úc phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào gây bất ổn.
Bắc Kinh cho rằng động thái của Ngoại trưởng Bishop kể trên là "vô trách nhiệm và sai lầm", đề nghị bà Bishop rút lại những tuyên bố trên, cảnh báo "sai lầm" của Úc sẽ làm ảnh hưởng quan hệ hai nước.
Nhưng bà Bishop ngày 28.11 tiếp tục khẳng định rằng Canberra không công nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
"Chính sách lâu nay của Úc là phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào gây bất ổn trong khu vực biển Hoa Đông", bà Bishop nói với các phóng viên ngày 28.11.
"Chúng tôi không phải là quốc gia duy nhất bày tỏ quan ngại về vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc", Ngoại trưởng Bishop nói thêm.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và Thủ tướng Úc Tony Abbott liên tục xúc tiến việc siết chặt quan hệ hai nước.
Nhưng Mỹ cũng là đồng minh then chốt của Canberra và hồi tháng rồi Ngoại trưởng Bishop cho biết chính phủ Úc dự định xem Nhật Bản là "bạn thân" ở châu Á.
Các nhà quan sát cho AFP biết Trung Quốc quan ngại Mỹ - Úc - Nhật siết chặt quan hệ sẽ cô lập Bắc Kinh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo TNO
Trung Quốc sẽ hủy vùng nhận dạng phòng không mới trong vòng 44 năm Ngày 28.11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ cân nhắc hủy vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông trong vòng 44 năm tới, với điều kiện Nhật Bản phải hủy vùng nhận dạng phòng không của Tokyo trên vùng biển này. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Yang Yujun - Ảnh: China News...