Mỹ không từ bỏ “món hời” Nga

Theo dõi VGT trên

Mỹ tiếp tục nói về “ mối đe dọa Nga” và như thường lệ động cơ phía sau vẫn là những món hời lớn cùng những khoản chi tiêu khổng lồ.

Thêm kịch bản đe dọa

Tờ National Review bảo thủ của Mỹ vừa có bài phân tích về chính sách của Nga, đồng thời đề xuất phương sách để Mỹ và NATO có thể chống lại.

Theo tờ báo Mỹ, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đang có tham vọng khôi phục vị thế cường quốc khu vực sau khi Liên Xô sụp đổ, qua đó chỉ ra những “mối đe dọa” từ Nga vẫn thường được báo chí phương Tây đăng tải lâu nay.

National Review cho rằng quá trình ra quyết định của Tổng thống Nga Putin dựa trên 3 nguyên tắc: Thứ nhất, dù làm gì thì cũng phải giúp tăng cường lợi ích của Nga.

Thứ hai, bất kỳ hành động nào cũng nhằm làm suy yếu lợi ích cốt lõi của châu Âu và làm suy giảm sự đoàn kết của phương Tây.

Thứ ba, mọi hành động phải tạo ra hiệu ứng đủ mơ hồ đối với các lợi ích của Mỹ và nhằm che mắt Washington về ván bài mà Moscow đang chơi.

Mỹ không từ bỏ món hời Nga - Hình 1

Tổng thống Nga V. Putin

Về cụ thể, tờ báo Mỹ coi hành động của Nga đối với Ukraine là bước đi có thể tiến hành đầu tiên. Theo đó, Moscow có thể “tăng gấp đôi các chiến dịch quân sự ở Ukraine”.

Việc mở rộng các hoạt động của Nga ở khu vực này được đ.ánh giá có thể vừa giúp tăng cường vị thế chính trị của Tổng thống Putin ở trong nước, vừa khích lệ nhiều tiếng nói ủng hộ việc tái thiết lập một “trật tự tự nhiên” ở Đông Âu.

Thứ hai, tờ báo Mỹ cho rằng Nga cũng có thể chọn cách thực hiện một chiến dịch hỗn hợp, thâu tóm lãnh thổ ở Biển Baltic.

Có một vài hòn đảo ở đó tồn tại tranh chấp lịch sử giữa một số nước, trong đó có Nga và Thụy Điển. Ví dụ, hòn đảo Gotland hiện nằm dưới sự kiểm soát của Thụy Điển, nước vốn không là thành viên của NATO song lại là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Việc Nga chiếm giữ hòn đảo này sẽ gây ra một thách thức quân sự với EU mà không nhất thiết gây ra sự đáp trả từ Mỹ. Theo tờ báo Mỹ, trong điều kiện như vậy, Nga chắc chắn có lợi thế quân sự.

Video đang HOT

Mỹ không từ bỏ món hời Nga - Hình 2

Tàu đổ bộ của Mỹ tập trận trên biển Baltic

Việc bố trí hệ thống vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập như đã làm ở Kaliningrad sẽ tạo cho Moscow ưu thế trên biển và trên không đối với toàn bộ Biển Baltic và do đó có ưu thế tiếp cận hàng hải đối với Ba Lan và 3 nước Baltic.

“Nguy cơ” thứ ba được chỉ ra là việc Nga có thể lôi kéo một thành viên hiện tại của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi quan hệ với Mỹ và các thành viên khác trong NATO căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ lại đối thoại với Nga và Iran về tình hình an ninh ở Syria. Thực tế này được người Mỹ nhìn nhận như một “cánh cửa” để Ankara “chia tay” NATO và đe dọa gây ra hiệu ứng “domino” đối với các thành viên khác.

Ngoài ba, tờ báo Mỹ cũng nêu ra “viễn cảnh” khác có thể xảy ra như chiếm đất ở Bắc Cực, các hoạt động phá hoại hoạt động của các vệ tinh giám sát của EU, tấn công mạng, cưỡng ép kinh tế thông qua các nguồn cung năng lượng.

Móc túi dân Mỹ và đồng minh?

Xuất phát từ những “mối đe dọa” trên, tờ báo Mỹ cho rằng có một cách thoát khỏi điều dường như chắc chắn xảy ra này nếu Mỹ tiếp tục đầu tư đáng kể vào quân sự, tăng chi tiêu quốc phòng lên 4% (tương đương 760 tỷ USD) từ mức 3,4% hiện nay đồng thời NATO lưu tâm đến lời kêu gọi của Trump để dành 2% GDP cho quốc phòng.

Ngoài ra, cách tốt nhất để đáp lại động thái tiếp theo của Nga, theo tờ báo Mỹ, là dự đoán được hành động mà Nga sẽ tiến hành. Ví dụ, thông qua lịch trình tập trận biểu dương lực lượng ở Biển Baltic và Địa Trung Hải, Mỹ và các đồng minh NATO có thể củng cố các lợi ích của mình và thể hiện quyết tâm không để cho Nga thực hiện hành động “gây hấn”.

Mỹ và đồng minh cũng có thể tiến hành tập trận ở đâu đó thuộc khu vực Á-Âu hoặc dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nga như một lời nhắc nhở về những vùng lãnh thổ mà Nga phải bảo vệ.

Trên thực tế thì Mỹ đã và đang tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) – đạo luật ngân sách quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay với tổng kinh phí lên tới 717 tỷ USD. Đạo luật này được đ.ánh giá là đề cập trực tiếp quan hệ Nga-Mỹ, trong đó bao gồm một số điều khoản cho thấy thái độ cứng rắn của Mỹ với Nga.

Trong chương 12 của luật ngân sách mới nói về hợp tác với nước ngoài, riêng Nga đã chiếm tới 8 mục. NDAA quy định không chi t.iền cho bất kỳ hoạt động nào nếu hoạt động đó cho phép suy đoán rằng Washington công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.

Mỹ không từ bỏ món hời Nga - Hình 3

Binh sĩ và xe thiết giáp Mỹ tại Ba Lan

Ngân sách cũng quy định tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine ở mức 250 triệu USD. Số lượng các cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ và Gruzia, Ukraine cũng sẽ tăng lên.

Theo NDAA, chậm nhất đến ngày 15/1/2019, Tổng thống Mỹ phải đệ trình các ủy ban chuyên trách của Quốc hội bản báo cáo về việc Nga có vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) ký ngày 8/12/1987 hay không.

Theo Hiệp ước này, Nga và Mỹ có trách nhiệm tiêu hủy tên lửa hành trình tầm ngắn và tầm trung của mình, về phía Nga là tên lửa RSD-10, R-12 và R-14, và về phía Mỹ là Tomahawk, Pershing-2.

Trong luật mới, Quốc hội Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm Hiệp ước, thực hiện các chuyến bay thử, sản xuất và sở hữu các hệ thống tên lửa bị cấm. Do đó Mỹ có quyền dừng thi hành một phần hoặc toàn bộ Hiệp ước khi Nga tiếp tục vi phạm.

Mỹ không từ bỏ món hời Nga - Hình 4

Nga khai hỏa tên lửa Iskander-M trong cuộc tập trận Zapad-2017

Luật cũng nói về sự cần thiết phải bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu để đáp trả lại những vi phạm từ phía Nga. Bên cạnh đó, đến ngày 31/12 tới, Tổng thống Mỹ phải báo cáo với Quốc hội về việc Moskva có đồng ý công bố kết luận theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công (START) hay không.

START được ký năm 2010 và có hiệu lực từ năm 2011 cho đến hết năm 2021. Theo luật ngân sách quốc phòng, Mỹ muốn biết START có áp dụng cho tên lửa xuyên lục địa “Sarmat”, tên lửa có cánh X-101, tàu ngầm không người lái “Status-6″ và tên lửa siêu thanh Avangard, hay không.

Phản ứng trước NDAA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau đó tuyên bố nước này sẽ áp dụng mọi biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Theo bà, ngân sách quốc phòng của Mỹ chứng tỏ chính sách Washington sử dụng vũ lực để tăng cường vai trò chi phối thế giới. Việc Mỹ tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, lên mức kỷ lục trong 15 năm, tác động tiêu cực tới hệ thống an ninh quốc tế hiện nay.

Bà Zakharova cũng lưu ý trong ngân sách quân sự của Mỹ có những khoản cấp kinh phí cho các hoạt động “chống Nga”, và các biện pháp tương tự của Washington đang cản trở nỗ lực đưa quan hệ Nga-Mỹ thoát khỏi bế tắc, trở lại xu hướng xây dựng.

Đông Triều

Theo baodatviet

Nga-Syria công phá sào huyệt thánh chiến, Mỹ bất lực nhìn Trung Đông dần tuột khỏi tay

Với cuộc tấn công vào sào huyệt thánh chiến Idlib sắp diễn ra, Mỹ đang bất lực nhìn Syria nói riêng và vùng Trung Đông nói chung dần dần lọt vào tầm kiểm soát của Iran và Nga, báo Mỹ Wall Street Journal nhận xét.

Nga-Syria công phá sào huyệt thánh chiến, Mỹ bất lực nhìn Trung Đông dần tuột khỏi tay - Hình 1

Binh sĩ Nga lắp vũ khí lên chiến đấu cơ trước giờ xuất kích tại chiến trường Syria

Trong những ngày qua, Nhà Trắng, cũng như đích thân tổng thống Donald Trump đã liên tục cảnh báo về một thảm họa nhân đạoở Idlib, đe dọa Damascus là Mỹ và các đồng minh sẽ đáp trả "nhanh chóngvàthích đáng " nếu tổng thống Assad một lần nữa sử dụng vũ khí hóa học để tấn công.

Nhưng đằng sau những lời cảnh cáo đó, người ta vẫn không thấy có bóng dáng một chiến lược nào của tổng thống Donald Trump về Syria. Mỹ đã từng hai lần phát động các cuộc không kích ồ ạt vào Syria tháng 4/2017 và tháng 4/2018 để trừng phạt chế độ Damascus, sau khi cáo buộc lực lượng của tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học đối với thường dân Syria. Tuy nhiên, những cuộc tấn công trừng phạt đó đã không thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Tổng thống Assad và hai đồng minh Nga, Iran nay đang trên đường kiểm soát toàn bộ Syria.

Theo phân tích của The Wall Street Journal, tổng thống Donald Trump đã từng tuyên bố là một khi thành phố Raqqa được giải phóng khỏi tay lực lượng k.hủng b.ố Nhà nước Hồi giáo, ông sẽ triệt thoái quân Mỹ khỏi Syria. Thế nhưng, sau đó tổng thống Mỹ mới thấy là việc triệt thoái sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng về chiến lược đối với các lợi ích Mỹ trong khu vực.

Một trong những vấn đề là nếu quân Mỹ rút đi, Iran sẽ biến Syria thành một căn cứ nằm sát biên giới Israel. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã từng yêu cầu Iran rời khỏi Syria, và nhờ Matxcơva gây áp lực lên Teheran theo hướng này. Nhưng Iran và Nga đáp lại rằng họ đã nghe tổng thống Trump nhiều lần hứa triệt thoái khỏi Syria mà vẫn không làm, vậy tại sao Iran phải rút đi.

Trong khi đó, đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 7/9 họp thượng đỉnh với Nga và Iran ở Teheran để quyết định về các bước kế tiếp ở Syria, nhằm bảo đảm các lợi ích riêng của ba nước này. Theo The Wall Street Journal, tổng thống Assad và các đồng minh Nga Iran sẽ không dừng ở Idlib, mà mục tiêu tấn công kế tiếp của họ sẽ là lực lượng người Kurd và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), hai đối tác chính của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại khu vực sông Euphrate tại Syria.

Có nguy cơ là lực lượng người Kurd và Lực lượng Dân chủ Syria sẽ thương lượng ngừng b.ắn với chế độ Damascus để khỏi chịu chung số phận với Idlib. Trong trường hợp đó, lực lượng Mỹ sẽ bị cô lập ở Syria và như vậy sẽ buộc phải rút đi, dẫn đến việc Iran sẽ làm chủ được khu vực đó, bất chấp những tuyên bố của tổng thống Trump là bằng mọi giá phải ngăn chặn tham vọng khu vực của Teheran.

Theo The Wall Street Journal, Mỹ phải trấn an lực lượng người Kurd và Lực lượng Dân chủ Syria là Mỹ sẽ bảo vệ họ nếu họ bị tấn công, đồng thời phải vạch ra một chiến lược dài hạn để kiềm chế Iran.

Trước mắt, cũng giống như chính quyền Obama trước đây, chính quyền ông Donald Trump nay chỉ có thể đưa ra những lời cảnh cáo, đe dọa, chứ không thể làm gì hơn. Nói cách khác, với cuộc tấn công vào sào huyệt thánh chiến Idlib, Mỹ đang bất lực nhìn Syria nói riêng và vùng Trung Đông nói chung dần dần lọt vào tầm kiểm soát của Iran và Nga.

Trong khi đó, Almasdar News cho biết: Thổ Nhĩ Kỳ đã điều khoảng 300 chiến xa, gồm nhiều xe tăng, xe chở bệ phóng hỏa tiễn đa nòng và xe chiến đấu bộ binh, tiến vào Syria qua cửa khẩu Kafr Losen, hướng đến t.iền tuyến của quân nổi dậy ở Idlib và Hama.

Các nhân chứng cho biết, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ mang theo nhiều hệ thống tên lửa phòng không vác vai khi tiến vào Syria. Đây là những vũ khí có thể đe dọa các loại chiến đấu cơ tầm thấp nếu thực hiện các vụ không kích mục tiêu ở Idlib.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tung quân vào Idlib sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ngày 8/9 kêu gọi một lệnh ngừng b.ắn ở Syria vì lo sợ chiến dịch quân sự tại đây sẽ dẫn đến khủng hoảng nhân đạo và người tị nạn sẽ tràn qua biên giới nước này. Ông tuyên bố không muốn Idlib trở thành một "bể máu" và tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Idlib cũng sẽ dẫn tới thảm họa.

Nhưng đề xuất ngừng b.ắn ở Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ tại hội nghị ba bên ở Iran, cho rằng lệnh ngừng b.ắn là vô nghĩa vì không có đại diện phiến quân Hồi giáo trong cuộc họp này.

Pierre Le Corf, nhà sáng lập tổ chức nhân đạo WeAreSuperHeroes, người đã làm việc tại Aleppo kể từ tháng 2/2016, đã nói với Sputnik về tình hình căng thẳng ở Idlib.

Ông lo ngại khiêu khích mới sẽ xảy ra từ phía các nhóm chiến binh thánh chiến. Mục tiêu của các nhóm này là buộc các nước phương Tây phải can thiệp, điều này sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn hơn nữa ở nước này, nơi trong hơn bảy năm qua chiến tranh đang diễn ra.

"Tại Idlib sẽ không chỉ là một trận chiến. Đây là cơ hội cuối cùng cho các lực lượng phương Tây can thiệp vào tình hình ở Syria, để tìm một cái cớ để có thể mở đầu cuộc xung đột mang tính toàn cầu hơn. Chính vào ngày mà trận chiến Idlib kết thúc, liên minh châu Âu và Mỹ sẽ thua trận trong chiến tranh ở Syria, điều đó sẽ kết thúc".

Theo viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Nhiều người dân sẽ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump
07:48:22 27/06/2024
Đức, Pháp và Ba Lan hợp lực để hồi sinh Tam giác Weimar
19:58:58 28/06/2024

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt thực hiện ước mơ bằng cách mua nhà triệu đô tại Mỹ nhưng không ở
22:58:01 28/06/2024
Loạt ảnh "tình bể hình" của NSƯT Vũ Luân ở t.uổi 52 với bạn gái là hoa hậu
23:04:18 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
Dàn quý tử nhà Phil Foden gây bão cộng đồng mạng
23:40:28 28/06/2024
Nữ ca sĩ 12 giờ đêm vẫn được chồng cho đi chơi với Quang Lê: Sở hữu 4 căn nhà, chục triệu USD
22:52:49 28/06/2024
11 ngôi sao gây thất vọng sau vòng bảng EURO 2024
23:44:34 28/06/2024
Cặp đôi bùng nổ visual gây bão MXH: Nhà trai là tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp như "búp bê sống"
06:14:59 29/06/2024

Tin mới nhất

UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng

07:02:22 29/06/2024
Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã rút ngắn các bài giảng vào mỗi thứ Sáu tại các thánh đường Hồi giáo để đảm bảo sức khỏe của các tín đồ, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt.

Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng

06:55:29 29/06/2024
Là cư dân lâu năm của thị trấn nằm ở dãy Himalaya đẹp như tranh vẽ, điểm đến du lịch nổi tiếng ở tiểu bang Uttarakhand, cô Daruwala biết chắc điều gì đã xảy ra: những khu rừng và thảm thực vật gần đó đã bốc cháy.

Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm

06:27:31 29/06/2024
Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức đệ trình yêu cầu này lên tổng thống trong phiên họp toàn thể ngày 21/6 vừa qua. Quyết định được thông qua với 105 phiếu thuận và chỉ...

Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng khôi phục quan hệ với Syria

06:13:49 29/06/2024
Trước đó, giới chức Syria từng nhiều lần tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ cần phải chấm dứt sự hiện diện quân sự ở Tây Bắc Syria để hai bên có thể hướng tới bình thường hóa quan hệ.

Trong tháng 7, CH Séc và Ukraine sẽ ký thỏa thuận an ninh

06:11:36 29/06/2024
Thỏa thuận sắp ký hứa hẹn việc Praha sẽ tiếp tục viện trợ quân sự và các hỗ trợ khác cho Kiev, theo thỏa thuận đã được Ukraine và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ký kết hôm 27/6.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc thăm Cuba

06:08:54 29/06/2024
Chủ tịch ĐHĐ LHQ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm, góp phần chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới.

Việt Nam được tín nhiệm trong hoạt động giảm thiểu rủi ro từ bom mìn

06:07:18 29/06/2024
Nội dung phiên họp tập trung trao đổi, rà soát tình hình hoạt động của GICHD trong thời gian qua, thông qua các báo cáo về tình hình tài chính, đóng góp của các nhà tài trợ và đề ra các định hướng lớn cho hoạt động của GICHD thời gian t...

Nga cảnh báo về máy bay do thám không người lái của Mỹ

06:03:51 29/06/2024
Các chuyến bay này làm tăng khả năng xảy ra các sự cố trong không phận liên quan đến máy bay quân sự của Nga và nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa NATO với Liên bang Nga , tuyên bố nêu rõ.

Lực lượng Israel tiến sâu hơn vào phía Nam và phía Bắc Gaza

05:54:03 29/06/2024
Trước đó, các bác sĩ cho biết một số người Palestine đã t.hiệt m.ạng và bị thương trong cuộc pháo kích của Israel. Lực lượng y tế không thể tiếp cận tất cả những người thương vong do giao tranh ác liệt.

Mỹ phá hủy thiết bị bay không người lái của Houthi

05:51:45 29/06/2024
Trên mạng xã hội X, CENTCOM cho biết thêm các cuộc không kích này diễn ra vài giờ sau khi lực lượng Houthi thừa nhận thực hiện cuộc tấn công nhằm vào 2 tàu buôn nước ngoài đi qua biển Arab và Biển Đỏ.

Indonesia: Núi lửa Ibu phóng ra đám mây tro nóng cao tới 7 km

05:48:30 29/06/2024
Ngày 28/6, núi lửa Ibu, trên đảo Halmahera, tỉnh Bắc Maluku, miền Đông Indonesia, đã phun trào hai lần, phóng ra đám mây tro nóng cao tới 7 km lên bầu trời.

Bolivia: Tổng thống Luis Arce khẳng định không liên quan âm mưu đảo chính

21:00:07 28/06/2024
Đến ngày 27/6, Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Carlos Eduardo Castillo xác nhận cảnh sát nước này đã bắt giữ ít nhất 17 sĩ quan quân đội dính líu đến hành vi tổ chức âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 29/6: Kim Ngưu khó khăn, Bảo Bình thuận lợi

Trắc nghiệm

07:32:20 29/06/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 29/06 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu, hôm nay, Kim Ngưu nên bĩnh tĩnh, tự tin hơn, Bảo Bình nhận được nhiều sự giúp đỡ.

Con bê trắng 'ứng nghiệm lời tiên tri' được bộ lạc da đỏ Mỹ tôn vinh long trọng

Lạ vui

07:29:25 29/06/2024
Chú bê rừng trắng quý hiếm ra đời được coi là sự ứng nghiệm lời tiên tri thiêng liêng trong truyền thuyết bộ lạc Lakota, vì thế nó được tôn vinh trong nghi lễ lớn.

Hùng Didu đeo mặt nạ cosplay Chưa biết, "cà khịa" màn phốt bạn gái Phanh Nè?

Netizen

07:17:05 29/06/2024
Hùng Didu giữa drama bạn gái Phanh Nè bị một kênh Tiktok ẩn danh, có hàng trăm nghìn lượt theo dõi lên tiếng tố những chuyện chưa được kiểm chứng, thì netizen đào lên đoạn clip anh livestream đeo mặt nạ, nghi cố tình cà khịa.

112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện

Tin nổi bật

07:16:23 29/06/2024
Vụ việc đã khiến 127 công nhân phải đến các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hải Phòng để điều trị. Ngoài ra còn có 51 công nhân có triệu chứng nhẹ hơn được theo dõi tại Công ty đóng tàu Sông Cấm.

Ban nhạc rock hát nhạc về t.rẻ e.m

Nhạc việt

07:11:46 29/06/2024
Ban nhạc rock MONOCYCLE vừa tổ chức buổi showcase ra mắt dự án âm nhạc mới mang tên Nơi ánh sáng gọi em . Sự kiện quy tụ gần 200 khách mời, những người hâm mộ rock.

Bữa ăn đạm bạc của MC xinh nhất VTV, chẳng trách U40 vẫn đẹp mơn mởn

Làm đẹp

06:50:52 29/06/2024
MC Mai Ngọc, tên đầy đủ là Nguyễn Mai Ngọc, sinh năm 1990, luôn được công chúng nhớ đến nhờ nhan sắc xinh đẹp, thanh lịch và phong cách thời trang ấn tượng.

Bộ sưu tập thời trang mùa thu 2024 của Daniel Roseberry: 'Mọi người không mua Schiaparelli, họ sưu tập nó'

Thời trang

06:50:48 29/06/2024
Roseberry đã đề cập đến kiểu dáng có lông vũ đầy ảnh hưởng của Elsa những năm 1940, thể hiện sự tôn kính đối với vở ballet The Dying Swan của Anna Pavlova, theo Elle.

Ba tựa game "ngốn" dung lượng bậc nhất trên Steam, người chơi cần cân nhắc khi tải

Mọt game

06:49:59 29/06/2024
Ark: Survival Evolved có rất nhiều gói mở rộng và bản đồ của tựa game này thì quá lớn. Dung lượng yêu cầu của tựa game khoảng 400gb.

Thời trang bầu cực cuốn của "nữ hoàng xu hướng" Hailey Bieber, bụng to vượt mặt vẫn tự tin diện hở bạo

Phong cách sao

06:49:36 29/06/2024
Mang thai ở tháng thứ 7, Hailey Bieber không chỉ được khen ngợi về nhan sắc xinh đẹp mà còn tạo ấn tượng với những màn lên đồ khoe bụng bầu cực chất.

Lisa (BlackPink) táo bạo trong 'Rockstar'

Nhạc quốc tế

06:48:45 29/06/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, đây là động thái cho thấy, nữ ngôi sao tham vọng tiến tới thị trường quốc tế. Nữ thần tượng cũng tham gia viết lời cho bài hát.

S.T Sơn Thạch: "Tôi đã từng công khai tình yêu, nhưng nhiều điều tiêu cực đến với bạn ấy"

Sao việt

06:33:42 29/06/2024
S.T Sơn Thạch đã có nhiều chia sẻ thú vị về quyết định tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng như chặng đường 25 năm làm nghề.