Mỹ không ‘trung lập’ trong tranh chấp ở Biển Đông
Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng sẽ không trung lập trong việc phải dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp này, theo ông Daniel Russel – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, ông Daniel Russel – Ảnh: Reuters
Tại hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) tổ chức ở Washington hôm 21.7, trả lời chất vấn của một học giả Trung Quốc về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, ông Daniel Russel nhắc đi nhắc lại rằng Washington không đứng về phía nào trong tranh chấp này, tuy nhiên sự trung lập của Washington chỉ có ý nghĩa khi nói đến các bên tranh chấp, không phải ở cách được sử dụng để giải quyết tranh chấp.
“Chúng tôi không trung lập khi mọi việc phải tuân theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng sẽ quyết liệt để vấn đề đó (việc tranh chấp) được giải quyết theo cách tuân thủ pháp luật”, ông Russel khẳng định, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) ngày 22.7. Theo đó, Washington khuyến khích các bên tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, ngoại giao và đúng luật pháp.
Tôn trọng phán quyết của tòa
Video đang HOT
Đường băng Trung Quốc xây dựng bất chấp luật pháp quốc tế hiện rõ trong ảnh chụp Đá Chữ Thập – Ảnh vệ tinh của DigitalGlobe ngày 13.7.2015
Quan chức Ngoại giao Mỹ này cũng cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ đề cập vấn đề Biển Đông trong một diễn đàn của các nước ASEAN sẽ tổ chức vào tháng 8.2015 ở Malaysia. “Ông ấy (John Kerry) sẽ thúc đẩy vấn đề này vì đây là chuyện quan trọng”, ông Russel tuyên bố.
Ngoài ra, dù không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng ông nói một vài nước “duy ý chí” đang cố sử dụng giải pháp thương lượng song phương nhưng chỉ càng làm cho tranh chấp trở nên “không thể giải quyết được”. Ông Russel cũng nhắc đến việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc và cho rằng bất kể phán quyết thế nào, cả Bắc Kinh và Manila phải tôn trọng phán quyết này vì cả hai là thành viên tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1992.
Để khẳng định một lần nữa quan điểm của Mỹ ở Biển Đông, ông Russel nói rằng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải vì những thứ có ở đó. “Thực sự vấn đề này không chỉ là những hòn đảo hay bãi cạn mà vì luật pháp và mối quan hệ láng giềng mà chúng ta đang sống chung”, ông phát biểu.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tin tặc Trung Quốc tấn công phiên tòa Biển Đông
Giới an ninh mạng khẳng định tin tặc Trung Quốc đã tấn công hệ thống mạng của tòa án xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, khi phiên tòa đang diễn ra.
Đại diện Philippines trình bày lập luận trước PCA trong phiên tranh tụng vừa qua - Ảnh: PCA
Các chuyên gia mạng của ThreatConnect Inc., công ty phân tích và cung cấp giải pháp chống tấn công mạng của Mỹ, ngày 21.7 loan báo một nhóm tin tặc Trung Quốc đã tấn công website của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) trong phiên tranh tụng đầu tiên của vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phiên tranh tụng diễn ra từ ngày 7 - 13.7 và Philippines đã cử phái đoàn 60 người đến The Hague để tham dự. Đây là phiên xử kín, nhưng theo yêu cầu của các nước liên quan, Tòa trọng tài thường trực cho phép Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản cử đại diện tham dự với tư cách quan sát viên. Trung Quốc không cử đại diện vì luôn bác bỏ vụ kiện và phản đối quyền xét xử của Tòa trọng tài thường trực đối với vụ này.
Theo ThreatConnect, nhóm tin tặc APT của Trung Quốc đã cài một bộ công cụ khai thác lỗ hổng của Adobe Flash Player (phần mềm hỗ trợ máy tính có thể truy cập vào internet với tốc độ nhanh, giúp người sử dụng xem được các file audio, video trên mạng) trên website của Tòa trọng tài thường trực trong thời gian diễn ra phiên tòa. Điều đáng lưu ý là công cụ nói trên được cài vào chuyên trang dành cho vụ kiện của Philippines. Nhờ vậy, họ có thể theo dõi bất kỳ ai truy cập vào chuyên trang, qua đó nắm được thông tin về các bên quan tâm đến vụ kiện.
Theo dõi lén lút
Mặc dù không nói rõ vụ tấn công có khiến dữ liệu mật của Tòa trọng tài thường trực bị rò rỉ hay không, nhưng ThreatConnect kết luận: "Bất chấp việc Bắc Kinh không sẵn lòng tham gia phiên tòa quốc tế và bác bỏ thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực, có vẻ như có một nỗ lực dễ nhận thấy nhằm lén lút theo dõi những ai quan tâm đến vụ kiện quốc tế này thông qua các phương tiện điện tử".
Trước khi phiên tranh tụng diễn ra, Reuters cũng dẫn một số nguồn thạo tin tiết lộ rằng nhiều quan chức ngoại giao và chuyên gia pháp lý Trung Quốc vẫn đang theo dõi sát sao vụ kiện cũng như thu thập ý kiến bên ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên tin tặc Trung Quốc bị tố thực hiện các cuộc tấn công mạng liên quan đến vấn đề Biển Đông. Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu TCIRT của ThreatConnect cho hay từ tháng 6.2013 - 5.2014, APT có thể đã thực hiện không ít cuộc tấn công nhắm vào các cơ quan, tổ chức của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines. TCIRT nhận định các cuộc tấn công đó có thể xuất phát từ việc Bắc Kinh muốn có những thông tin tình báo liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Cách đây hơn 2 tháng, Công ty bảo mật quốc tế Kaspersky Lab (trụ sở ở Nga) cũng cảnh báo về một nhóm tin tặc nói tiếng Hoa tên Naikon đã xâm nhập thành công hệ thống mạng của các quốc gia xung quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Kaspersky Lab khẳng định mục tiêu của các cuộc tấn công là thu thập thông tin "tình báo địa chính trị" từ các quốc gia xung quanh Biển Đông.
Kaspersky còn lưu ý làn sóng tấn công từ Naikon bắt đầu dâng cao vào khoảng quý 2/2014, khi Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam (từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7).
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nga đề xuất phương án mới cho vụ rơi máy bay MH17 Nga ngày 20/7 đề xuất một giải pháp tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm ngăn chặn khả năng thành lập tòa án quốc tế để truy cứu trách nhiệm của những bên liên quan tới vụ rơi máy bay MH17 tại miền đông Ukraine. Hiện trường vụ máy bay MH17. (Ảnh: AFP) Hà Lan, quốc gia có nhiều công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Quan hệ Pakistan - Iran đối mặt thử thách sau vụ 8 công dân bị sát hại

CEO Mark Zuckerberg ra điều trần trong phiên tòa chống độc quyền lịch sử tại Mỹ

Ai Cập, Mỹ và Qatar nỗ lực đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Tổng thống Liban phủ nhận đàm phán bình thường hóa quan hệ với Israel

Triển vọng kinh tế Mỹ sau ba tháng cầm quyền của Tổng thống Trump

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên hơn 230 người

EU hủy kết quả kỳ thi tuyển dụng, gần 10.000 ứng viên buộc phải thi lại
Có thể bạn quan tâm

Diện mạo sau 9 tháng mang thai của Mai Ngọc: Netizen chú ý đến chi tiết này hơn cả vòng 2 vượt mặt
Sao việt
1 phút trước
Truy nã bị can Nguyễn Hoàng Sa về tội buôn lậu
Pháp luật
4 phút trước
Đồng hồ hiển thị giờ bí mật, chỉ người đeo nhìn thấy
Đồ 2-tek
5 phút trước
Bảng giá xe CBR150R mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
9 phút trước
Bị sét đánh trúng khi trú mưa, 7 người thương vong
Tin nổi bật
14 phút trước
Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo
Thế giới số
17 phút trước
Giá ô tô mới giảm sâu kỷ lục, dân buôn xe cũ như 'ngồi trên đống lửa'
Ôtô
20 phút trước
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
2 giờ trước
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
Sao châu á
3 giờ trước
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
3 giờ trước