Mỹ: Không tin được Triều Tiên để giúp
Một quan chức của Lầu năm góc đã tuyên bố, Mỹ hoãn các kế hoạch gửi hàng lương thực viện trợ đến Triều Tiên vì nước này đã thất hứa trong việc ngăn chặn các đợt triển khai tên lửa và là nước không đáng tin khi đưa ra giúp đỡ.
Các công nhân ở Triều Tiên đang xử lý hàng viện trợ từ Mỹ. Ảnh: AP
Mỹ trước đó đã cảnh báo bất kể vụ triển khai nào cũng có thể ảnh hưởng đến chương trình hỗ trợ lương thực nhưng lời tuyên bố của một quan chức đưa ra tại phiên điều trần trước quốc hội Mỹ đánh dấu một quan điểm dứt khoát và rõ ràng hơn về các kế hoạch chuyển hàng viện trợ vốn đã bị đình chỉ từ khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố sẽ tiến hành bắn vệ tinh và quỹ đạo vào đợt kỷ niệm 100 năm sinh nhật lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Theo AFP, vụ triển khai vệ tinh dự kiến của Triều Tiên vào tháng tới “thể hiện rõ họ không mấy thiện chí trong việc thực hiện những cam kết quốc tế và vì vậy chúng ta buộc phải đình chỉ các hoạt động hỗ trợ lương thực đối với nước này”, ông Peter Lavoy, quyền trợ lý thư ký của bộ Quốc phòng về mảng Châu Á và Thái Bình Dương phát biểu trước các nhà lập pháp.
Video đang HOT
Trước những hành động của Triều Tiên, Mỹ đã “mất lòng tin” vào việc “chắc chắc số lương thực hỗ trợ sẽ được chuyển đến tới những người đang đói ăn thay vì các giới chức cao quý của chính quyền”, ông Lavoy đưa ra nhận định trước Ủy ban Quân vụ Hạ Viện.
Theo thoả thuận đạt được tháng trước, Triều Tiên đã đồng ý đóng băng một phần chương trình hạt nhân và không triển khai thử nghiệm tên lửa đạn đạo để đổi lấy hỗ trợ lương thực của Mỹ.
Ngay sau đó, Triều Tiên đã lên kế hoạch cho cái nước này gọi là triển khai vệ tinh trong khoảng thời gian 12-16/4 và khẳng định rằng việc này là dùng cho các mục đích khoa học.
Mỹ và các nước khác nói rằng hành động này thực chất là một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa đã bị liệt kê cấm thực hiện trong nghị quyết của Liên hợp quốc.
“Vụ triển khai dự kiến này vô cùng khiêu khích vì nó lột tả tham vọng muốn thử nghiệm và mở rộng công xuất tên lửa tầm dài của Triều Tiên”, ông Lavoy nói và thêm rằng hành động này vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc.
Chỉ vài tuần trước khi Triều Tiên tuyên bố về kế hoạch bắn thử này, chính quyền nước này đã đồng ý không tiến hành các đợt bắn thử tên lửa tầm dài để đổi lấy lương thực.
“Trong các buổi đàm phán đó, Mỹ đã nói rất rõ rằng bất kể vụ triển khai tên lửa nào cũng là vi phạm thoả thuận”, ông Lavoy tiếp.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói: “Rõ ràng mọi chuyện hợp lý rằng, hiện giờ chúng tôi không tiếp tục chương trình hỗ trợ lương thực chừng nào chúng tôi thấy cái gì sẽ xảy ra”.
Trong cùng ngày, Ủy ban Đối ngoại của Hạ Viện đã bỏ phiếu mở rộng năm tài khóa đến 2017 trong đó có chương trình thúc đẩy nhân quyền ở Triều Tiên.
Dự luật này tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính đẩy mạnh công tác, đưa tin và tuyên truyền và cho các nhóm thúc đẩy dân chủ vào đất nước khép kín này. Dự luật này cũng kêu gọi Mỹ chấp nhận những người tị nạn từ Triều Tiên.
Dự luật này vẫn còn cần Thượng viện thông qua. Tuy nhiên, thái độ ủng hộ là rất rộng rãi.
Theo Infonet
LHQ tăng cứu trợ các khu vực "nóng" về nhân đạo
Liên Hợp Quốc (LHQ), cơ quan đa phương lớn nhất thế giới đang tăng cường cứu trợ tại các khu vực "nóng" khẩn cấp về nhân đạo, đặc biệt ở châu Phi và châu Á.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Chương trình Lương thực LHQ (WFP) cho biết số người cần cung cấp lương thực khẩn cấp ở Yemen đã tăng gấp đôi kể từ năm 2009. Giá lương thực tăng vọt cùng với xung đột đã đẩy nhiều gia đình người Yemen vào tình trạng cùng khổ và không thể sản xuất được lương thực cần cho cuộc sống.Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chính phủ Yemen cho biết trong cuộc điều tra mới nhất, ngoài 25% dân số Yemen cần lương thực khẩn cấp, thêm 5 triệu người Yemen nữa đang đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng do xung đột không thể sản xuất lương thực.
WFP đã tăng cứu trợ nhân đạo năm 2012 để nuôi sống 3,6 triệu người Yemen chủ yếu là phụ nữ và trẻ em và gần 1 triệu người đang phải tha phương ngay trên quê hương họ do xung đột. 63,5% trẻ em Yemen đang bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
UNICEF cũng đang khẩn cấp cứu trợ lương thực trị giá 1 triệu USD để nuôi sống 127.000 trẻ em ở Cộng hoà Chad, nơi hạn hán đã làm cạn mọi nguồn lương thực của hơn 1 triệu người ở nước này.
Đầu năm 2012, Quỹ Phản ứng khẩn cấp trung tâm của LHQ đã cung cấp cứu trợ trị giá 6 triệu USD để giảm mức độ gay gắt và khẩn cấp về suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở Cộng hòa Chad.
UNICEF đang kêu gọi đóng góp quốc tế 18,8 triệu USD để đáp ứng nhu cầu cứu trợ trẻ em đang tăng nhanh ở Cộng hòa Chad.
Văn phòng LHQ điều phối các hoạt động nhân đạo cảnh báo Cộng hòa Trung Phi hiện đang trải qua khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất ở nước này với hàng chục nghìn người bị tác động của xung đột, nghèo đói và mất nhà ở.
LHQ xếp Cộng hòa Trung Phi là nước dễ bị tổn thương thứ 2 cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp ở châu Phi sau Somalia.
Khoảng 1,9 triệu người, chiếm 50% dân số Cộng hòa Trung Phi cần hỗ trợ lương thực. Chỉ 30% dân số nước này được tiếp cận dịch vụ y tế tối thiểu, và 2 trong số 5 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nguồn đóng góp quốc tế để LHQ cứu trợ nhân đạo cho nước này vẫn thiếu hụt nghiêm trọng. Các cơ quan cứu trợ LHQ chỉ nhận được 50% nguồn tài chính cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu trợ ở Cộng hòa Trung Phi trong năm 2011 và cho đến nay cũng chỉ mới nhận được 5% trong tổng số 134 triệu USD cần thiết để cứu trợ nhân đạo trong năm 2012.
Tại châu Á, LHQ cũng đang chuyển khẩn cấp các nguồn hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh và lều bạt để cứu trợ nhân đạo các nạn nhân thảm họa lở tuyết ở Afghanistan cũng như các nhu cầu cứu trợ khẩn cấp lương thực cho người dân nước này./.
Theo TTXVN
LHQ dự trữ lương thực đủ cho 1,5 triệu người Syria Reuters/AFP/AP đưa tin, ngày 8/3, Liên hợp quốc tuyên bố đang chuẩn bị lương thực dự trữ đủ để cung cấp cho khoảng 1,5 triệu người Syria như một phần trong kế hoạch 90 ngày đối phó với tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra nhằm hỗ trợ cho những người không được hưởng những nguồn cung cấp thiết yếu sau gần...