Mỹ không thể ngăn thế giới mua dầu Iran
Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đều mua dầu, phản đối trừng phạt Mỹ chặn đường xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khi trả lời giới truyền thông trên chuyến bay trở về Ankara đã tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục mua dầu của Iran bất chấp trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngừng mua dầu và khí đốt tự nhiên từ Iran, bất chấp các mối đe dọa trừng phạt từ Mỹ. Ông Erdogan cho biết thêm, thương mại song phương Thổ Nhĩ Kỳ- Iran sẽ tiếp tục gia tăng.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không sợ hãi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với việc duy trì quan hệ song phương với Iran.
Lập trường này của ông Erdogan cũng đã được khẳng định trước đó vào ngày 25/9, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trừng phạt 6 công ty của Trung Quốc với cáo buộc vận chuyển dầu của Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Erdogan cho rằng các biện pháp trừng phạt không giúp giải quyết các vấn đề, trong bối cảnh Mỹ tiếp tục gây sức ép tối đa với Tehran thông qua các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào nền kinh tế Iran.
Việc duy trì mua dầu từ Iran có thể còn giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành bên thứ ba là cầu nối đưa dầu mỏ Iran đến châu Âu.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc là các quốc gia đã tuyên bố sẵn sàng mua dầu của Iran, ngăn cản Mỹ đạt được mục tiêu trừng phạt, đưa xuất khẩu của Iran về mức 0.
Video đang HOT
Không chỉ ủng hộ mua dầu của Iran, Nga còn tăng cường phát triển các dự án năng lượng ở quốc gia vùng Vịnh này.
Hồi năm 2017, Bộ Năng lượng Liên bang Nga và Bộ Dầu mỏ Iran đã ký một bản ghi nhớ, trong đó khẳng định sự hỗ trợ của Nga đối với nguồn cung cấp khí đốt từ Iran đến Ấn Độ.
Gazprom và NIOC đã ký bản ghi nhớ, cho phép các công ty bắt đầu chuẩn bị một nghiên cứu khả thi cho dự án đường ống dẫn khí đốt từ Iran đến Ấn Độ thông qua Pakistan.
Bên cạnh đó, gã khổng lồ năng lượng Nga Gazprom cũng đã ký một bản ghi nhớ về sự trao đổi và hợp tác liên quan đến một dự án LNG ở Iran. Gazprom đã ký một bản ghi nhớ với Iran về khả năng tham gia vào việc phát triển 4 mỏ khí là Farzad-A, Farzad-B, North Pars và Kish.
Giới quan sát cho rằng, việc Nga tham gia vào các dự án dầu khí ở Iran nhằm mục đích giúp Tehran thoát khỏi giai đoạn khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trung Quốc được cho là nước nhập khẩu dầu thô Iran truyền thống lớn duy nhất không cúi đầu trước sức ép trừng phạt của Mỹ.
Trung Quốc trữ dầu Iran tại các cảng lớn của nước này.
Lượng dầu thô Trung Quốc mua của Iran trong tháng 7/2019 cho thấy, dầu vẫn được bổ sung bằng một nửa mức của năm ngoái, cho thấy Bắc Kinh không hề chùn bước trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các nguồn theo dõi tàu chở dầu cho thấy, khoảng 4,4- 11 triệu thùng dầu thô Iran đã được bơm vào các bể dự trữ chiến lược của Trung Quốc hồi tháng 7, tương đương 142.000 – 360.000 thùng/ngày.
Khoảng 20 triệu thùng dầu Iran được phát hiện đang nằm kẹt tại cảng phía đông bắc nước này – Đại Liên sau khi được chuyển vào các bể ngoại quan kể từ cuối năm ngoái.
Cẩm Châu, Thiên Tân và Huệ Châu là những địa điểm cho các nhà máy lọc dầu và lưu trữ thương mại thuộc sở hữu của các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc China Petroch Chemicals Corp (Tập đoàn Sinopec) và Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Tập đoàn Sinopec mới đây đã nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ với cáo buộc đã vi phạm các lệnh trừng phạt của nước này áp đặt lên Iran. Ngoài ra còn có Tập đoàn Cosco, China Concord Petroleum Co, Kunlun Shipping Company Ltd, Kunlun Holding Company Ltd và Pegasus 88 Limited.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo giải thích rằng, Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động giao dịch với Iran nhưng Bắc Kinh vẫn cố tình vi phạm. Washington sẽ đẩy mạnh nỗ lực nhằm chỉ rõ cho các nước thấy những nguy cơ khi làm ăn với Iran để tách họ khỏi nền kinh tế nước này.
Các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ ước tính, 50-70% lượng dầu xuất khẩu của Iran đổ sang Trung Quốc, 30% sang Syria.
Trong những nỗ lực ngăn cản Iran bán dầu ra thế giới, Mỹ đã hối thúc các đồng minh, đặc biệt là Anh, bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace-1 mang theo 2,1 triệu thùng dầu thô nghi sẽ giao cho Syria. Qua nhiều tranh cãi pháp lý, con tàu được đổi tên thành Adrian Darya-1, bị hàng loạt quốc gia vùng Vịnh từ chối tiếp nhận vì e sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tàu chở dầu Adrian Darya-1 của Iran sau đó đã tắt thiết bị phát tín hiệu khi đang ở vùng biển Địa Trung Hải phía tây Syria. Iran sau đó khẳng định người mua số dầu trên đã nhận được hàng. Giới quan sát cho rằng, con tàu vẫn ở vị trí nơi tắt tín hiệu định vị để bơm dầu sang các tàu nhỏ hơn, phân tán đi tiêu thụ. Một trong những điểm đến vẫn là Syria.
Việc một trong những nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất thế giới ủng hộ Iran, nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới là Trung Quốc tuyên bố mua dầu Iran và quốc gia có thể là cánh tay nối dài của châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ cam kết mua dầu mỏ Iran đã khiến những nỗ lực ngăn cản của Mỹ dưới nhiều hình thức đều bị hóa giải.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Ngoại trưởng Iran: Sẵn sàng đàm phán hạt nhân lâu dài với Mỹ
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã đến New York tham dự kỳ họp Đại Hội đồng LHQ.
Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài, nhưng nơi đàm phán phải là bàn thương lượng có sự tham gia của các nước cùng ký thỏa thuận hạt nhân hiện tại (ký năm 2015), Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết ngày 22-9.
"Chúng tôi sẵn sàng đàm phán. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán, nhưng đàm phán về các điều khoản sẽ không chỉ có hiệu lực trong 1 năm rưỡi hay 5 năm rưỡi. Chúng tôi cần đàm phán về điều gì đó lâu dài" - ông Zarif nói trong cuộc trả lời phỏng vấn đài CBS ngày 22-9.
Theo hãng tin Sputnik, cơ hội để xúc tiến điều này có thể sẽ là vào ngày 25-9 bên lề kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, khi các lãnh đạo và các nhà ngoại giao hàng đầu của 6 bên - Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, Iran - cùng ký thỏa thuận hiện tại cùng có mặt. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm ngoái. Nhân dịp này, sáu nước này có thể cùng với Liên minh châu Âu (EU) bàn về tương lai của thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đã tái áp đặt và ban hành nhiều lệnh trừng phạt mới lên Iran. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông vẫn muốn tái thương lượng lại thỏa thuận hạt nhân với Iran với những điều khoản có lợi cho Mỹ hơn.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận hạt nhân lâu dài. Ảnh: AP
Ông Zarif có buổi trả lời phỏng vấn CBS sau khi tới Manhattan (New York) để dự kỳ họp Đại Hội đồng LHQ. Ông Zarif bác bỏ khả năng sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại kỳ họp này.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani dự kiến sẽ đến New York ngày 23-9 (giờ địa phương). Theo trang tin ISNA ngày 22-9 thì thị thực của ông Rouhani bị hạn chế, chỉ cho phép ông di chuyển giữa nơi ở tại Manhattan, trụ sở LHQ và phái bộ Iran tại LHQ.
Kỳ họp Đại Hội đồng LHQ lần thứ 74 đã bắt đầu ở New York từ ngày 17-9. Phiên họp tranh luận chung có sự tham gia của các lãnh đạo thế giới sẽ bắt đầu từ ngày 24 đến ngày 30-9.
ĐĂNG KHOA
"Hữu xạ tự nhiên hương": Thêm một lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ "bỏ rơi" Patriot, "mãn nguyện" trước S-400 của Nga Khả năng S-400 có thể bảo vệ thành công trước cuộc tấn công nhằm vào cơ sở dầu Saudi Arabia vẫn còn là dấu hỏi. Nhưng có một tính năng đáng giá ngàn vàng mà Patriot không thể bằng S-400. S-400 của Nga đang là mặt hàng vũ khí nổi bật. Cạnh tranh vũ khí Cuộc tấn công vào cơ sở dầu của...