“Mỹ không thể đối phó cùng một lúc với cả Nga và Trung Quốc”
Nhà ngoại giao người Venezuela, ông Alfredo Toro Hardy nhận định cuộckhủng hoảng chính trị tại Ukraine đang ảnh hưởng tới toàn bộ tình hình thế giới và Mỹ không thể đối phó cùng một lúc với cả Nga và Trung Quốc.
Ông Hardy không chỉ là một nhà ngoại giao mà ông còn là một học giả và tác giả của hàng loạt cuốn sách bàn luận về các chính sách ngoại giao trên thế giới.
Trong bài bình luận về khả năng liệu Mỹ có thể đối phó cùng lúc với Nga và Trung Quốc, tác giả Hardy cho rằng ngay cả kế hoạch gia tăng tầm ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương của Washington bao gồm việc đưa 60% lực lượng vũ trang quốc gia tới khu vực này vào năm 2020, cũng đang trở nên rất mơ hồ. Tuy nhiên, trong chuyến thăm tới 4 nước châu Á hồi tháng Tư, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn khẳng định Washington cam kết duy trì hỗ trợ quân sự cho các quốc gia đồng minh.
Đối đầu với liên minh Nga – Trung khiến Mỹ “trở tay không kịp”
Theo tờ Tiếng nói nước Nga, chuyên gia Hardy cho rằng tình hình căng thẳng tại khu vực châu Á đang tiếp tục leo thang, khiến mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên ngày một đối đầu. Không loại trừ khả năng Mỹ sẽ thực hiện một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc.
Trong khi đó, với Mỹ, việc vướng vào mối quan hệ căng thẳng với Nga hoặc Trung Quốc là điều không nghiêm trọng. Nhưng nếu vấn đề này xảy ra cùng một lúc thì Washington “không kịp trở tay”.
Đây chính là lý do mà trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, giới phân tích Mỹ đã khuyến nghị chính quyền tổng thống Obama cần sát cánh với Moscow để đẩy lùi mọi lực lượng, từ đó vô hiệu hóa khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
Ông Hardy không phải là người duy nhất có quan điểm như trên. Trong cuốn “The Revenge of Geography” (tạm dịch: Sự trả thù địa lý), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực địa chính trị, cựu cố vấn cho Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Kaplan cho rằng Hoa Kỳ và Nga cần phải liên thủ để ngăn Trung Quốc bành trướng. Điều này sẽ dẫn tới một thực tế rằng Trung Quốc buộc phải hướng sự tập trung về khu vực biên giới biển phía đông và đông nam giữa Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện nay, chính phủ Mỹ dường như lại đang rơi vào tình thế đối lập. Nhà Trắng cho rằng mối liên minh giữa Moscow – Bắc Kinh sẽ giám sát chặt chẽ mọi động thái của Mỹ tại khu vực châu Âu và Đông Á.
Do đó, ông Hardy cho rằng Washington sẽ đối mặt với mối đe dọa lớn gấp đôi. Nói cách khác, Mỹ cần suy nghĩ kỹ về phương thức bảo vệ mình trước mối đe dọa tấn công từ 8.500 đầu đạn hạt nhân của Nga. Ngoài ra, Nhà Trắng sẽ bị rơi vào vòng kìm kẹp khủng bố tài chính lâu nay từ phía Bắc Kinh. Bởi hiện nay, Trung Quốc đang nắm trong tay tổng giá trị trái phiếu của chính phủ Mỹ lên tới 1,2 ngàn tỷ USD.
Trong khi đó, gần đây, nợ công của Mỹ đã đạt con số 17 ngàn tỷ USD. Đây cũng chính là lý do khiến hồi tháng 2/2013, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố trong những năm tới, chi tiêu quốc phòng quốc gia sẽ giảm xuống còn 1 ngàn tỷ và quân số Mỹ cũng giảm xuống mức thấp nhất tương đương với thời điểm bắt đầu Thế chiến thứ Hai.
Video đang HOT
Kết thúc bài viết, ông Hardy nhận định: “Tôi nghĩ Mỹ không thể đối phó với cả hai thách thức này (Nga và Trung Quốc ) cùng một lúc. Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc sẽ gây sốc cho nền kinh tế toàn cầu”.
Theo Infonet
Khủng hoảng Ukraina qua những bức ảnh biết nói
Trong khi các nhà ngoại giao Nga, Mỹ cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đối với Ukraina, cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Âu này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Ngày 21/11/2013, chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố đã từ bỏ kế hoạch ký hiệp định tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow. Những người biểu tình đổ ra đường. (Ảnh: Gleb Garanich / Reuters)
Ngày 30/11/2013, cảnh sát tấn công một nhóm biểu tình, bắt giữ 35 người. Những hình ảnh người biểu tình bị cảnh sát dùng dùi cui đánh đập đã nhanh chóng lan rộng.(Ảnh: AP Photo/Sergei Chuzavkov)
Một cuộc biểu tình vào hôm 1/12/2013 đã thu hút khoảng 300.000 người tham gia. Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất kể từ Cách mạng Cam năm 2004. (Ảnh: REUTERS/Stoyan Nenov)
Ngày 17/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow sẽ mua 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraina và giảm 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine trong vòng 3 tháng. Putin và Yanukovych tuyên bố không có điều kiện đính kèm. (Ảnh: LEXANDER NEMENOV/Getty Images)
Ngày 22/1, ba người biểu tình đầu tiên đã thiệt mạng một cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. (Ảnh: ANATOLII BOIKO/Getty Images)
Ngày 16/2, các nhà hoạt động đối lập chấm dứt việc chiếm đóng Tòa thị chính Kiev để đổi lấy việc thả 234 người biểu tình bị giam giữ, một tín hiệu được xem là hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ngày 18/2, đụng độ đường phố khiến ít nhất 26 người, bao gồm 10 cảnh sát thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Bạo lực bắt đầu khi những người biểu tình tấn công hàng rào cảnh sát và pháo sáng được bắn bên ngoài tòa nhà quốc hội sau khi quốc hội trì hoãn thực hiện cải cách hiến pháp để giới hạn quyền lực của tổng thống.(Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ngày 22/2, một người biểu tình tạo dáng trong bồn tắm bên trong biệt thự của Tổng thống Viktor Yanukovych tại Mezhyhirya, ngoại ô thủ đô Kiev, Ukraina. (Ảnh: EPA/SERGEY DOLZHENKO)
Người dân tới dâng hoa tưởng niệm những người biểu tình chống chính phủ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Độc lập. Ukraina ban bố lệnh truy nã đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych vì tội "giết người hàng loạt" và đề nghị phương tây viện trợ 35 tỷ USD để bảo lãnh cho nền kinh tế Ukraina thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. (Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ngày 23/2, Chủ tịch Quốc hội Ukraina Oleksandr Turchynov trở thành tổng thống tạm quyền. Ngày 25/2, ông phát biểu trong một phiên họp quốc hội ở thủ đô Kiev. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ngày 27/2, những tay súng đeo mặt nạ đã chiếm đóng quốc hội và các tòa nhà chính phủ tại Crưm. Yanukovych được tị nạn tại Nga. (Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ukraina nói rằng quân đội Nga đã nắm giữ các vị trí xung quanh những địa điểm chiến lược trên bán đảo Crưm. Quốc hội Ukraina đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga hoãn các bước mà họ nói rằng nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov cho biết ông đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trước những đe dọa về một xâm lược tiềm tàng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Ngày 1/3, quân đội Nga đã tiếp quản Crưm mà không nổ phát súng nào. Chính quyền Kiev và những người ủng hộ phương tây hoàn toàn không có khả năng đối phó. Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Putin hạ lệnh rút quân. (Ảnh: REUTERS/Baz Ratner)
Các binh lính dưới sự chỉ huy của Nga đã bắn súng chỉ thiên để cảnh cáo và yêu cầu hơn 100 quân nhân Ukraina tránh xa căn cứ không quân Belbek, nơi quân đội Nga đang chiến đóng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Đại tá Yuli Mamchor, chỉ huy quân đội Ukraina tại căn cứ không quân Belbek, đã dẫn đầu các binh lính mang theo quốc kỳ Ukraina giành lại sân bay Belbek từ các binh sĩ Nga tại Crưm. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Nga cân nhắc nối lại quan hệ với EU, NATO khi Ukraine vẫn căng thẳng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/5 nhận định mối quan hệ Nga, Liên minh châu Âu (EU) và NATO về cơ bản cần được xem xét lại. "Chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế bao gồm tình hình tại châu Âu, chuyện gì đang xảy ra trong mối quan hệ tương quan giữa Nga và EU, cũng như mối...