‘Mỹ không thể đánh bại con rồng Trung Hoa và gấu Nga cùng lúc’
Đó là lời nhận định của Thời báo Hoàn Cầu khi nói về tuyên bố chung của Trung-Nga hôm 25/6. Tờ báo này cũng nhận định chính động thái xâm phạm lợi ích từ Mỹ đã khiến Trung-Nga xích lại gần nhau.
Trung Quốc và Nga đã tuyên bố sẽ tăng cường sự ổn định chiến lược toàn cầu trong một tuyên bố chung được đưa ra bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm thứ bảy 23/6
Đây là điều mà giới phân tích gọi là sự đồng thuận lớn giữa hai nước trong việc đối trọng với vị thế “bá chủ” của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong tuyên bố chung, hai bên quan tâm đến các “nhân tố tiêu cực” đang gây ảnh hưởng tới sự ổn định chiến lược toàn cầu. Các nhân tố ở đây chính là một số nước và các liên minh quân sự-chính trị sử dụng lợi thế công nghệ quân sự để phục vụ cho lợi ích riêng của họ thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chính sách này đã dẫn đến một sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của sức mạnh quân sự và đã làm rung chuyển hệ thống ổn định chiến lược toàn cầu, tuyên bố chung cho biết.
Wu Enyuan, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nói với Hoàn Cầu rằng: “tuyên bố cho thấy Nga hiểu lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và đây là điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh trong việc nhận được sự hỗ trợ từ một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn như Nga. Ngược lại Trung quốc cũng sẽ hỗ trợ kịp thời cho Nga trong việc giải quyết và đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế và thương mại”.
Nhà nghiên cứu này cáo buộc Mỹ đã thiết lập những “băng đảng” để gây sức ép lên Trung Quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do đó, “đối mặt với tình hình như vậy, Bắc Kinh cần phải tìm sự giúp đỡ”, Wu nói thêm.
Theo tờ Hoàn Cầu, tuyên bố chung của hai nước là lời chỉ trích thẳng thừng nhằm vào Mỹ, cho thấy cả Bắc Kinh và Moscow đang chán ngấy với chính sách của Washington dù Bắc Kinh và Moscow đã khẳng định rằng mối quan hệ của họ không phải là một liên minh, và nó không phải là nhằm vào một bên thứ ba.
Thực tế một liên minh Trung-Nga, sẽ mang lại một tác động thay đổi trật tự thế giới nhưng không phải là vì lợi ích của cả hai bên. Hai nước đều muốn phát triển ngoại giao toàn diện và duy trì một mối quan hệ bình thường với các quốc gia phương tây.
Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu cho rằng chính những động thái của Mỹ xâm phạm vào lợi ích chiến lược Trung Quốc và Nga đã khiến cho Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau để hỗ trợ một số vấn đề lợi ích cốt lõi giữa hai quốc gia bởi Mỹ chưa bao giờ từ bỏ tham vọng của mình để trở thành một đế chế toàn cầu.
Video đang HOT
“Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Global Strike) của Mỹ là một mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của bất kỳ quốc gia nào. Chính những nỗ lực không ngừng của Mỹ đang giúp siết chặt mối quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Nga nhằm đối phó với sức ép liên tiếp từ Washington.
Các phương tiện truyền thông phương Tây thích phóng đại mọi bất đồng nhỏ giữa Trung Quốc và Nga mà không hiểu được sự cởi mở và dễ dung hòa trong quan hệ Trung-Nga. Giữa hai bên không bên nào có ý định hạn chế lẫn nhau, việc tôn trọng một cách toàn diện tạo nên sức sống vô tận trong quan hệ Trung-Nga. Mỹ không thể đánh bại con rồng Trung Hoa và gấu Nga cùng một lúc, Hoàn Cầu nhận định.
Trung Quốc và Nga còn rất nhiều lĩnh vực có thể cải thiện để tiến tới một hợp tác chiến lược, điều này sẽ càng được bộc lộ ra một khi Mỹ gây sức ép nhiều hơn.
Các chuyên gia phương Tây đang cố gắng tìm hiểu xem Trung Quốc hoặc Nga ai sẽ có lợi hơn trong mối quan hệ này. Hoàn Cầu cho rằng, ngay từ cách nghĩ này phương Tây đã sai lầm. Mối quan hệ Trung-Nga được thành lập trên một cơ sở rất bình đẳng với sự tôn trọng lẫn nhau. Không như các mối quan hệ khác, Trung-Nga coi sự đồng thuận trong hợp tác chiến lược giữa hai nước không phải gánh nặng mà là một bước đi thành công.
Mối quan hệ gần gũi của Trung-Nga là những gì thời đại đang cần và nó phản ánh xu hướng của thế giới, Hoàn Cầu kết luận.
Theo Người Đưa Tin
Mua hầm vàng Anh, "chiếm" chứng khoán Mỹ: Giấc mộng Trung Hoa
Chưa bao giờ tham vọng khống chế thị trường tài chính toàn cầu của Trung Quốc lại lớn như vào thời điểm này. Giấc mơ toàn cầu của các công ty cùng với sự hậu thuẫn từ chính sách của Bắc Kinh khiến các thị trường tài chính thế giới rung động.
Mua đứt hầm vàng 2.000 tỷ
Ngân hàng lớn nhất thế giới ICBC Standard Bank của Trung Quốc sắp hoàn tất hợp đồng mua hầm vàng có khả năng chứa 2.000 tấn vàng (trị giá khoảng 90 tỷ USD) tại London từ tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Barclays.
Địa điểm của hầm vàng và chi tiết của thương vụ bao gồm giá mua bán không được công bố. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thương vụ sẽ hoàn tất trong tháng 7/2016. Còn về vị trí, hầm vàng lớn nhất thế giới này có thể nằm dưới lòng đường M25 tại London.
Hiện, London có 9 hầm, chứa hơn 5,1 ngàn tấn vàng và được biết đến là trung tâm bán buôn vàng lớn nhất thế giới. Hoạt động mua bán vàng tồn tại khoảng 300 năm qua tại London và hiện có khoảng 5 ngàn tỷ USD giá trị vàng được giao dịch/năm. Khoảng 25% tổng số vàng các chính phủ nắm giữ được lưu giữ tại London.
Lần đầu tiên người Trung Quốc thâu tóm một sàn chứng khoán Mỹ, Chicago Stock Exchange.
Trước đó, hồi đầu tháng 2/2016, giới đầu tư Mỹ giật mình khi Sàn Giao dịch Chứng khoán Chicago (Chicago Stock Exchange - CHX) phát đi thông báo cho biết, họ đã đi đến quyết định cuối cùng là: chấp nhận để một nhóm nhà đầu tư dẫn đầu bởi Tập đoàn Chongqing Casin Enterprise Group của Trung Quốc thâu tóm.
"Ban giám đốc của CHX đã đồng thuận về việc bán lại. Thương vụ sẽ được trình lên cơ quan quản lý chờ phê duyệt và dự kiến sẽ hoành thành trong nửa đầu năm 2016", thông cáo của CHX hôm 5/2/2016 cho biết.
Như vậy, gần như không có gì có thể thay đổi, ngay trong năm 2016, giới đầu tư thế giới sẽ chứng kiến lần đầu tiên người Trung Quốc thâu tóm một sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ và thâu tóm một trung tâm giao dịch vàng của thế giới tại London.
Cho dù thông tin về các thương vụ đều không được tiết lộ, nhưng giới đầu tư thế giới tin rằng đây đều là những thương vụ mà người Trung Quốc không hề tiếc tiền.
Trung Quốc thâu tóm kho trữ vàng lớn nhất thế giới tại London.
Trong khi đó, truyền thông nước Anh và Mỹ đều đã bày tỏ sự lo lắng về những cuộc đi săn rủng rỉnh đầy tiền bạc và có những lời nhắn nhủ đối với nhà quản lý nước mình.
Giấc mộng của Tung Quốc
Có thể thấy, động thái của các doanh nghiệp lớn, ngân hàng lớn của Trung Quốc mà đứng sau là chính quyền Bắc Kinh khá rõ ràng: nắm giữ và làm chủ các thị trường giao dịch lớn trong bối cảnh hội nhập thế giới sâu rộng.
Chính quyền Trung Quốc cũng có hàng loạt các chính sách để đảm bảo thực hiện giấc mộng nâng cao tầm ảnh hưởng trên thị trường thế giới của Bắc Kinh.
Trong năm 2015, Trung Quốc đã tung ra một loạt các quyết định bất ngờ tạo ra những cú sốc mang tính gây chiến và lộ rõ âm mưu toàn cầu của mình. Bước ngoặt lịch sử là vào tháng 8/2015. Khi đó, Ngân hàng Trung ương TQ (PBoC) đã có một quyết định khiến cả thế giới bất ngờ: đưa cơ chế quản lý đồng nhân dân tệ (NDT) sang một trang mới, chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ.
Trong 3 ngày liên tiếp, 11-13/8/2015, PBoC đã 3 lần phá giá, đưa đồng NDT giảm tổng cộng gần 5% xuống mức thấp kỷ lục trong suốt 4 năm.
Nhân dân tệ trở thành một trong 5 đồng tiền dự trữ quốc tế.
Trước đó, Trung Quốc đã liên tục có hàng loạt các động thái thực hiện chiến lược quốc tế hóa đồng NDT như: chọn các trung tâm tài chính như Singapore, Hong Kong, London... làm cứ điểm giao dịch đồng NDT để làm bán đạp chiến lược tấn công vào hầu hết các khu vực, từ ASEAN, châu Âu...
Ngay sau những "nỗ lực" phá giá và quốc tế hóa đồng NDT của Bắc Kinh, cuối 2015, đồng NDT đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế SDR.
Như vậy, cho tới thời điểm này, đồng NDT của Trung Quốc đã đóng vai trò dự trữ quốc tế nhằm duy trì tỷ giá hối đoái, thay vì chỉ có đồng đô la Mỹ (USD), euro, đồng yên Nhật và bảng Anh.
Với sự trì trệ của nền kinh tế Nhật và sự èo uột của kinh tế EU, không loại trừ trong tương lai vai trò của đồng NDT trên thế giới sẽ ngày càng tăng cao. Một số nước, trong đó có Australia, cũng đã tính tới phương án đưa NDT vào dự trự ngoại hối.
Các trung tâm giao dịch NDT như Singapore sẽ giúp Trung Quốc đón lõng các cơ hội đến từ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo thỏa thuận, DN ở một số khu vực tại Trung Quốc có thể phát hành trái phiếu bằng NDT ngay tại Singapore. Đây là một cơ chế mới giúp DN Trung Quốc dễ dàng vào ASEAN.
Cú tấn công vào trung tâm giao dịch vàng ở London vừa qua được đánh giá sẽ giúp Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn trong các giao dịch buôn bán và định giá vàng, thay vì chỉ là nhà sản xuất và tiêu thụ lớn nhất trên thế giới như hiện tại.
Trong khi đó, vụ thâu tóm sàn chứng khoán Chicago sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận với thị trường chứng khoán có trị giá lên tới 22 ngàn tỷ USD của Mỹ. Đây là lo ngại của một nhóm các đại diện nghị sĩ Mỹ gửi tới Bộ Tài chính Mỹ.
M. Hà
Theo NTD
Dụng cụ tra tấn dâm phụ của Trung Hoa cổ đại Thời Trung Quốc cổ đại, quan niệm về sự trung trinh của phụ nữ vô cùng hà khắc. Người bị coi là "dâm phụ" sẽ phải chịu hình phạt vô cùng đau đớn. Theo China, đừng nói tới ngoại tình, người phụ nữ chỉ cười với người lạ khác giới cũng đã bị cho là bất chính. Những người nào ngoại tình sẽ...