Mỹ không tham gia sáng kiến vaccine của WHO
Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ không tham gia một sáng kiến toàn cầu nhằm phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine do WHO dẫn đầu.
Hơn 170 quốc gia đang đàm phán để tham gia Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu Vaccine Covid-19 (Covax) nhằm tăng tốc độ phát triển vaccine, đảm bảo liều lượng cho tất cả quốc gia và phân phối chúng đến những nhóm dân số có nguy cơ cao nhất.
Kế hoạch do WHO, Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Sẵn sàng Đối phó Dịch bệnh và liên minh vaccine Gavi đồng dẫn đầu, được các đồng minh truyền thống của Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Đức và Ủy ban châu Âu ủng hộ.
Một loại vaccine Covid-19 tiềm năng tại phòng thí nghiệm Novavax ở Maryland, Mỹ hồi tháng ba. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Mỹ sẽ không tham gia, một phần vì Nhà Trắng không muốn làm việc với WHO. “Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế để đảm bảo chúng ta sẽ đánh bại loại virus này, nhưng không bị hạn chế bởi các tổ chức đa phương chịu ảnh hưởng bởi WHO mục ruỗng và Trung Quốc”, phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere nói tại Washington ngày 1/9.
Một nguồn tin chính phủ giấu tên cho biết một số quan chức gồm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun đã bày tỏ quan tâm đến Covax nhưng cuối cùng bị bác bỏ ý kiến. Các quan chức khác tin rằng Mỹ đủ có đủ vaccine tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng để họ có thể “đi một mình”.
“Mỹ đang đánh một canh bạc lớn khi thực hiện chiến lược đi một mình”, Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói.
Khi Covid-19 mới bùng phát, Trump ca ngợi Trung Quốc và WHO rằng họ đã xử lý được ổ dịch. Nhưng khi cuộc khủng hoảng ngày càng tăng nhiệt ở Mỹ, ông cáo buộc WHO thông đồng với Trung Quốc, che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại. Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.
Hồi tháng 4, Mỹ tuyên bố ngừng cấp ngân sách cho WHO. Trump hôm 7/7 khởi động quá trình rút Mỹ khỏi WHO và quyết định này sẽ có hiệu lực sau đó một năm.
WHO khuyến cáo cẩn trọng khi phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 đòi hỏi "sự nghiêm túc và đánh giá sâu rộng".
Tuyên bố được WHO đưa ra hôm 31/8 sau khi Mỹ thông báo đang xem xét các "ứng viên" vaccine Covid-19 trong quá trình thử nghiệm. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết sẵn sàng bỏ qua quy trình phê duyệt thông thường để cấp phép cho vaccine Covid-19, miễn là giới chức nước này cho rằng lợi ích từ sản phẩm vượt qua rủi ro.
Các quốc gia đều có quyền phê duyệt thuốc hoặc vaccine mà không cần hoàn thành toàn bộ các khâu thử nghiệm. Tuy nhiên, tiến sĩ Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, nhận định đây "không phải điều đơn giản".
Bà cho rằng điều kiện lý tưởng để chấp thuận một vaccine là có bộ dữ liệu đầy đủ sử dụng để đánh giá chất lượng. Tiếp đến, WHO sẽ xem xét tính an toàn và hiệu quả của các "ứng viên" dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Theo tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của tổ chức, WHO từng cho sử dụng các loại thuốc đang trong quá trình thử nghiệm để chống lại dịch Ebola ở châu Phi. Biện pháp được chứng minh là thành công.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh phương án phân phối vaccine khi chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng có các rủi ro nhất định, đòi hỏi phải theo dõi chuyên sâu về độ an toàn, thu hồi ngay lập tức nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
"Nếu chúng ta tiến quá nhanh, tiêm chủng cho hàng triệu người, một số tác dụng phụ nhất định có thể bị bỏ qua", ông nói.
Vaccine Covid-19 của Nga được phê duyệt khẩn cấp ngày 11/8. Ảnh: Reuters
Ngày 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19. Sản phẩm có tên gọi Sputnik V, được phát triển bởi Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gameleya, dựa trên công nghệ vector, đưa mã gene virus vào cơ thể.
Ngày 24/8, Trung Quốc công bố đã phân phối các "ứng viên" vaccine Covid-19 đang trong quá trình thử nghiệm cho một số nhóm ưu tiên sử dụng kể từ tháng 7.
Đến nay, toàn cầu có hơn 150 loại vaccine đang trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, trong đó 29 "ứng viên" đã bước vào khâu thử nghiệm cuối cùng, trên hàng chục nghìn tình nguyện viên. Các loại vaccine dựa trên nhiều công nghệ khác nhau như vật chất di truyền - RNA (sản phẩm của Moderna), vector (vaccine của Đại học Oxford phối hợp AstraZeneca), vaccine truyền thống (của công ty công nghệ sinh học Trung Quốc SinoVac)...
Hơn 840.000 người chết vì nCoV toàn cầu Toàn cầu ghi nhận hơn 24,8 triệu người nhiễm, hơn 840.000 người chết do nCoV, WHO khuyến cáo xét nghiệm cả những người nghi nhiễm không có triệu chứng. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 24.873.803 ca nhiễm và 840.158 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 288.764 và 5.717 ca sau 24 giờ, trong khi 17.271.084 người đã...