Mỹ không sửa lỗi hạn chế tốc độ của F-35
Thay vì khắc phục tình trạng lớp sơn phủ trên F-35B và F-35C bị phồng khi bay ở vận tốc siêu âm, Mỹ yêu cầu phi công bay chậm hơn.
“Vấn đề xảy ra lúc máy bay được đẩy tới giới hạn, bay ở độ cao hơn 15.000 m với chế độ đốt tăng lực và vận tốc Mach 1,3-1,4 (gấp 1,3-1,4 lần tốc độ âm thanh)”, Văn phòng Dự án F-35 (JPO) cho biết trong thông cáo hôm 24/4.
JPO cho biết nếu phi công F-35B và F-35C bay ở vận tốc siêu âm trong thời gian dài, lớp sơn phủ ở cánh đuôi có thể bị phồng rộp và làm mất khả năng tàng hình của tiêm kích trước radar của đối phương.
Giải pháp được Bộ Hải quân Mỹ, đơn vị vận hành biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B và biến thể tàu sân bay F-35C, là yêu cầu phi công không bay ở vận tốc này. Điều đó đồng nghĩa với việc những chiếc F-35 của hải quân Mỹ khó thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tốc độ siêu âm.
Để khắc phục lỗi này, JPO cần phát triển và thử nghiệm vật liệu phủ mới có thể đáp ứng “thời gian bay siêu âm không giới hạn” nhưng phải đảm bảo trọng lượng và các yêu cầu tàng hình khác. Do quá trình này mất quá nhiều thời gian và chi phí, JPO thông báo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách giới hạn thời gian bay ở tốc độ siêu âm của hai mẫu F-35.
“Báo cáo về lỗi này được đóng theo diện ‘không có kế hoạch sửa chữa’, nghĩa là giá trị của việc sửa dứt điểm lỗi không bù đắp được chi phí bỏ ra để khắc phục”, JPO cho hay.
Video đang HOT
Tiêm kích F-35C bay phía trên khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt trên vịnh Chesapeake, tháng 10/2016. Ảnh: US Navy.
Dù đây là lỗi được xếp ở “loại 1″, mức nghiêm trọng nhất, JPO cho rằng các tiêm kích F-35B và F-35C vẫn có thể thực hiện tất cả nhiệm vụ mà không cần khắc phục lỗi trên.
Các tài liệu do Defense News thu thập được cho thấy ngoài nguy cơ bị phồng lớp sơn phủ ở cánh đuôi, F-35B và F-35C còn có thể bị hư hại nhiều bộ phận khi bay ở tốc độ siêu âm trong thời gian dài, bao gồm khung thân máy bay và hệ thống ăng ten nằm phía sau.
Tuy nhiên, F-35 không cần thường xuyên bay với vận tốc siêu âm trong thời gian dài, mà chỉ bật chế độ đốt tăng lực và bay với tốc độ tối đa trong trường hợp khẩn cấp, chuyên gia quân sự Bryan Clark cho biết.
Clark nói các phi công F-35 sẽ bay siêu âm trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, ví dụ khi phải cắt đuôi tiêm kích đối phương. Chuyên gia cho biết bay siêu âm không phải “tính năng chính của F-35″, cũng không phải yếu tố chủ chốt trong chiến thuật của phi công và có thể làm mất lợi thế tàng hình của tiêm kích.
Đợt thử nghiệm quan trọng của dự án F-35 tại căn cứ Edwards, bang California phải ngừng do lệnh hạn chế ngăn nCoV của giới chức các cấp của Mỹ. Kết quả đợt thử nghiệm này sẽ quyết định liệu tập đoàn Lockheed Martin có thể cho dây chuyền sản xuất F-35 hoạt động hết công suất hay không.
Dù Mỹ đã biên chế nhiều phi đội F-35, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển khi nhiều máy bay vẫn gặp các vấn đề kỹ thuật. Trong báo cáo đánh giá dự án hàng năm được công bố hồi tháng 1, JPO cho biết còn gần 900 lỗi kỹ thuật trên F-35 và chưa có phương án khắc phục.
Mỹ chọn nhà thầu giúp B-21 xuyên thủng phòng thủ Nga
Không quân Mỹ đã chọn Raytheon làm nhà thầu chính chế tạo tên lửa tên lửa hành trình phóng từ máy bay (ALCM) mới LRSO có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Cùng thực hiện chương trình LRSO với Raytheon còn có Tập đoàn Lockheed Martin. Raytheon và Lockheed Martin từng nhận được hợp đồng để phát triển các thiết kế LRSO để Không quân Mỹ lựa chọn.
Cuối cùng, Raytheon đã được chọn làm nhà thầu chính và Lockheed Martin đóng vai trò hỗ trợ để thực hiện chương trình vũ khí thế hệ mới này. Chương trình được thực hiện theo đề xuất ngân sách của Không quân cho năm tài chính 2021.
Theo kế hoạch, LRSO sẽ phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 2030.
Theo kế hoạch, Raytheon sẽ chịu trách nhiệm sản xuất 1.000 tên lửa nhưng không phải tất cả chúng sẽ chứa đầu đạn hạt nhân. "Vũ khí này sẽ cho phép nâng cấp phần Không quân trong bộ ba hạt nhân của chúng ta", người đại diện Không quân Mỹ Heather Wilson nói.
Về thực chất, chương trình LRSO ra đời để thay thế cho tên lửa AGM-86B nhằm chống lại mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tối tân của Nga nhằm "bảo đảm hòa bình thế giới", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ tiết lộ.
Và mặc dù được đánh giá là vũ khí vẫn đảm bảo độ tin cậy, tên lửa AGM-86B không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới phòng không tầm xa với các máy tính tốc độ cao có thể khiến máy bay tàng hình gặp nguy hiểm.
Mẫu ALCM này đã hoạt động quá lâu so với tuổi thọ 10 năm trong thiết kế, cũng như chỉ được phóng từ máy bay B-52. Khác với AGM-86B, LRSO sẽ là vũ khí chủ lực của máy bay tàng hình B-2 và B21 tương lai.
Mỹ hy vọng tên lửa LRSO sẽ là một trong số ít vũ khí xuyên thủng được lớp phòng không công nghệ cao của Nga. Mỹ cần những vũ khí hạt nhân có sức mạnh ngang bằng hoặc vượt qua bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào để bảo đảm khả năng răn đe.
Đây chính là lý do khiến giới lãnh đạo Mỹ cho rằng, LRSO vũ khí không thể thiếu giúp quân đội nước này tìm kiếm lợi thế trước đối thủ. Không quân Mỹ dự kiến triển khai LRSO từ năm 2030.
Đan Nguyên
Cựu hạm trưởng Mỹ không cho cấp dưới ký thư cầu cứu Các sĩ quan tàu sân bay Theodore Roosevelt đề nghị ký vào thư tiết lộ tình trạng khẩn cấp do Covid-19 trên tàu, nhưng hạm trưởng Crozier từ chối. Theo thông tin do tờ NYTimes công bố hôm 12/4, các sĩ quan cấp cao trên tàu sân bay muốn ký vào "thư cầu cứu" dài 4 trang gửi Bộ Hải quân Mỹ và...